- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Xôn xao việc Đoan Môn Hoàng Thành Thăng Long quét màu vàng rực
Thứ ba, 17/01/2017 08:16
Việc quét vôi tại di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám vừa lắng xuống thì dư luận lại tiếp tục xôn xao việc Đoan Môn Hoàng Thành Thăng Long được chỉnh trang mới với màu vàng rực.
Việc
quét vôi tại di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám vừa lắng xuống thì dư luận
lại tiếp tục xôn xao việc Đoan Môn Hoàng Thành Thăng Long được chỉnh
trang mới với màu vàng rực.
Chiều 16/1, ông Trần Việt Anh, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội khẳng định đây là công tác bảo quản định kỳ của Trung tâm tránh sự xuống cấp di tích do tác động của môi trường và thời gian.
Giải thích về màu vôi vàng, lãnh đạo Trung tâm cho biết, đây là màu nguyên bản của Đoan Môn được quét từ năm 1998, đến nay Trung tâm thực hiện theo đúng như màu gốc. Ngoài việc quét vôi Đoan Môn và các cổng thông sang khu trung tâm Hoàng thành.
Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội còn thực hiện bảo quản bề mặt tường, bề mặt phần thành chân tường gạch vồ và hệ thống cửa gỗ, kết cấu mái Vọng Lâu bên trên Đoan Môn. Đối với hệ thống cửa gỗ, kết cấu gỗ trên mái được vệ sinh làm sạch bụi bẩn, sau đó đánh lại bằng véc ni bằng tay theo phương pháp truyền thống. Hệ thống bánh xe các cửa gỗ bị hỏng cũng được tu sửa và bôi dầu mỡ. Bên cạnh đó, một số chỗ bị bong vôi vữa cũng được vá lại trong đợt này bằng vật liệu vôi và cát, có thêm một phần xi măng. Các loại rêu mốc, dương xỉ bám trên tường đều bị loại bỏ. Năm 2010, dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, Đoan Môn Hoàng thành Thăng Long cũng được tu sửa, quét vôi tương tự như hiện nay.
Cùng với chỉnh trang, bảo quản Đoan Môn, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội cũng bảo quản các hố khai quật khảo cổ học bên cạnh Đoan Môn. Các hố này được sơn toàn bộ hệ thống kết cấu chịu lực mặt kính, làm sạch khu vực đó để nước không xâm thực, lắp lại hệ thống điện để có ánh sáng. Công tác bảo quản các hố khai quật khảo cổ học nhằm mục đích phục vụ khách tham quan trong dịp Tết này.
Công tác bảo quản, chỉnh trang Đoan Môn và các hố khảo cổ học thực hiện từ tháng 12 và Trung tâm cố gắng hoàn thành trước ngày 23 tháng Chạp (âm lịch). Khẳng định đây là công tác bảo quản di tích định kỳ, ông Trần Việt Anh, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội còn cho biết, chỉ sau 3 tháng quét vôi, các hạng mục sẽ lại nhuốm màu rêu phong như trước.
Cũng trong ngày 16/1, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã có văn bản báo cáo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc bảo dưỡng, quét vôi di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám. Theo đó, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội khẳng định công tác bảo dưỡng, vệ sinh, quét vôi một số hạng mục của di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, định kỳ hàng năm.
Kế hoạch bảo dưỡng, vệ sinh, quét vôi ở một số hạng mục di tích đã được Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội trình Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cho phép và thực hiện năm 2016. Tuy nhiên, sau khi các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin thời điểm di tích đang thi công, tạo ra một số hiệu ứng trái chiều.
Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cùng Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám cũng khẳng định sẽ rút kinh nghiệm về quy trình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ trong quá trình quản lý, bảo tồn di tích và cần lưu tâm việc thông tin cho các cơ quan báo chí trước, trong và sau khi thực hiện một số hoạt động tu bổ, bảo dưỡng di tích.
Đoan Môn Hoàng Thành Thăng Long. (Nguồn: TTXVN) |
Chiều 16/1, ông Trần Việt Anh, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội khẳng định đây là công tác bảo quản định kỳ của Trung tâm tránh sự xuống cấp di tích do tác động của môi trường và thời gian.
Giải thích về màu vôi vàng, lãnh đạo Trung tâm cho biết, đây là màu nguyên bản của Đoan Môn được quét từ năm 1998, đến nay Trung tâm thực hiện theo đúng như màu gốc. Ngoài việc quét vôi Đoan Môn và các cổng thông sang khu trung tâm Hoàng thành.
Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội còn thực hiện bảo quản bề mặt tường, bề mặt phần thành chân tường gạch vồ và hệ thống cửa gỗ, kết cấu mái Vọng Lâu bên trên Đoan Môn. Đối với hệ thống cửa gỗ, kết cấu gỗ trên mái được vệ sinh làm sạch bụi bẩn, sau đó đánh lại bằng véc ni bằng tay theo phương pháp truyền thống. Hệ thống bánh xe các cửa gỗ bị hỏng cũng được tu sửa và bôi dầu mỡ. Bên cạnh đó, một số chỗ bị bong vôi vữa cũng được vá lại trong đợt này bằng vật liệu vôi và cát, có thêm một phần xi măng. Các loại rêu mốc, dương xỉ bám trên tường đều bị loại bỏ. Năm 2010, dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, Đoan Môn Hoàng thành Thăng Long cũng được tu sửa, quét vôi tương tự như hiện nay.
