- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Thiếu nữ 15 tuổi ở Hà Nội tìm cách tự sát "vì nghe tiếng nói xui khiến trong đầu"
Thiếu nữ T.H (15 tuổi ở Hà Nội) khi trò chuyện với bác sĩ cho biết trong đầu em thường xuyên nghe tiếng nói sỉ nhục bảo em phải chết. Đồng thời em thấy mình ngày càng vô dụng và là gánh nặng cho bố mẹ. Các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị rối loạn hành vi trầm cảm, yếu tố tiền sử, hành vi tự hủy hoại...
Từ một trẻ bình thường, bỗng trầm cảm, luôn thấy "đám mây đen trong đầu" và có hành vi tự sát
Chia sẻ với báo chí về trường hợp bệnh nhân trên tại Hội thảo Phòng ngừa tự sát ở trẻ vị thành niên, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai diễn ra chiều 7/4, BSCK II Hồ Thu Yến - Viện Sức khỏe Tâm thần cho hay, qua khai thác bệnh sử của bệnh nhân được biết, bệnh nhân là con thứ 2 trong gia đình 4 người con. Tiền sử mẹ mang thai quá trình phát triển thể chất lẫn tâm thần bình thường.
Quá trình học tập từ lớp 1 đến lớp 6, trẻ học lực giỏi, tính tình vui vẻ, hoà đồng. Từ năm học lớp 7, nhà trường thi tuyển lớp chọn, H. thi đỗ và vẫn duy trì được học lực giỏi.
Từ một trẻ bình thường, H. bỗng trầm cảm, luôn thấy "đám mây đen trong đầu" và có hành vi tự sát (Ảnh minh hoạ)
Từ hè năm lớp 8 và lớp 9 do dịch COVID-19 , phải học online nên khối lượng bài vở nhiều hơn, tốc độ giảng bài của giáo viên nhanh hơn, em không theo kịp bài giảng. Vì vậy kết quả các bài thi của H. không tốt, chỉ được điểm khá.
Trước năm lớp 7, H. vẫn có các bạn trong lớp nhưng không có bạn thân. Bạn cùng bàn chỉ nói chuyện với H. khi có 2 người với nhau, còn trước mặt các bạn trong lớp thì xa lánh. Ở lớp, H. hay bị các bạn khác trêu chọc, chê bai (đồ dùng học tập cũ, quần áo, giày dép fake…). H. cũng không tự tin về hình thể bản thân, luôn nghĩ rằng mình béo và xấu (cao 156cm, nặng 53kg).
Từ khi học online, sự tương tác với thầy cô, các bạn ngày càng ít hơn, các bạn không thích chơi với H. khiến em càng chán nản buồn phiền. Thay vào đó, H. kết bạn với bạn trên mạng. Trong giờ học, H. không tập trung học tập, mà chat với bạn trên mạng, xem TikTok.
Do học tập giảm sút, mẹ nhờ cô giáo cho H. đến nhà cô học, các bạn trong lớp biết chuyện đã tẩy chay em. H. có yêu bạn trên mạng, dù chưa gặp mặt, nhưng em tốn rất nhiều thời gian trò chuyện với người yêu.
Khoảng tháng 10/2021, H. càng chán nản, hay khóc lóc và tự bi quan, cảm thấy chán sống, có ý tưởng muốn chết. Bệnh nhân giải tỏa căng thẳng bằng cách dùng mảnh thủy tinh cứa vào cổ tay, chảy máu. Sau khi làm đau bản thân, em thấy dễ chịu. Vào viện tháng 3/2022, H. được đưa đến một bệnh viện và điều trị bằng thuốc chống trầm cảm.
BS Yến cho biết thêm, gia đình bệnh nhân cũng chia sẻ với BS Yến về việc đưa H. đến thăm khám lại cơ sở y tế chuyên khoa nhi. Các bác sĩ đã tư vấn tâm lý 1 tuần/ 1 buổi, nhưng tình trạng trên không thuyên giảm. Cùng thời điểm này bệnh nhân có hồi hộp, run tay...
Đến ngày 21/2, các triệu chứng của bệnh nhân nhiều hơn, H. thường xuyên cứa tay làm đau bản thân, ngủ không sâu giấc, gia đình đưa bệnh nhân đến thăm khám và nhập viện điều trị nội trú tại Viện Sức khoẻ tâm thần với chẩn đoán rối loạn hành vi trầm cảm có yếu tố tiền sử.
Tuy nhiên quá trình điều trị được 13 ngày, bệnh nhân đã mắc COVID-19, nên gia đình xin ra viện về cách ly và điều trị tại nhà. Bệnh nhân uống thuốc theo đơn, các triệu chứng không thuyên giảm nhiều. H. càng thêm lo lắng về việc mình mắc COVID-19 và biểu hiện hậu COVID.
"Triệu chứng rối loạn càng nặng hơn, H. thường xuyên nghe tiếng nói trong đầu sỉ nhục và bảo em phải chết, đồng thời em thấy mình ngày càng vô dụng, hèn kém và là gánh nặng cho bố mẹ. H. được đưa vào viện lần nữa và được chẩn đoán: Hội chứng trầm cảm, yếu tố tiền sử, hành vi tự hủy hoại" - BS Thu Yến kể.
Sau vụ nam sinh THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam tự tử, H. thường xuyên đọc tin tức và cho biết "em thấy đám mây đen quanh đầu", chán nản và khóc nhiều. Lúc này, bạn bè của H. đã thay đổi, từ tẩy chay, quay ra động viên, giúp H. thoải mái, yên tâm điều trị hơn.
