- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Về nhà mới chừng nửa năm, người con gái đầu đã tái giá mang 4 đứa cháu ngoại về gửi vợ chồng chú trông nom giúp. Cô Phước (45 tuổi) – vợ chú tâm sự: “Tôi có 7 người con nhưng đứa nào cũng khổ, không nhờ vả gì được. Con bé Mai lấy chồng có 4 mặt con. Khi nó mang thai đứa thứ 4 thì vợ chồng bỏ nhau. Thằng chồng không đoái hoài đến lũ nhỏ, nó thất nghiệp nên về ngoại sinh rồi “thả” 4 đứa để chúng tôi nuôi nấng đến giờ.
Nó cũng lập gia đình với người đàn ông khác ở gần đây. Hiện tại, con bé đang chờ ngày “vỡ chum” đứa thứ 5. Chúng tôi đi làm thì bảo nó về nhà giữ con, giữ cháu”.
Thấy chị gái đưa 4 đứa cháu về ngoại, cô con gái thứ hai đã “bắt chước” mang đứa con hoang về nhờ bố mẹ chăm lo rồi đi làm ăn xa.
Nuôi 2 con chưa đến tuổi lao động cùng 5 đứa cháu nhỏ, vợ chồng chú Bột phải dậy từ sớm mưu sinh trang trải cuộc sống. Hàng ngày, chú hành nghề xe ôm, còn cô bán phá lấu ở bến Vân Đồn (quận 4) kiếm tiền lo ngày ba bữa cơm cho con, cháu.
“Đầu giờ chiều, ông ấy chở tôi lên bến Vân Đồn rồi phụ bán phá lấu và chạy xe ôm. Mấy đứa nhỏ ở nhà để cái Mai trông nom”, cô Phước tâm sự.
Sự vất vả, lam lũ hiện rõ trên khuôn mặt đầy những nếp nhăn của cô Phước (45 tuổi)
“Tôi cũng muốn tụi nhỏ đi học nhưng lấy đâu ra tiền đóng học phí”
Nhắc đến chuyện học hành của lũ trẻ, cô Phước cho hay, đứa con gái út và 2 cháu ngoại dù đã đến tuổi đi học nhưng vẫn quẩn quanh ở nhà chơi đùa với các em.
“Con bé út đã hơn 8 tuổi nhưng chưa biết mặt chữ. Tôi cũng muốn cho nó đến trường nhưng lấy đâu ra tiền đóng học phí. Thằng anh của nó 13 tuổi vì không tiền cũng đã nghỉ học, đi làm mướn giúp người ta để sống”, chú Bột trải lòng.
Chồng vừa dứt lời, cô Phước nói tiếp: “Hàng quán giờ ế ẩm, mỗi ngày chúng tôi kiếm được 100-150 nghìn đồng. Số tiền ấy, tôi gắng tằn tiện mới nuôi được gần chục miệng ăn trong nhà. Có đợt lũ trẻ bệnh không đủ tiền đưa đến bệnh viện thăm khám, chú đành cho uống qua loa vài liều thuốc".
Vất vả lo từng bữa ăn cho con cháu nên họ ít quan tâm đến chuyện giấy tờ của lũ trẻ. Bởi vậy, 3 đứa cháu nhỏ vẫn chưa có giấy khai sinh. “Gia đình tôi chỉ mong sớm làm được giấy khai sinh cho các cháu. Chúng đã lớn mà cái tên vẫn chưa có. Vợ chồng tôi toàn gọi theo biệt danh riêng”, cô Phước nói.
Nhìn các cháu chơi đồ hàng bên nhau, chú Bột thở dài: “Cuộc sống của gia đình tôi khó khăn nhưng ngoài kia còn nhiều mảnh đời bất hạnh hơn. Người ta nói ai giúp đỡ, cho tiền bạc thì cứ nhận để nuôi con cháu nhưng tôi không mong. Tôi chỉ ước mấy đứa nhỏ được đi học, biết cái chữ để sau này bớt khổ”.
Những đứa trẻ ngồi ngoan chờ mẹ bóc bánh ngọt chia đều
Gần 30 năm lam lũ, vợ chồng chú Bột chưa bao giờ than vãn nửa lời, trách móc số phận không may mắn. Với họ, chỉ cần nhìn lũ trẻ lớn khôn, được ăn học tử tế đã quá đỗi hạnh phúc.
Những lúc chị Mai bận dọn dẹp, 4 đứa trẻ tự bế bồng, trông nhau
Đứa cháu ngoại 7 tuổi nhưng chưa biết mặt chữ, mới được làm giấy khai sinh
Cô con gái út của vợ chồng cô Phước nay đã 8 tuổi nhưng cũng chưa được đến trường.