Cùng với chỉnh trang, bảo quản Đoan Môn, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội cũng bảo quản các hố khai quật khảo cổ học bên cạnh Đoan Môn. Các hố này được sơn toàn bộ hệ thống kết cấu chịu lực mặt kính, làm sạch khu vực đó để nước không xâm thực, lắp lại hệ thống điện để có ánh sáng. Công tác bảo quản các hố khai quật khảo cổ học nhằm mục đích phục vụ khách tham quan trong dịp Tết này.
Công tác bảo quản, chỉnh trang Đoan Môn và các hố khảo cổ học thực hiện từ tháng 12 và Trung tâm cố gắng hoàn thành trước ngày 23 tháng Chạp (âm lịch). Khẳng định đây là công tác bảo quản di tích định kỳ, ông Trần Việt Anh, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội còn cho biết, chỉ sau 3 tháng quét vôi, các hạng mục sẽ lại nhuốm màu rêu phong như trước.
Cũng trong ngày 16/1, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã có văn bản báo cáo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc bảo dưỡng, quét vôi di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám. Theo đó, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội khẳng định công tác bảo dưỡng, vệ sinh, quét vôi một số hạng mục của di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, định kỳ hàng năm.
Kế hoạch bảo dưỡng, vệ sinh, quét vôi ở một số hạng mục di tích đã được Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội trình Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cho phép và thực hiện năm 2016. Tuy nhiên, sau khi các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin thời điểm di tích đang thi công, tạo ra một số hiệu ứng trái chiều.
Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cùng Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám cũng khẳng định sẽ rút kinh nghiệm về quy trình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ trong quá trình quản lý, bảo tồn di tích và cần lưu tâm việc thông tin cho các cơ quan báo chí trước, trong và sau khi thực hiện một số hoạt động tu bổ, bảo dưỡng di tích.
Theo Đinh Thị Thuận (VietNam+)
Gửi bình luận
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuCấp bách dừng 1 đám cưới ở Hà Nội có tổ chức đón dâu tại Hải Dương, 60 người tham dự phải tự cách lyThời sự50 phút trướcNgay sau khi nhận được thông tin một đoàn đón dâu ở Chí Linh, Hải Dương, huyện Gia Lâm, Hà Nội đã cử lực lượng phản ứng nhanh yêu cầu gia đình dừng ngay việc tổ chức ăn uống, lập danh sách toàn bộ 23 người của nhà gái để phục vụ xác minh truy vết.
- Thời sự1 giờ trướcChiều 28/1, dưới sự chủ trì của các Phó Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 triển khai các biện pháp phòng dịch.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuThời sự2 giờ trướcChiều 28/1, rất nhiều người là thân nhân của các công nhân Công ty TNHH Điện tử POYUL Việt Nam, địa chỉ Sao Đỏ, Hải Dương để gửi nhu yếu phẩm cho con em.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuThời sự2 giờ trướcBộ Y tế tối 28/1 phát thông báo khẩn số 27, đề nghị những người từng đến các địa điểm sau liên hệ ngay với cơ quan y tế.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuThời sự5 giờ trướcTrung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM phát hiện 7 ca tiếp xúc gần với bệnh nhân 1553.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuThời sự5 giờ trướcThủ tướng yêu cầu phong tỏa toàn bộ thành phố Chí Linh (tỉnh Hải Dương) và áp dụng nghiêm Chỉ thị số 16.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuThời sự7 giờ trướcTrường hợp nghi mắc là L.H.L, nhân viên an ninh tại sân bay Vân Đồn. Anh L. đã tham gia cuộc họp tại sân bay gồm 40 người, trong đó có bệnh nhân 1553 mắc Covid-19.
- Thời sự8 giờ trướcTrưa 28/1, một ngôi nhà trên phố Hàng Gai (Hoàn Kiếm, Hà Nội) nơi sinh sống của gia đình ca nghi nhiễm L.H.L. - có liên quan đến BN 1553 đã được chốt chặn và phong tỏa để phòng dịch bệnh Covid-19.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuThời sự8 giờ trướcTính đến trưa 28/1, Sở Y tế Bắc Giang đã xác định có 38 người ở tỉnh này liên quan đến bệnh nhân mắc COVID-19 ở Hải Dương.
- Thời sự8 giờ trướcDù là nói giảm nói tránh, cái tên của dịch vụ này vẫn đánh thẳng vào vấn đề cốt lõi: "Vịn"!
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuThời sự8 giờ trướcDù đã chủ động gộp lễ đón dâu và ăn hỏi vào cùng một ngày nhưng do diễn biến của dịch Covid-19, nhà trai dù đã đến "cửa ngõ" Quảng Ninh nhưng cũng đành phải quay về Hải Phòng, không thể đến nhà gái.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuThời sự9 giờ trướcThông tin ban đầu cho thấy trường hợp trên ở nhà tại phường Tứ Liên từ ngày 13/1/2021 đến ngày 19/1/2021, chiều tối ngày 19/1/2021 quay lại Sân bay Vân Đồn.
- Thời sự10 giờ trướcSáng nay, Thủ tướng Chính phủ triệu tập cuộc họp khẩn về công tác phòng chống COVID-19 tại phòng họp thuộc Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, nơi Đại hội XIII đang diễn ra.