- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Thành phố luôn sát cánh, đồng hành cùng doanh nghiệp
Sáng 14/12, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã chủ trì hội nghị tiếp xúc, đối thoại doanh nghiệp năm 2022. Cùng tham dự hội nghị có các Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải, Nguyễn Mạnh Quyền.
Dự hội nghị còn có lãnh đạo các sở, ngành, đại diện một số ngân hàng thương mại cổ phần, các hiệp hội và 60 lãnh đạo đại diện các doanh nghiệp.
Quang cảnh Hội nghị
Cộng đồng doanh nghiệp có đóng góp to lớn vào sự phát triển của Thành phố
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh cho biết, mới đây, HĐND Thành phố đánh giá, năm 2022, Hà Nội đã đạt được những kết quả tích cực khi đạt 22/22 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội, 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Trong thành công đó có đóng góp to lớn của các doanh nghiệp Hà Nội, các tập đoàn lớn đóng trên địa bàn Thành phố.
“Hà Nội may mắn vì trong đại dịch Covid-19 đã nhận được sự hỗ trợ kịp thời và có trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp; doanh nghiệp lớn thì ủng hộ nhiều, doanh nghiệp nhỏ hơn ủng hộ ít hơn và Hà Nội gần như không phải mua thêm thứ gì để phục vụ nhân dân. Thay mặt Ban Cán sự Đảng Thành phố, các sở, ngành, quận, huyện, thị xã và người dân Thủ đô, tôi ghi nhận, biểu dương, cảm ơn những nỗ lực đóng góp không mệt mỏi của các chủ doanh nghiệp, lãnh đạo các tập đoàn…”, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh.
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh phát biểu khai mạc Hội nghị
Chủ tịch UBND Thành phố mong muốn Hội nghị sẽ được lắng nghe nhiều nhất có thể những phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp. Những vấn đề thuộc thẩm quyền của Thành phố, các sở, ngành, lãnh đạo UBND Thành phố sẽ cùng lắng nghe, chia sẻ, tháo gỡ. Những việc vượt thẩm quyền, Thành phố sẽ tổng hợp báo cáo Chính phủ để có các giải pháp phù hợp, kịp thời hơn để doanh nghiệp đi qua mùa Đông này, gặp nhiều thuận lợi cho mùa Xuân 2023.
Báo cáo tại Hội nghị, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, năm 2022, vượt qua khó khăn, kinh tế Thủ đô đã đạt được những kết quả tích cực. Trong đó, số doanh nghiệp hoạt động trở lại là 8.922 (tăng 2,4%); có khoảng 30.000 doanh nghiệp thành lập mới (tăng 25%); lũy kế số doanh nghiệp đăng ký thành lập trên địa bàn đạt 351.000 doanh nghiệp…
Năm qua, Hà Nội cũng triển khai loạt hoạt động tiếp xúc, đối thoại với doanh nghiệp với 9 sở, ngành, trung tâm xúc tiến đầu tư; ngân hàng nhà nước; hải quan; BQL các khu công nghiệp, chế xuất. Thành phố cũng tiếp tục đẩy mạnh rà soát cải cách thủ tục hành chính trong 10 lĩnh vực.
Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Văn Quân báo cáo tại Hội nghị
Ước đến 31/12/2022, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng cho vay ưu đãi phục vụ sản xuất dự kiến đạt 4.610.721 tỷ đồng (tăng 8,46%) so với năm 2021; Quỹ đầu tư phát triển thành đảng bộ, chính quyền, đã chấp thuận cho vay khoảng 668,18 tỷ đồng cho các lĩnh vực: nhà ở, cụm công nghiệp, năng lượng, giáo dục…
Hà Nội cũng hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; kết nối doanh nghiệp công nghiệp chủ lực với các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính; kích cầu trên các sàn thương mại điện tử; ưu đãi doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ; hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp lữ hành; đẩy nhanh thẩm định phê duyệt hồ sơ các dự án xây dựng; thực hiện giảm thuế, gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp…
Cục trưởng Cục Thuế thành phố Hà Nội Mai Sơn phát biểu tại Hội nghị
Trong năm 2023, Hà Nội đặt ra loạt giải pháp trong tâm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Cụ thể, các hiệp hội doanh nghiệp, các sở, ngành, quận, huyện sẽ tăng cường đối thoại với doanh nghiệp; đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của Thành phố, tháo gỡ về thủ tục nhất là với các dự án đầu tư có sử dụng đất, các dự án chậm triển khai. Tiếp tục chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thành lập mới và tích hợp các dịch vụ tiện ích trong quy trình thực hiện các thủ tục hành chính để doanh nghiệp giảm thời gian, chi phí thực hiện, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi.
