Lúc 13h giờ chiều nay (2/01), vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 9,2 độ Vĩ Bắc; 120,8 độ Kinh Đông, cách miền Trung đảo Pa-la-oan (philippines) khoảng 240km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9.
Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển nhanh theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 30-35km, khoảng tối nay sẽ đi vào Biển Đông.
Đến 1 giờ rạng sáng ngày mai 3/01, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 9,6 độ Vĩ Bắc; 117,4 Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 380km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9.
Áp thấp nhiệt đới trên ảnh mây vệ tinh
Trong những giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 30-35km và có khả năng mạnh lên thành bão.
Đến 13 giờ chiều mai 3/01, vị trí tâm bão ở vào khoảng 10,5 độ Vĩ Bắc; 114,0 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 110km về phía Nam Tây Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 12 đến 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên) từ vĩ tuyến 8,0 đến 12,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 112,0 độ Kinh Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 25km.
Cũng theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, áp thấp nhiệt đới sau mạnh thành bão số 1 này có thể ảnh hưởng đến đất liền nước ta, khu vực bị ảnh hưởng từ Nam Trung Bộ đến Nam Bộ.
Để ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, sáng nay 2/1, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai - Văn phòng Uỷ ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn, có công điện gửi các bộ, ngành và các địa phương ven biển, từ Đà Nẵng đến Kiên Giang, yêu cầu: Thường xuyên cập nhật thông tin, thông báo kịp thời cho các chủ phương tiện, thuyền trưởng các tàu tuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm.
Cảnh báo ngập ở TP HCM, Cần Thơ, Vĩnh Long do triều cường Hiện nay, mực nước sông Cửu Long và sông Sài Gòn đang lên theo kỳ triều cường. Mực nước cao nhất ngày 31-12-2017, trên sông Tiền tại trạm Tân Châu 1,79 m; trên sông Hậu tại Châu Đốc 1,87 m; trên sông Sài Gòn tại trạm Phú An 1,43 m (trên báo động 2 là 0,03 m). Cảnh báo, trong những ngày tới, mực nước sông Cửu Long, sông Sài Gòn tiếp tục lên theo triều và có khả năng đạt mức cao nhất vào ngày 3 và 4-1-2018, mực nước trên sông Tiền tại Tân Châu ở mức 1,96 m, trên sông Hậu tại Châu Đốc ở mức 2,02 m; tại các trạm chính hạ lưu sông Cửu Long lên mức báo động 1 – báo động 2, có nơi trên báo động 2. Trên sông Sài Gòn tại Phú An có khả năng lên trên báo động 3 từ 0,1-0,2 m (thời gian xuất hiện đỉnh triều hàng ngày từ 5-7 giờ và từ 18-20 giờ). Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt ở các vùng trũng thấp, sạt lở đê bao vùng ven sông và triều cường gây ngập lụt sâu ở các vùng trũng thấp thuộc khu vực TP HCM, Cần Thơ, Vĩnh Long. |