Vụ trực thăng rơi: Không phải do phá hoại, khủng bố

Đây là khẳng định của Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, chiều 28-1, sau vụ tai nạn máy bay trực thăng quân sự làm 4 sĩ quan hy sinh vào sáng cùng ngày.

Đây là khẳng định của Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, chiều 28-1, sau vụ tai nạn máy bay trực thăng quân sự làm 4 sĩ quan hy sinh vào sáng cùng ngày.

Phóng viên: Nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn và tình trạng của chiếc trực thăng sau khi rơi, thưa ông?

- Trung tướng Võ Văn Tuấn: Nguyên nhân của vụ tai nạn đang được điều tra nhưng tôi khẳng định không có nguyên nhân từ phá hoại hay khủng bố. Thời tiết lúc máy bay cất cánh là bình thường. Một số thông tin cho rằng trực thăng bị nổ trên không nhưng thông tin từ hiện trường cho thấy máy bay rơi xuống rừng tràm ở khu vực huyện Bình Chánh, TP HCM và bị va đập mạnh khiến phần đuôi văng ra xa. Phần thân máy bay bị cháy và dầu chảy ra khá nhiều.
 

Có ý kiến cho rằng nơi xảy ra tai nạn không nằm trên lịch trình, phải chăng các sĩ quan đã gặp sự cố và cố gắng xử lý nhưng không được?

- Không phải. Chiếc trực thăng đang trên đường bay huấn luyện theo lịch trình bình thường, nơi xảy ra tai nạn đúng là nằm trên hành trình bay từ TP HCM đi Tây Ninh. Các sĩ quan không đổi hướng bay.

Chiếc UH-1 thuộc dòng trực thăng quân sự do hãng Bell (Mỹ) sản xuất hơn 40 năm trước. Việc sử dụng máy bay này cho bay huấn luyện liệu có bảo đảm an toàn?

- Chiếc trực thăng quân sự UH-1 gặp nạn được sản xuất từ năm 1970 do lực lượng không quân Việt Nam thu lại của không quân chế độ cũ. Sau đó, chiếc trực thăng này đã được sửa chữa, nâng cấp và đại tu để phục vụ cho công tác bay huấn luyện. Việc đại tu được thực hiện ở Mỹ cách đây 2 năm rưỡi. Nói đại tu nhưng thực tế chỉ giữ lại vỏ máy bay còn gần như máy móc bên trong được thay mới. Theo nguyên tắc, dù là máy bay cũ nhưng phải đáp ứng được các quy trình kỹ thuật, bão dưỡng và phải đủ điều kiện an toàn mới được bay. Có nhiều máy bay quân sự tuổi thọ 40-50 năm nhưng đáp ứng điều kiện an toàn kỹ thuật vẫn được sử dụng bình thường.

Hồi tháng 7-2014, chiếc Mi 171 của Không quân Việt Nam khi bay huấn luyện cũng gặp nạn ở Hà Nội, nay thêm tai nạn rơi máy bay quân sự UH-1. Ý kiến của ông về vấn đề an toàn trong bay huấn luyện?

- Theo nguyên tắc của hàng không nói chung và không quân nói riêng, khi xảy ra mất an toàn hoặc sự cố, tất cả mọi hoạt động huấn luyện bay (trừ trường hợp có chiến tranh) sẽ phải dừng. Sau đó sẽ tìm nguyên nhân tai nạn, rà soát tất cả các yếu tố kỹ thuật hàng không, kiểm tra công tác huấn luyện để rút kinh nghiệm… Phải khi nào các vấn đề trên được xử lý xong, đủ điều kiện an toàn tuyệt đối mới cho phép bay huấn luyện trở lại.

Theo NLĐ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.