Thành phố cũng sẽ tiếp tục đề xuất giãn, hoãn, giảm thực hiện nghĩa vụ thuế; tạo điều kiện tiếp cận vốn vay ưu đãi; tăng cường xúc tiến đầu tư, mở rộng thị trường. Cùng với đó, sẽ xây dựng hoàn thiện khung pháp lý thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của các mô hình kinh doanh dựa trên đổi mới sáng tạo.
Nhiều kiến nghị, đề xuất của cộng đồng doanh nghiệp tới lãnh đạo Thành phố
Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải đã điều hành phần đối thoại, Hội nghị đã nghe 12 ý kiến các hiệp hội và doanh nghiệp với bức tranh toàn cảnh về khó khăn và các vướng mắc, bức xúc hiện nay.
Bối cảnh chung, các doanh nghiệp cho biết đều đang phải gặp nhiều khó khăn về vốn, lãi suất, thị trường, tình trạng dư thừa lao động... Phó Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội Nguyễn Phúc Long chia sẻ: “Doanh nghiệp hiện đang thực sự khát vốn nhưng hầu như không có nguồn vốn giá rẻ, nhiều doanh nghiệp phải kinh doanh với nguồn vốn lãi suất lên tới 15-16%/năm, thậm chí cao hơn! Trong khi đó, chi phí đầu vào như nguyên vật liệu, nhân công… đều tăng cao và còn đứt gãy, dẫn đến hàng hóa sản phẩm khó tiêu thụ, dòng tiền mất cân đối… Việc cắt giảm chi phí, cắt giảm lao động đang diễn ra. Một doanh nghiệp trong Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội đã phải cắt giảm tới 80% lao động…”.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải điều hành phần đối thoại
Các doanh nghiệp kiến nghị cơ quan chức năng có giải pháp cấp bách, trong tháng 12 và đầu tháng 1/2023 để đưa nguồn tín dụng mới mà Ngân hàng Nhà nước nới room đến trúng và đúng đối tượng; ưu tiên các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và ngành nghề thiết yếu, doanh nghiệp có mối liên kết chuỗi cung ứng rộng, triệt để tránh "nước chảy chỗ trũng", nguồn vốn chảy hết vào các "ông lớn".
Ngoài ra, cần điều tiết hoạt động tín dụng ngân hàng một cách phù hợp, tránh để lãi suất leo cao; hỗ trợ khơi thông dòng vốn cho các dự án Bất động sản đang dỡ để hoàn thành tiến độ xây dựng, để giải quyết như cầu nhà ở và bức xúc của dân, tạo thanh khoản cho thị trường bất động sản, thúc đẩy lưu thông cho các ngành nghề kinh kể khác trong giai đoạn cấp bách cuối năm.
Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội Mạc Quốc Anh phát biểu tại Hội nghị
Hỗ trợ thúc đẩy tháo gỡ các vướng mắc pháp lý cho các dự án treo, dự án chậm tiến độ, đình trệ về thủ tục pháp lý dự án, trong đó linh động đẩy nhanh các thủ tục pháp lý cho phép gia hạn dự án, chuyển nhượng các dự án dang dở từ chủ đầu tư thiếu năng lực tài chính cho chủ đầu tư mới có năng lực, để tái cấu trúc thị trường, làm sống dậy các dự án đang gặp khó khăn triển khai, tạo quỹ nhà mới, tháo gỡ khó khăn cho chủ đầu tư; thúc đẩy nhanh quá trình phê duyệt thủ tục pháp lý các dự án sử dụng đất trên địa bàn, đưa các dự án thuộc diện đấu thầu, đầu giả sớm tổ chức đấu thầu đầu giả chọn nhà đầu tư.
