Xót lòng những đứa trẻ phải đón tết trước cổng bệnh viện ở Hà Nội: Nhắc đến quê nhà lại ứa nước mắt vì nhớ

Tết đến xuân về, ai cũng muốn trở về đoàn tụ bên gia đình. Nhưng những bệnh nhân và người thân của họ nhắc đến chuyện về ăn Tết lại ứa nước mắt.

Tết đến xuân về, ai cũng muốn trở về đoàn tụ bên gia đình. Nhưng những bệnh nhân và người thân của họ đang trọ cạnh viện nhi trung ương, nhắc đến chuyện về ăn Tết lại ứa nước mắt. Bởi họ phải ở lại, không được về đón tết cùng gia đình.

Tết không được về buồn lắm!

Mắc phải căn bệnh suy thận gần hơn hai năm qua, em Lò Văn Xôm (12 tuổi, quê Lai Châu) đã phải lên Hà Nội, nhập viện nhi trung ương để truyền máu.

Và cũng quãng thời gian ấy, cậu bé này phải xa gia đình, làm bạn với giường bệnh. Một cái tết đã qua, cái tết nguyên đán 2019 lại đến, nhưng cả hai tết Xôm không được về nhà, phải lủi thủi trong căn nhà trọ chật hẹp cạnh viện nhi.

Xót lòng những đứa trẻ phải đón tết trước cổng bệnh viện ở Hà Nội: Nhắc đến quê nhà lại ứa nước mắt vì nhớ-1

Em Lò Văn Xôm hai năm điều trị ở bệnh viện Nhi trung ương, không được về quê ăn tết cùng gia đình.

Chia sẻ với chúng tôi, bà Lò Thị Xòn (53 tuổi, bà Nội Xôm) cho biết, cháu nội của mình bị căn bệnh thận đã hơn 2 năm nay. Thường ngày, bố em phải đi làm kiếm tiền nuôi gia đình, để chữa trị bệnh cho Xôm.

Hai năm nay, Xôm điều trị tại bệnh viện, cũng là hai năm Xôm không được về quê ăn tết cùng gia đình, ông bà. Mẹ em đang phải nuôi con nhỏ, bao vất vả một mình bố Xôm gánh vác, lo toan.

Xót lòng những đứa trẻ phải đón tết trước cổng bệnh viện ở Hà Nội: Nhắc đến quê nhà lại ứa nước mắt vì nhớ-2

Bà Xòn chăm sóc cháu nội mình tại bệnh viện.

"Năm ngoái cháu không được về nhà, vì đường xa, cận ngày về thì cháu còn bận ca truyền máu, nên khi xong thì muộn quá không còn xe. Mà về được một vài ngày cũng tội, mệt cháu nên phải ở lại Hà Nội.

Thương cháu nhưng không biết làm sao, năm ngoái cả hai bố con ở lại đây, năm nay cũng vậy, mấy ngày nữa là bố nó xuống chăm, tôi về nhà lo cho hai mẹ con ở quê", bà Xòn chia sẻ.

Nằm trên giường bệnh, khi nhắc đến tết, đôi mắt Xôm lại hiện lên nỗi buồn man mác. Xôm nói với chúng tôi, rằng rất muốn được về nà với bố mẹ, ăn tết cùng ông bà, được chơi với em, không muốn ở lại đây.

Xót lòng những đứa trẻ phải đón tết trước cổng bệnh viện ở Hà Nội: Nhắc đến quê nhà lại ứa nước mắt vì nhớ-3

Bệnh tật hoành hành khiến khát khao về quê ăn tết của Xôm bị dập tắt.

"Ở lại đây buồn lắm, muốn về quê ăn tết nhưng cháu không về được, chỉ mong nhanh khỏi bệnh để về nhà, cháu buồn lắm. 

Năm ngoái cháu đã phải ở lại trong căn phòng trọ trước cổng bệnh viện rồi, năm nay chắc vẫn phải như vậy", Xôm ngậm ngùi. 

Lời Xôm nói khiến những người trong phòng bệnh như chết lặng, ngậm ngùi chua xót. Bởi nhiều người trong số đó điều có hoàn cảnh như Xôm.

