- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Túi đồ cô gái để trước nhà vệ sinh ở Hà Nội khiến nữ công nhân run sợ
"Hôm đó, có một cô gửi túi đồ to lắm. Lúc ở nhà vệ sinh ra, cô ấy đi thẳng luôn. Đến gần tối không thấy cô ấy quay lại, tôi cũng chẳng dám mở túi ra xem nhưng thấy run lắm", bà Ánh kể.
Làm... sạch cho đời
Làm công nhân vệ sinh môi trường từ năm 22 tuổi, bà Nguyễn Ngọc Ánh (60 tuổi, Hà Nội) luôn tâm niệm một điều, làm nghề là phải yêu, hết mình với nghề. Công việc vất vả là thế nhưng ngày mưa cũng như nắng, ngày đông cũng như hè, bà Ánh chưa từng đi muộn, chỉ nghỉ khi có việc thực sự cần thiết hoặc bị ốm đau.
Gần 10 năm bà Ánh gắn bó với công việc dọn dẹp nhà vệ sinh công cộng ở phố Lê Thạch
Sau nhiều năm làm lao công, cách đây 10 năm, bà Ánh chuyển sang trông coi nhà vệ sinh công cộng trên phố Lê Thạch (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Công việc ở đây được chia làm 2 ca, từ 6h đến 14h và 14h đến 22h.
Hiện bà Ánh phụ trách ca sáng từ 6h đến 14h. Tùy vào tình hình sức khỏe, công việc, bà và người cùng phụ trách có thể đổi ca cho nhau.
Nhà vệ sinh công cộng chia hai buồng sạch sẽ, được bà Ánh dọn dẹp hàng ngày
Chiếc nhà vệ sinh nhỏ, chia hai ngăn được bà lau dọn sạch sẽ chẳng khác nhà vệ sinh gia đình. Tiếp chuyện PV nhưng một lúc bà lại đứng dậy vì có người vừa ra khỏi. “Cứ một người vào là tôi lại vội đứng lên, dội nước. Tôi phải làm ngay như vậy để người sau vào đỡ hôi và nhà vệ sinh cũng không bị ám mùi. Mình ngồi ở đây cả ngày, để nhà vệ sinh bốc mùi thì không chỉ người sử dụng mà mình cũng phải hứng chịu nhiều”, bà cho hay.
Bà Liên trông coi nhà vệ sinh công cộng tại ngã tư Lê Duẩn - Nguyễn Thái Học
Không chỉ bà Ánh, bà Phí Thị Liên (65 tuổi), hiện phụ trách trông coi nhà vệ sinh công cộng tại ngã tư Lê Duẩn - Nguyễn Thái Học, phường Cửa Nam (Hoàn Kiếm) cũng là người hết lòng tâm huyết với công việc.
Ở tuổi 65, lẽ ra bà Liên ở nhà nghỉ ngơi nhưng vì yêu nghề, bà quyết định đi làm thêm để khuây khỏa tuổi già. Tiếp quản trông coi nhà vệ sinh này chưa lâu nhưng bà cũng trải qua nhiều câu chuyện vui buồn tại đây.
"Sáng nào tôi cũng mở cửa nhà vệ sinh từ 6h, đến 22h thì đóng cửa. Những người sử dụng hầu hết là xe ôm, khách du lịch, người lao động tự do... Ở đây có nhiều kiểu người lắm. Có nhiều người rất lịch sự, nhà vệ sinh miễn phí nhưng vẫn trả tiền hoặc cho tôi đồ. Tất nhiên là tôi không nhận và chỉ cảm ơn tấm lòng của họ. Nhưng cũng có một số người ý thức kém, vào đi vệ sinh không chịu dội nước, giấy bày bẩn ra sàn. Mình nhắc thì họ còn quát lại. Nói chung mỗi nghề mỗi kiểu, mình chấp nhận và làm đúng trách nhiệm thôi".
Nhà vệ sinh công cộng (tầng 1) nằm ngay mặt đường ngã tư Lê Duẩn - Nguyễn Thái Học
Bà Liên cho biết, nhà vệ sinh công cộng này có từ rất lâu đời. Đây có lẽ là nhà vệ sinh công cộng đặc biệt nhất ở Hà Nội vì nằm ngay trên 'khu đất vàng', diện tích khá rộng.
"Mỗi ngày tôi phải dội nước, lau quét dọn 3-4 lần cho hết mùi thì thôi. Mỗi người mỗi kiểu, họ có ý thức thì mình mừng, họ không có thì mình chịu vất vả thêm thôi. Công việc của mình, cho mình thu nhập nữa nên phải làm hết sức", bà Liên chia sẻ.