Ông Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch Hội doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội (HAMI) đề xuất thành phố có giải pháp hỗ trợ phát triển thị trường mới; đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động; giãn thuế, giảm thuế… Đặc biệt, đại diện các doanh nghiệp cũng phản ánh tình trạng các thủ tục hành chính còn có chỗ chưa thông, kéo dài gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Phó Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội Nguyễn Phúc Long phát biểu tại Hội nghị
Liên quan đến các cụm công nghiệp làng nghề, bà Hà Thị Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và Làng nghề đề nghị Thành phố xem xét lại quy định về chiều cao được xây dựng của các doanh nghiệp ở cụm công nghiệp làng nghề bát tràng để tận dụng chiều cao, ứng dụng thêm khoa học công nghệ; thí điểm triển khai trung tâm đổi mới sáng tạo cho làng Bát Tràng. Các doanh nghiệp cũng mong muốn điều chỉnh, quy hoạch các khu cụm công nghiệp, làng nghề; hướng dẫn quyết toán đầu tư cho đội PCCC cơ sở các khu công nghiệp…
Ông Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch Hội doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội kiến nghị tại buổi đối thoại
Tại buổi đối thoại, một số doanh nghiệp cũng phản ánh khó khăn của đơn vị mình trong việc tiếp cận vốn vay; đề xuất sớm phê duyệt quy hoạch hạ tầng viễn thông; bất cập trong thu tiền sử dụng đất ở khu công nghiệp Sài Đồng B; mở thêm các cụm công nghiệp làng nghề ở Thường Tín.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng tâm huyết, trăn trở, hiến kế cho Thành phố một số cách làm hay trong công tác bảo vệ môi trường, xử lý rác thải...
Thành phố sẽ luôn chia sẻ, sát cánh, đồng hành cùng doanh nghiệp
Tại Hội nghị, lãnh đạo các đơn vị: Sở Tài Nguyên và Môi trường, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Cục Thuế thành phố Hà Nội đã trực tiếp trả lời các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, cũng như cam kết cùng các đơn vị liên quan tháo gỡ ngay. Trong đó, đáng chú ý, Cục Thuế thành phố Hà Nội cho biết, đang tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình doanh nghiệp ngay từ chi phí đầu vào để sớm báo cáo Thành phố trình Chính phủ tiếp tục có những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tiếp tục giãn, giảm thuế…
Theo Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải, quy hoạch hạ tầng cho thương mại và sản xuất là rất quan trọng và mong các doanh nghiệp tham gia cùng góp ý chung vào quy hoạch hạ tầng sản xuất kinh doanh.
Bà Hà Thị Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và Làng nghề kiến nghị tại buổi đối thoại
Phó Chủ tịch UBND Thành phố cho biết thêm, Văn phòng UBND Thành phố đang xây dựng kênh thông tin tiếp nhận ý kiến người dân theo thời gian thực và sẽ thêm một nhánh để ghi nhận phản ánh của doanh nghiệp để lãnh đạo UBND Thành phố kịp thời nắm bắt. Thành phố cũng sẽ xây dựng quy trình rõ ràng từng thủ tục hành chính ở các sở ngành và UBND Thành phố sẽ chủ trì xây dựng quy trình số hóa, liên thông giữa các sở để doanh nghiệp có thể theo dõi, giám sát.
Kết luận buổi đối thoại, làm rõ thêm một số vấn đề trọng điểm, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh cho biết: “Dự kiến ra Tết, Quốc hội sẽ họp phiên bất thường. Đây là dịp tốt để Hà Nội có kiến nghị kịp thời lên Chính phủ, Quốc hội những giải pháp mà nếu tháo gỡ được ngay sẽ tạo tiền đề tốt cho cộng đồng doanh nghiệp trong năm 2023”.
Từ đó, Chủ tịch UBND Thành phố đề nghị các hiệp hội, doanh nghiệp có kiến nghị đề xuất, cụ thể, phân loại theo các nhóm chính sách; các sở, ngành tập hợp lại tất cả các ý kiến của doanh nghiệp và trả lời bằng văn bản với tất cả các ý kiến của doanh nghiệp trong ngày mai (15/12).
