Sự thật về clip truy đuổi người đàn ông nhiễm Covid-19 trốn khỏi khu cách ly ở TP.HCM

Công an quận 3, TP.HCM cho biết, thông tin clip đăng tải trên mạng xã hội về việc đuổi bắt người đàn ông trốn khỏi khu cách ly gây xôn xao dư luận là không đúng. Thật ra, các cơ quan chức năng chỉ "hộ tống" đảm bảo an toàn cho người này di chuyển về nhà cách ly.

Công an quận 3, TP.HCM cho biết người đàn ông trong đoạn clip là ông T.V.N. (SN 1965, ngụ hẻm 156 đường Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, quận 3) và sự việc diễn ra vào chiều 12/8.

Theo đó, chiều 12/8, ông N. và một số người dân ở khu vực nơi ông này sinh sống được kiểm tra xét nghiệm Covid-19 thì cho kết quả nhanh dương tính. Sau đó, lực lượng đã đưa ông N. cùng những người này về phường để kiểm tra lại và phân nhóm đưa đi cách ly tập trung hoặc đưa vào bệnh viện dã chiến.

Sự thật về clip truy đuổi người đàn ông nhiễm Covid-19 trốn khỏi khu cách ly ở TP.HCM-1
Thông tin clip đăng tải trên mạng xã hội về việc đuổi bắt người trốn khỏi khu cách ly gây xôn xao dư luận là không đúng

Khi có mặt tại phường, ông N. có trình bày và đề nghị xin về nhà để tự cách ly rồi ông đi bộ về nhà. Quá trình ông N. di chuyển có lực lượng theo để đảm bảo an toàn vì lo sợ ông N. có thể tiếp xúc với người đi đường. Lực lượng cũng phun khử khuẩn đoạn đường ông N. đi bộ về nhà để đảm bảo đúng yêu cầu phòng chống dịch.

Quá trình này, do trạng thái tinh thần của ông N. căng thẳng nên dẫn tới vụ việc như đoạn clip đăng tải trên mạng. Lực lượng đã khuyên can ông N. bình tĩnh trước sự việc. Sau đó, ông N. di chuyển về nhà và được cách ly. Phía công an cùng nhân viên y tế cũng đã giăng dây phong toả chốt trực xung quanh khu vực này để đảm bảo an toàn.

Sự thật về clip truy đuổi người đàn ông nhiễm Covid-19 trốn khỏi khu cách ly ở TP.HCM-2
Hình ảnh vụ việc cắt từ clip đăng tải trên mạng

Trước đó, tối 12/8, mạng xã hội lan truyền thông tin kèm clip gần 6 phút ghi nội dung đuổi bắt người đàn ông trốn khỏi khu cách ly gây xôn xao dư luận. Nội dung các thông tin đăng tải đều cho biết, sự việc diễn ra ở giao lộ đường Cách Mạng Tháng Tám - Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM.

Theo nội dung đoạn clip ghi nhận cảnh 1 nhóm người mặc đồ bảo hộ và không mặc đồ bảo hộ, trong đó có cả CSGT, Công an… vây quanh 1 người đàn ông đội nón. Người đàn ông này di chuyển trên đường, vừa đi vừa nói chuyện điện thoại với ai đó. Sau khi tới góc đường, lực lượng chức năng yêu cầu ông bỏ điện thoại xuống.

Lúc này, người đàn ông không chịu thì 1 người bên ngoài dùng bình xịt dung dịch vào người đàn ông. Người đàn ông vội bỏ chạy về phía trước và tấp vào lề đường trước 1 ngân hàng. Nhiều người mặc đồ bảo hộ có công an đuổi theo và vây xung quanh yêu cầu người đàn ông đứng lại. Đúng lúc này, 1 xe mô tô đặc chủng của CSGT cũng hú còi đuổi theo người đàn ông.

Sự thật về clip vụ việc truy đuổi bắt người đàn ông trốn khỏi khu cách ly ở TP.HCM

Người đàn ông vẫn tiếp tục di chuyển một lúc thì dừng ở 1 căn nhà được cho là nhà của người này.

Lúc này, lực lượng đã tiến hành giăng dây y tế xung quanh căn nhà. Sau đó, người đàn ông ho nhiều rồi khuỵ xuống và được người thân không mặc đồ bảo hộ ra đỡ. Lực lượng cũng yêu cầu người đàn ông trên vào nhà uống thuốc và không ra ngoài để tránh lây lan cho mọi người.

Sau khi đoạn clip được đăng tải lên mạng xã hội nhận được khá nhiều bình luận chia sẻ. Nhiều người cho rằng người trong clip trốn cách ly là không nên khi cả TP.HCM đang nỗ lực chống dịch. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến về thực hư sự việc, cho rằng nếu như truy đuổi thì lực lượng đã khống chế từ ban đầu đoạn clip chứ không để tới khi người đàn ông di chuyển về tận nhà như trong đoạn clip.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị 

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doanhnghieptiepthi.vn/su-that-ve-clip-truy-duoi-nguoi-dan-ong-nhiem-covid-19-tron-khoi-khu-cach-ly-o-tphcm-161211308074003819.htm

Covid-19 TP.HCM

Covid-19


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.