Một ngày bà Liên dọn rửa 4-5 lần
Vị khách… 'dùng' thử
“Trong suy nghĩ nhiều người, nhà vệ sinh công cộng là nơi không được sạch sẽ nên dù có muốn họ cũng ngại sử dụng. Vậy mới có trường hợp, vài người đi qua nhà vệ sinh công cộng này, muốn đi vệ sinh nhưng không dám vào. Sau một lần ‘liều’ dùng thử, họ thấy sạch sẽ quá nên vội ra gọi bạn bè đến. Lúc về, ai cũng khen nhà vệ sinh sạch và cảm ơn tôi. Tôi cũng thấy vui, ấm áp trong lòng”, bà Ánh kể chuyện của 2 tháng trước.
Bà Ánh tâm niệm, là công việc của mình thì mình phải làm hết sức, hết tâm. Xưa nay nhiều người ác cảm với nhà vệ sinh công cộng, cho rằng đó là nơi không sạch sẽ nhưng chính bà là một trong những người thay đổi suy nghĩ của họ. Ai bước vào trong cũng cảm thấy hài lòng. Họ luôn nở nụ cười tươi với bà Ánh như để thay một lời cảm ơn. Cũng vì nhà vệ sinh sạch sẽ, thơm tho mà ý thức của mọi người được nâng cao hơn, ai cũng giữ gìn vệ sinh chung.
"Lúc nào tôi cũng tự hào về công việc của mình"
Gần 10 năm gắn bó với chiếc nhà vệ sinh công cộng ở phố Lê Thạch, bà Ánh luôn được mọi người yêu quý. Những người ở quanh khu phố đã quá quen thuộc với hình ảnh người phụ nữ tuổi 60 nhưng lúc nào cũng rạng rỡ, vui vẻ, say mê với công việc của mình.
Ở đây, không ít lần bà trở thành “người trông đồ bất đắc dĩ”: “Nhiều người đi vệ sinh gửi đồ ở bàn rồi quên luôn. Có người gửi túi xách, có người gửi điện thoại. Ai quên, tôi đều giữ, đợi họ quay lại lấy. Tôi tuyệt nhiên không động vào đồ đạc của họ”.
Có một kỉ niệm khiến bà Ánh nhớ mãi đó là chuyện một vị khách để quên đồ: "Chuyện để quên đồ là thường xuyên vì nhiều người gửi đồ ở bàn rồi vào đi nhà vệ sinh lắm. Nhưng hôm đó, tôi làm ca tối, có một cô gửi túi đồ to lắm. Lúc đi vệ sinh ra, cô ấy đi thẳng luôn, tôi cũng quên không nhắc. Đến gần tối không thấy cô ấy quay lại, tôi cũng chẳng dám mở túi của người khác ra nên cứ để nguyên đó.
Nhưng tôi cũng thấy run run vì sợ nhỡ là đồ gì thì mình lại oan. Định bụng sẽ mang gửi công an để họ giữ nhưng rồi tôi cố đợi thêm. Khoảng 23h, qua giờ đóng cửa nhà vệ sinh (giờ đóng cửa là 22h) thì tôi thấy cô ấy hớt hải chạy đến, cảm ơn tôi rối rít. Cô gái còn cho tôi tiền nhưng tôi không nhận. Sau đó cô ấy mang túi đồ đi. Bên trong toàn là quần áo đi chụp ảnh. Thế mà tôi hết hồn".
Cũng có lúc bà cảm thấy căng thẳng bởi một số đối tượng nghiện ngập vào sử dụng nhà vệ sinh rồi mượn chỗ tiêm chích.
“Mấy năm trước, thi thoảng có vài cậu thanh niên nghiện vào đó chích hút. Lúc họ ra, tôi vào dọn thì mới phát hiện. Cậu nào mình biết hoặc nhận diện được thì lần sau đến, tôi sẽ dọa, không cho vào. Thấy tôi cứng rắn, dọa báo công an, mấy cậu ấy cũng bỏ đi, không dám bén mảng. Còn bây giờ chuyện đó hầu như không còn”, bà nói.
Dịp lễ, Tết, bà Ánh càng bận hơn vì nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh công cộng cao hơn. Cuối tuần bà cũng không nghỉ. Bà cho rằng với việc phân ca như hiện tại thì làm cả tuần, cả ngày lễ, Tết cũng khá hợp lý, bà vẫn có thời gian được nghỉ ngơi.