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh phát biểu kết luận buổi đối thoại
Về các việc cụ thể, theo Chủ tịch UBND Thành phố, mong mỏi lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là Thành phố phải quyết liệt hơn nữa trong cải cách hành chính, đặc biệt là việc phối hợp giữa các sở, ngành. Đây là vấn đề tồn tại mà chính quyền Thành phố đang nỗ lực giải quyết bằng nhiều cách cụ thể. Tinh thần là phải nỗ lực đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu chính đáng của doanh nghiệp và người dân.
Đối với việc giải ngân để hỗ trợ các doanh nghiệp trong giai đoạn này, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành phố Hà Nội cần bám sát các ngân hàng thương mại trên địa bàn, cụ thể từng phần việc và yêu cầu các ngân hàng phải nỗ lực giải ngân hết room tín dụng được cấp.
Chủ tịch UBND Thành phố khẳng định, Thành phố sẽ luôn chia sẻ, sát cánh, đồng hành cùng doanh nghiệp chứ không đứng ngoài cuộc. Trên cơ sở lắng nghe, thấu hiểu lẫn nhau, Thành phố sẽ có những giải pháp kịp thời, khả thi hơn để hỗ trợ tốt nhất cho cộng đồng doanh nghiệp.
Theo Hanoi.gov.vn
-
Thời sự10 giờ trướcTại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vừa xảy ra vụ việc bé gái 5 tuổi bị chó nuôi của gia đình cắn tử vong thương tâm.
-
Thời sự12 giờ trướcNgày 21/11, lãnh đạo UBND xã Krông Năng (huyện Krông Pa, Gia Lai) xác nhận, có vụ việc một em bé 4 tuổi nghi bị gã đàn ông hàng xóm xâm hại. Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ.
-
Thời sự12 giờ trướcNhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.
-
Thời sự2 ngày trướcTheo người dân sinh sống ở các ngõ 127, 155 Nguyễn Trãi; 126, 144 đường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội), việc dùng barie chặn xe là "cực chẳng đã" để đảm bảo an toàn giao thông.
-
Thời sự2 ngày trướcCơ quan công an đang khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ 2 vợ chồng tử vong nghi bị thiêu sống bằng xăng
-
Thời sự2 ngày trướcSau khi được gia đình gửi tại trường mầm non, bé 4 tuổi được phát hiện cháu đã tử vong dưới hồ nước nhà dân, cách trường không xa.
-
Thời sự3 ngày trướcCơ quan khí tượng dự báo Hà Nội sắp hứng mưa, mưa rào và có thể có dông, trời chuyển lạnh từ đêm nay.
-
Thời sự3 ngày trướcSau cú va chạm với ô tô trên đường đê ở huyện Tiền Hải (Thái Bình), người phụ nữ đi xe máy bị hất văng xuống triền đê tử vong tại chỗ.
-
Thời sự3 ngày trướcNhóm học sinh lớp 8 Trường THCS Hiền Quan rủ nhau đi tắm sông, 5 em bất ngờ bị nước cuốn trôi mất tích.
-
Thời sự3 ngày trướcNguyễn Văn Vĩ quay lại quán nhậu, cầm dao lao vào đâm gục người đàn ông trước sự hoảng loạn của người xung quanh
-
Thời sự4 ngày trướcThi thể 2 học sinh lớp 7 mất tích khi tắm sông đã được tìm thấy và bàn giao cho gia đình để lo hậu sự.
-
Thời sự4 ngày trướcTài xế xe ô tô bán tải vượt ẩu khi qua cầu phao Phong Châu (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) được cơ quan chức năng xác định là ông N.H.H. (45 tuổi, trú tại xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông).
-
Thời sự4 ngày trướcNghe tiếng động mạnh, người dân sống gần khu vực chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TPHCM) chạy ra kiểm tra, phát hiện nam shipper tử vong, xe máy văng xa cách 20m.
-
Thời sự5 ngày trướcTriều cường đạt đỉnh vào chiều 16/11 khiến nhiều tuyến đường vùng trũng thấp ở TP.HCM ngập sâu, nước tràn cả vào nhà ảnh hưởng đến đời sống người dân.