Cùng với điều trị của các bác sĩ, hiện H. cảm thấy dễ chịu, cởi mở hơn với người xung quanh, giảm ý định tự sát.
Cần sự phối hợp đa ngành, đa nghề, đa chuyên khoa để chia sẻ, hỗ trợ cho bệnh nhân trầm cảm, có hành vi tự sát
Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần, chia sẻ thêm, trên 98% người muốn tự sát bị rối loạn tâm thần.
1 trường hợp tự sát ảnh hưởng ít nhất đến 6 người khác. Chúng ta phải kết hợp đa ngành, đa nghề, đa chuyên khoa để chia sẻ, hỗ trợ cho bệnh nhân. Đây là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Sự quan tâm của gia đình, nhà trường và bạn bè là chìa khóa giúp các bệnh nhân vượt qua những vấn đề về tâm lý. |
Cũng theo PGS.TS Tuấn, trước đây tại một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản… có làn sóng bắt chước hành vi tự sát. Tức là người bệnh đọc tin tức về các nghệ sĩ tự tử từ đó có hành vi tương tự. Vì vậy việc quản lý thông tin trên mạng cũng là vấn đề chúng ta cần lưu ý.
"Như trường hợp của bệnh nhân H. kể trên, cháu quan tâm và đọc mọi thông tin về trường hợp nam học sinh ở Hà Đông tự tử"- PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn nói.
Ngoài ra, về tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho thanh thiếu niên, không bắt buộc phải là các bác sĩ, chuyên gia, mà phụ huynh, giáo viên cũng cần có kiến thức phát hiện để hỗ trợ cho trẻ về tâm lý, nhận biết các yếu tố nguy cơ từ đó ngăn chặn hành vi trẻ tự sát.
Hiện Viện Sức khỏe Tâm thần cũng thành lập số hotline tư vấn, hỗ trợ nhằm ngăn ngừa trẻ có hành vi tự sát. Số điện thoại 0984.104.115 sẽ hoạt động từ 7h30 - 22h hàng ngày.
Theo SỨC KHỎE & ĐỜI SỐNG
-
Thời sự2 giờ trướcCảnh sát cho biết nghi phạm có quan hệ tình cảm với nạn nhân. Cơ quan điều tra đang theo dõi tình hình sức khỏe người này để lấy lời khai.
-
Thời sự2 giờ trướcTrận mưa kéo dài từ đêm qua đến sáng 12/8 vẫn chưa ngớt khiến trung tâm thủ đô bị ngập sâu. Người dân ra đường phải đánh vật với giao thông.
-
Thời sự3 giờ trướcSáng 11/8, tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dành cho cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý năm 2022 (lớp thứ 2).
-
Thời sự3 giờ trướcCơ quan công an đã có thông tin ban đầu về vụ việc cô gái trẻ không mảnh vải che thân đi bộ dưới lòng đường Nguyễn Trãi trong đêm 9/8.
-
Thời sự4 giờ trướcSau khi tổng kết lớp, các đối tượng đã rủ nhau đi hát karaoke rồi nảy sinh mâu thuẫn với nhóm bạn cùng trường, hai nhóm đã dùng nhiều hung khí hỗn chiến, gây náo loạn.
-
Thời sự4 giờ trướcLiên quan vụ đâm chết người tình trên phố Hàng Bài (Hà Nội), nghi phạm được xác định đang có vợ, con và làm nghề bán chim.
-
Thời sự5 giờ trướcNgày 11/8, Công an quận Liên Chiểu (TP Đà Nẵng) đang điều tra, xác minh nguyên nhân vụ phóng hỏa xảy ra tại phường Hòa Minh.
-
Thời sự18 giờ trướcÔng Hồ Hoàng Hùng, cha nữ sinh lớp 12 bị tông chết vào sáng 28-6 rồi bị gán có nồng độ cồn cao trong máu, nói rằng ông tin pháp luật rất nghiêm minh, không để cho con ông bị oan.
-
Thời sự21 giờ trướcThiếu tá Hoàng Văn Minh, người cầm lái ô tô tông tử vong nữ sinh lớp 12 tại TP Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận đã bị khởi tố, bắt tạm giam 3 tháng để điều tra.
-
Thời sự21 giờ trướcSau khi sát hại người phụ nữ, nghi phạm dùng dao tự đâm bản thân để tự sát, nhưng được người dân xung quanh ngăn cản.
-
Thời sự21 giờ trướcCô gái câm điếc bị mất tích 17 ngày qua được xác định trên đường đi xem phim bị giật điện thoại, bị thương được đưa vào bệnh viện. Do thấy cô gái không có người thân, một người phụ nữ ở Long An thương tình đưa về nhà dưỡng bệnh…
-
Thời sự22 giờ trướcCông an quận Hoàn Kiếm đang điều tra vụ nghi án xảy ra tại phố Hàng Bài, đoạn gần hồ Gươm.
-
Thời sự22 giờ trướcNgười đàn ông bỏ lại xe Audi A6, nhảy xuống cầu Nhật Tân tự tử là người kinh doanh ô tô có tiếng trên địa bàn Hà Nội.
-
Thời sự22 giờ trướcHành vi giết người của cựu tu sĩ rất dã man, khiến nhiều người bức xúc, lên án.