Bà Ánh coi đây như nhà vệ sinh gia đình, dọn dẹp bằng cái tâm của "chủ nhà" nên lúc nào sàn cũng sạch bóng
Nhiều năm làm công tác vệ sinh môi trường, gần 10 năm làm việc dọn dẹp, trông coi nhà vệ sinh công cộng, người phụ nữ 60 tuổi chưa bao giờ hết tự hào: “Tôi không biết người khác nghĩ về công việc của mình như thế nào. Nhưng với tôi, công việc nào mang lại thu nhập cho mình, giúp mình có đồng lương để mưu sinh thì mình phải trân trọng, yêu quý và làm hết cái tâm. Đây không chỉ là công việc mà còn là một phần trách nhiệm của người làm trong công tác vệ sinh môi trường nhiều năm như tôi”.
Với thu nhập hiện tại, bà Ánh có thể trang trải cuộc sống, tích cóp để lo sức khỏe tuổi già, không cần phụ thuộc con cái. Những ngày lễ, Tết, bà cũng nhận chế độ thưởng như người khác nên cảm thấy rất thoải mái.
Ở tuổi xế chiều, cả bà Ánh, bà Liên đều có thể chọn nghỉ ngơi bên con cháu. Nhưng vì yêu nghề, vì muốn tuổi già được có ý nghĩa hơn, họ vẫn chọn lao động, đóng góp sức mình cho môi trường xanh, sạch, đẹp.
“Con cái cũng bảo mẹ nghỉ ngơi nhưng tôi thấy mình còn sức khỏe thì vẫn tiếp tục lao động được. Đây cũng là công việc gắn bó suốt đời mình nên 'không làm tôi thấy nhớ lắm'. Đến khi nào cảm thấy sức khỏe không còn đảm bảo thì mình nghỉ thôi”, bà Ánh bộc bạch.
Theo Vietnamnet
-
Thời sự14 giờ trướcTại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vừa xảy ra vụ việc bé gái 5 tuổi bị chó nuôi của gia đình cắn tử vong thương tâm.
-
Thời sự16 giờ trướcNgày 21/11, lãnh đạo UBND xã Krông Năng (huyện Krông Pa, Gia Lai) xác nhận, có vụ việc một em bé 4 tuổi nghi bị gã đàn ông hàng xóm xâm hại. Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ.
-
Thời sự16 giờ trướcNhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.
-
Thời sự2 ngày trướcTheo người dân sinh sống ở các ngõ 127, 155 Nguyễn Trãi; 126, 144 đường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội), việc dùng barie chặn xe là "cực chẳng đã" để đảm bảo an toàn giao thông.
-
Thời sự2 ngày trướcCơ quan công an đang khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ 2 vợ chồng tử vong nghi bị thiêu sống bằng xăng
-
Thời sự2 ngày trướcSau khi được gia đình gửi tại trường mầm non, bé 4 tuổi được phát hiện cháu đã tử vong dưới hồ nước nhà dân, cách trường không xa.
-
Thời sự3 ngày trướcCơ quan khí tượng dự báo Hà Nội sắp hứng mưa, mưa rào và có thể có dông, trời chuyển lạnh từ đêm nay.
-
Thời sự3 ngày trướcSau cú va chạm với ô tô trên đường đê ở huyện Tiền Hải (Thái Bình), người phụ nữ đi xe máy bị hất văng xuống triền đê tử vong tại chỗ.
-
Thời sự3 ngày trướcNhóm học sinh lớp 8 Trường THCS Hiền Quan rủ nhau đi tắm sông, 5 em bất ngờ bị nước cuốn trôi mất tích.
-
Thời sự3 ngày trướcNguyễn Văn Vĩ quay lại quán nhậu, cầm dao lao vào đâm gục người đàn ông trước sự hoảng loạn của người xung quanh
-
Thời sự4 ngày trướcThi thể 2 học sinh lớp 7 mất tích khi tắm sông đã được tìm thấy và bàn giao cho gia đình để lo hậu sự.
-
Thời sự4 ngày trướcTài xế xe ô tô bán tải vượt ẩu khi qua cầu phao Phong Châu (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) được cơ quan chức năng xác định là ông N.H.H. (45 tuổi, trú tại xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông).
-
Thời sự4 ngày trướcNghe tiếng động mạnh, người dân sống gần khu vực chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TPHCM) chạy ra kiểm tra, phát hiện nam shipper tử vong, xe máy văng xa cách 20m.
-
Thời sự5 ngày trướcTriều cường đạt đỉnh vào chiều 16/11 khiến nhiều tuyến đường vùng trũng thấp ở TP.HCM ngập sâu, nước tràn cả vào nhà ảnh hưởng đến đời sống người dân.