- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Trương Mỹ Lan đòi SCB trả tiền thuê nhà để khắc phục hậu quả
Theo Trương Mỹ Lan, tòa 19 Nguyễn Huệ (Quận 1, TP.HCM) - SCB thuê làm hội sở đã hơn 1 năm chưa trả tiền nên đề nghị HĐXX xem xét thu hồi tiền để khắc phục hậu quả.
Ngày 20/3, TAND TP.HCM tiếp tục xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng 85 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các tổ chức có liên quan.
Sau khi các luật sư bào chữa cho Trương Mỹ Lan, bị cáo tự bào chữa bổ sung.
Trương Mỹ Lan xin HĐXX xem xét thu hồi tiền thuê tòa nhà ở 19 Nguyễn Huệ (Quận 1) - hội sở SCB - để khắc phục hậu quả trong vụ án.
Theo bị cáo Lan, đây là căn nhà mà mẹ bà mua cho con gái bà, sau này cho SCB thuê lại để lấy tiền trùng tu căn nhà cổ ở 112 Võ Văn Tần (Quận 3). Tuy nhiên, hơn một năm nay SCB nợ tiền thuê nhà chưa trả.
“Tôi đề nghị SCB trả tiền thuê nhà, hơn một năm nay SCB không chịu trả tiền thuê nhà cho con tôi, con tôi rất bế tắc", bị cáo Lan nói.
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên toà sáng nay. (Ảnh: Cao Thăng)
Trương Mỹ Lan cho rằng trong phần luận tội, đại diện VKS cho rằng mình quanh co chối tội khiến bản thân rất đau xót và nói mình không quanh co chối tội.
"Sau khi bị bắt, tôi biết có thêm hơn 50 người của SCB cũng bị bắt. Tôi thấy mình có một phần trách nhiệm vì các cán bộ ở SCB họ vô tình vi phạm quy định. Tôi đã làm đơn tình nguyện nhận một phần trách nhiệm, chịu tội cùng nhân viên SCB, tôi không quanh co”, Trương Mỹ Lan nói và cho rằng đã tự nguyện làm đơn bán hết tài sản để khắc phục hậu quả.
Bị cáo Lan nói tiếp, trong giai đoạn bị tạm giam "trái tim vẫn rỉ máu, trăn trở làm sao để cho người mang tiền vào SCB, để SCB hoạt động bình thường".
Trương Mỹ Lan cũng nhiều lần nhắc lại việc có nhiều nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức, tập đoàn tài chính nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam để hợp tác với mình để tái cấu trúc SCB. Tuy nhiên, việc bà bị bắt đã ảnh hưởng đến quá trình này.
Khi nói đến đây, Chủ toạ cắt ngang bị cáo và nhấn mạnh, nếu có tỷ phú hay tập đoàn tài chính nào muốn mang tiền cho SCB thì HĐXX sẽ tạo điều kiện gặp bị cáo ngay tại trại giam, tạo điều kiện hết sức.
"Bị cáo phải nói là nhà đầu tư nước ngoài nào và có thể thông qua luật sư làm đơn gửi HĐXX xem xét chứ không thể nói chung chung", Chủ toạ nói.
Tiếp đến, Trương Mỹ Lan cho rằng, bị cáo và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát chưa bao giờ liên quan đến SCB. Bà Lan cho rằng, bà dùng mọi sức lực, tài chính để tái cơ cấu SCB, đồng thời đề nghị HĐXX xem xét lại thiệt hại của vụ án, kết quả giám định lại của Công ty thẩm định giá Hoàng Quân để xác định giá trị thật tài sản đảm bảo.
Bị cáo Lan cũng đề nghị HĐXX xem xét lại, vì cáo trạng xác định SCB là công cụ tài chính của bà là không đúng. Ví dụ các bị cáo như Hồ Bửu Phương, Đặng Phương Hoài Tâm, Nguyễn Phương Anh là người làm cho Vạn Thịnh Phát chứ không phải làm việc cho SCB.
Trong phần luận tội hôm qua (19/3), vị đại diện VKSND cho rằng, tại tòa, bị cáo Trương Mỹ Lan không tỏ ra ăn năn hối lỗi, khai báo quanh co, không thừa nhận hành vi phạm tội. Ngoài ra, bị cáo Lan còn đổ lỗi cho nhân viên, các bị cáo tại SCB; hậu quả vụ án đặc biệt nghiêm trọng, không có khả năng thu hồi.