Chỉ mong con khỏe, tết không còn quan trọng nữa

Cách giường bệnh của Xôm không xa, em Trương Quang Bình (SN 2008, quê tại thôn Hòa Phú xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Xót lòng những đứa trẻ phải đón tết trước cổng bệnh viện ở Hà Nội: Nhắc đến quê nhà lại ứa nước mắt vì nhớ-4

Những ngày giáp tết, Bình phải năm viện để truyền máu.

Không ai nghĩ rằng, bé Bình có khuôn mặt thanh tú, ánh mắt trong veo lại mắc bệnh suy thận giai đoạn cuối, phải nằm viện gần 4 năm qua. Sức khỏe dần suy giảm nên em phải nghỉ học.

Anh Trương Văn Sử (bố của Bình) buồn bã cho biết, trước Bình anh còn có cô con gái. Thời điểm con trai của anh được chẩn đoán suy thận giai đoạn cuối anh đau khổ vô cùng. 

Nhưng vì tình thương dành cho con, anh đã làm mọi cách cứu lấy con mình. Đau đớn hơn, giai đoạn khó khan này, người vợ của anh đã rời bỏ ba bố con ra đi.

Xót lòng những đứa trẻ phải đón tết trước cổng bệnh viện ở Hà Nội: Nhắc đến quê nhà lại ứa nước mắt vì nhớ-5

Anh Sử kể lại những quãng thời gian khốn khổ của mình.

"Tôi cùng con lang thang quanh BV Nhi từ năm 2015 đến nay đã hơn 3 năm để chữa bệnh cho con. Do cháu phải lọc máu, điều trị theo chu kỳ 1 tuần 3 lần nên không thể về quê hay đi đâu được nên phải thuê trọ gần viện để tiện điều trị.

Những năm tháng cay đắng của cuộc đời cứ đến với bố con tôi, con bệnh tiền không có, vợ bỏ đi xứ người. Tôi chán nản vô cùng nhưng thương con vẫn phải cố gắng", anh Sử chia sẻ.

Gần 4 năm đưa con ra Hà Nội chữa bệnh, xem bệnh viện như là nhà, cuộc sống của hai bố con anh khốn khổ, túng thiếu.

Hai bố con anh phải ở trong căn nhà trọ chưa đầy 10 mét vuông nằm trước cổng bệnh viện Nhi trung ương, tháng phải trả gần 2 triệu đồng.

Xót lòng những đứa trẻ phải đón tết trước cổng bệnh viện ở Hà Nội: Nhắc đến quê nhà lại ứa nước mắt vì nhớ-6

3 năm không được về quê ăn tết, bố con anh Sử phải ở lại trong căn nhà trọ lụp xụp, tồi tàn.

Trong căn phòng tồi tàn chật hẹp, chẳng có gì ngoài những bộ quần áo cũ anh Sử đi nhặt từ các tổ chức từ thiện và những túi thuốc của con trai.

3 năm qua, đã hai cái tết anh và con phải ở lại Hà Nội không được về quê thăm cô con gái. Những ngày tết người người, nhà nhà vui vẻ thì hai bố con anh lại lủi thủi trong căn nhà trọ.

Tết đối với bố con anh cũng chẳng khác ngày thường là mấy, những ngày này may mắn hai bố con nhận được cặp bánh chưng do hội từ thiện mang tới, thêm thì anh mua cho con vài gói kẹo.

Tết năm nay cũng vậy, dù đã sát ngày về nhưng do lịch truyền máu của Bình nên hai bố con đang nóng lòng.

Bình nói với chúng tôi, em muốn được về nhà vì lâu lắm rồi không được về, muốn về đón tết cùng ông bà, họ hàng.

"Em muốn về đón tết, muốn về quê với ông bà, ở đây buồn lắm. Em cũng muốn gặp mẹ, lâu lắm rồi em không thấy mẹ đâu, em nhớ lắm", Bình nói.

Nhìn con trai ngày một gầy di, anh Sử như đứt từng đoạn ruột, anh nói giờ đây chỉ cần con khỏe, bệnh tình tuyên giảm là mừng lắm rồi. Còn tết, không còn tâm trí để nghĩ đến nữa.

Với những người bình thường, khỏe mạnh, những cái Tết xa nhà đã khiến người ta cảm thấy buồn, huống chi những người bệnh, đang từng giờ, từng phút chống chọi với bệnh tật, đấu tranh sinh tử.
 

Theo Trí Thức Trẻ

 


bệnh viện Nhi

bệnh nhi


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.