Vụ cô gái 22 tuổi tử vong do PTTM: Bệnh viện Ung bướu Hà Nội nói gì về bác sĩ tiền mê?

Lãnh đạo Bệnh viện Ung bướu Hà Nội cho biết, bác sĩ Lê Ngọc Anh đã làm việc tại bệnh viện 5 năm qua.

Liên quan đến vụ chị Phạm Thị Diễm Hiếu (22 tuổi, quê ở Long An) tử vong sau khi đi phẫu thuật thẩm mỹ trên địa bàn phường Tương Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội), ngày 19/3, Công an quận Hoàng Mai đã thông tin ban đầu về sự việc.

Theo đó, công an xác định những người có mặt tại hiện trường xảy ra sự việc hôm 14/1 gồm: Nguyễn Sỹ Giang (SN 1995, quê quán Yên Thành, Nghệ An), Lê Ngọc Anh (SN 1990, trú tại quận Long Biên, Hà Nội; là bác sĩ gây mê), Nguyễn Thanh Bình (SN 1991, trú ở huyện Đan Phượng, Hà Nội), Nguyễn Thiện Lễ (SN 1999, quê quán Lục Nam, Bắc Giang).

Vụ cô gái 22 tuổi tử vong do PTTM: Bệnh viện Ung bướu Hà Nội nói gì về bác sĩ tiền mê?-1
Nạn nhân khi điều trị tại bệnh viện

2 người khác cũng liên quan trong vụ việc là Trần Thế Anh (SN 1991, trú ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và Hoàng Minh Phong (SN 1994, trú ở quận Ba Đình, Hà Nội).

Theo nguồn tin của chúng tôi, người trực tiếp thực hiện quá trình và khiến nạn nhân hôn mê sâu khi nhập viện là anh Nguyễn Sỹ Giang và bác sĩ Lê Ngọc Anh - khoa phẫu thuật Gây mê hồi sức của Bệnh viện Ung bướu Hà Nội.

Lãnh đạo Bệnh viện Ung bướu Hà Nội xác nhận, bác sĩ này có liên quan đến vụ việc phẫu thuật nâng mũi khiến bệnh nhân Hiếu tử vong. Ngoài ra, vị lãnh đạo bệnh viện còn cho biết thêm bác sĩ Ngọc Anh đã làm việc tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội 5 năm qua.

“Sau khi nhận được thông tin bác sĩ Lê Ngọc Anh có liên quan đến trường hợp ca tử vong do nâng mũi tại phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, bệnh viện đã yêu cầu bác sĩ này viết bản tường trình và quyết định tạm đình chỉ công tác từ ngày 18/3/2022. 

Quá trình công tác bác sĩ Ngọc Anh luôn hoàn thành tốt công việc được giao, nhiệt tình trong công việc, đặc biệt trong công tác phòng chống dịch Covid-19 của bệnh viện và thành phố. Trong quá trình công tác, bác sĩ Ngọc Anh chưa để xảy ra sai sót chuyên môn”, vị lãnh đạo này cho hay. 

Theo cơ quan điều tra, bác sĩ Ngọc Anh là người gây mê (thuốc Midazolam 5mg/ml do bác sĩ Ngọc Anh mang đến); bác sĩ Ngọc Anh tiến hành gây mê cho chị Hiếu, sau đó Giang tiêm thuốc tê tại vị trí mổ (về sau Giang khai không biết cụ thể tên thuốc tê, chỉ biết thuốc có sẵn tại cơ sở thẩm mỹ của Phong). Sau đó Giang tiến hành mổ đầu mũi của chị Hiếu. Chừng 20 phút, bác sĩ Ngọc Anh nói chị Hiếu có dấu hiệu sức khỏe không tốt nên bảo Giang dừng phẫu thuật. 

Bác sĩ Ngọc Anh tiến hành sơ cứu và cho chị Hiếu thở oxy, hô hấp nhưng lúc này cô gái trẻ đã rơi vào tình trạng hôn mê. Giang bảo Lễ khâu định hình lại mũi, rồi liên hệ với Phong báo sự việc. Biết tin, Phong gọi Thế Anh đi ô tô đến chở nạn nhân đến bệnh viện Bạch Mai cấp cứu. 

Quá trình làm việc, Lê Ngọc Anh xuất trình bằng bác sĩ đa khoa do Đại học Y Hà Nội cấp; Chứng chỉ định hướng chuyên khoa, chuyên ngành gây mê hồi sức cũng do Đại học Y Hà Nội cấp; Chứng chỉ hành nghề do Sở Y tế Hà Nội cấp, với phạm vi hoạt động chuyên môn: Khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa gây mê hồi sức. 

Xác minh tại Bệnh viện Bạch Mai, CQĐT nắm được bệnh nhân Hiếu được chẩn đoán hôn mê chưa rõ nguyên nhân sau phẫu thuật nâng mũi. Tại thời điểm bệnh nhân vào viện có vết khâu vách ngăn mũi.

Theo Pháp luật & Bạn đọc 


phẫu thuật thẩm mỹ

Hà Nội

nâng mũi


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.