Do đó, đại diện VKSND cho rằng cần loại bỏ bị cáo Trương Mỹ Lan ra khỏi xã hội vĩnh viễn.
Theo vị đại diện VKS, trong những ngày thẩm vấn đã chứng minh được Trương Mỹ Lan lợi dụng việc tái cơ cấu ngân hàng, sau khi hợp nhất 3 ngân hàng từng bước nắm giữ cổ phần của SCB (91,5%) sử dụng SCB như công cụ tài chính, rút tiền SCB; bố trí nhân thân tín của mình vào các vị trí chủ chốt tại SCB. Trương Mỹ Lan đã sử dụng SCB là công cụ tài chính để phục vụ cho lợi ích của mình.
Trương Mỹ Lan còn chỉ đạo thành lập các công ty “ma”; thông đồng với các công ty thẩm định giá nâng khống giá trị tài sản đảm bảo; chỉ đạo tạo lập số lượng lớn hồ sơ vay vốn khống tại SCB; mua chuộc, tác động người có chức vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước để che giấu sai phạm tại SCB.
Ngoài ra, Trương Mỹ Lan còn câu kết với các chủ sở hữu, đại diện theo pháp luật các công ty có liên quan để tạo lập khoản vay, cùng sử dụng, chiếm đoạt tiền của SCB.
Bị cáo này còn thông đồng, câu kết với các công ty thẩm định giá để cấp Chứng thư nâng khống giá trị tài sản bảo đảm; không hoàn thiện thủ tục thể chấp, không đăng ký giao dịch bảo đảm để hoán đổi tài sản bảo đảm; lập phương án rút tiền, cắt đứt dòng tiền sau khi giải ngân; bán nợ xấu, cấn trừ nợ để giảm dư nợ tín dụng và tỷ lệ nợ xấu; mua chuộc cán bộ, lãnh đạo tại các cơ quan chức năng để bưng bít, che giấu thông tin sai phạm.
"Bị cáo Trương Mỹ Lan là người chủ mưu, cầm đầu gây ra hậu quả gây ra trong vụ án đặc biệt lớn là hơn 498.000 tỷ đồng (sau khi trừ đi các tài sản đảm bảo đã được Công ty định giá Hoàng Quân định giá)", vị đại diện VKS nói.
Trong đó Trương Mỹ Lan và đồng phạm vi phạm quy định cho vay, gây thiệt hại hơn 64.000 tỷ đồng; tham ô tài sản, chiếm đoạt của SCB hơn 304.000 tỷ đồng tiền gốc, hơn 129.000 tỷ đồng lãi phát sinh. Thiệt hại trên, theo VKS đã tính theo nguyên tắc có lợi cho Trương Mỹ Lan và đồng phạm.
Ngoài ra, Trương Mỹ Lan còn gặp gỡ bàn bạc và chỉ đạo Võ Tấn Hoàng Văn đưa hối lộ cho Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II) 5,2 triệu USD, tặng quà, tiền cho các các thành viên khác trong đoàn thanh tra để che dấu thực trạng yếu kém của SCB để không đưa SCB vào kiểm soát đặc biệt.
Dù bị cáo Lan không thừa nhận chỉ đạo Võ Tấn Hoàng Văn gặp, đưa tiền cho Đỗ Thị Nhàn nhưng căn cứ lời khai của bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn, tài liệu chứng cứ, dữ liệu điện tử, cho thấy Trương Mỹ Lan là người chỉ đạo Văn gặp, đưa hối lộ cho bị cáo Đỗ Thị Nhàn.
"Từ đó có đủ căn cứ để xác định bị cáo Trương Mỹ Lan đã phạm vào tội Đưa hối lộ", VKS phân tích.
Vị đại diện VKS cũng nêu, Trương Mỹ Lan có tình tiết giảm nhẹ là tích cực tham gia từ thiện. Đặc biệt trong giai đoạn phòng chống COVID-19, được bằng khen của Chủ tịch nước và bằng khen của nhiều cơ quan chức năng khác; bị cáo tự nguyện dùng tài sản khắc phục hậu quả.
Tuy nhiên, VKS cũng phân tích Trương Mỹ Lan cố ý phạm tội trong thời gian dài, sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi thực hiện phạm tội, phạm tội có tổ chức, 2 lần trở lên, đây là những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Đại diện VKSND TP.HCM đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) 20 năm tù về tội Đưa hối lộ, 19 - 20 năm tù về tội Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và tử hình về tội Tham ô tài sản. Tổng hình phạt chung là tử hình.
Về trách nhiệm dân sự, VKS đề nghị buộc bị cáo Trương Mỹ Lan bồi thường toàn bộ hậu quả thiệt hại do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra là 677.286 tỷ đồng và số lãi phát sinh của hậu quả thiệt hại này theo quy định pháp luật.
Theo VTC News
-
Mưa lũ lớn ở miền BắcThời sự5 giờ trướcChiều nay (13/9) Sở GTVT Hà Nội có thông báo bỏ kế hoạch cấm người và phương tiện trên cầu Long Biên, cầu Đuống, khôi phục lại giao thông như trước khi xảy ra mưa ngập do bão số 3.
-
Thời sự5 giờ trướcChị T.C.E bị một xe cứu thương kéo lê dưới gầm hơn 100 mét, may mắn không tử vong.
-
Thời sự6 giờ trướcLũ lên nhanh khiến làng gồm Bát Tràng (Hà Nội) bị bủa vây trong nước lũ, việc kinh doanh bị ảnh hưởng, tiểu thương lặng người vì sau một đêm mất cả trăm triệu.
-
Mưa lũ lớn ở miền BắcThời sự9 giờ trướcBan Chỉ huy PCTT&TKCN TP. Hà Nội đã rút Lệnh báo động lũ cấp 2 trên sông Hồng và sông Đuống trong đêm.
-
Thời sự10 giờ trướcNSND Tống Toàn Thắng, Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam, hiện đang công tác nước ngoài nhưng rất bức xúc vì trên mạng lan truyền hình ảnh sao kê đơn vị ủng hộ đồng bào bão lũ chỉ 10.000 đồng.
-
Thời sự10 giờ trướcBộ Thông tin và truyền thông chỉ đạo các Sở Thông tin và truyền thông phối hợp với lực lượng công an địa phương tiến hành truy tìm, xử lý ngay những đối tượng lợi dụng tình hình mưa lũ để đăng tin giả câu like, câu view, gây hoang mang dư luận.
-
Thời sự12 giờ trướcThiếu tá Tăng Bá Hưng (quê Hải Dương) đã gặp nạn và không qua khỏi khi hỗ trợ nhân dân huyện An Lão (Hải Phòng) khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra.
-
Thời sự22 giờ trướcThông báo mới nhất của TAND TPHCM liên quan đến đương sự, bị hại trong vụ án bà Trương Mỹ Lan, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
-
Thời sự23 giờ trướcMột năm sau vụ cháy chung cư mini, chị Lê Thị Thời - người sống sót sau thảm hoạ dần ổn định sức khoẻ, sắp trở lại công việc kế toán.
-
Thời sự23 giờ trướcKhi phát hiện nguy cơ sạt lở trên địa bàn, một trưởng thôn ở Lào Cai đã vận động 115 người dân dời thôn, di chuyển lên một điểm an toàn để dựng lều tránh trú.
-
Mưa lũ lớn ở miền BắcThời sự23 giờ trướcTính đến 20h ngày 12/9, bão số 3, mưa lũ và sạt lở đất đã khiến 336 người chết, mất tích tại các tỉnh phía Bắc.
-
Thời sự23 giờ trướcTrung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra cảnh báo giông, tố, lốc, sét, mưa đá và mưa lớn cục bộ trong khu vực nội thành Hà Nội trong các giờ tới.
-
Thời sự1 ngày trướcNgày 12/9, trên các tuyến phố của Hà Nội, lực lượng chức năng đã huy động các nguồn lực xử lý cây xanh, thu dọn cây cối ảnh hưởng đến giao thông.
-
Thời sự1 ngày trướcChương trình cứ mỗi 1 ly nước bán sẽ trích 1.000 đồng để ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Bắc của thương hiệu đồ uống Katinat bị cộng đồng mạng phản ứng dữ dội. Ngay sau đó, thương hiệu này đã xin lỗi và thông báo đã góp trực tiếp 1 tỷ đồng.