Xót thương cô giáo trẻ đang mang thai bỗng lâm bạo bệnh, cố chống chọi nỗi đau mỗi ngày để cứu đứa con trong bụng

Đang trong thai kỳ tuần thứ 29, cô giáo người dân tộc Chăm phải kiên cường đấu tranh cùng từng liều thuốc giảm đau mỗi ngày.

Đang trong thai kỳ tuần thứ 29, cô giáo người dân tộc Chăm phải kiên cường đấu tranh cùng từng liều thuốc giảm đau mỗi ngày. Tất cả nỗ lực để níu hi vọng sống cho đứa con mới 800 gram trong bụng, có thể mổ bắt ra bất cứ lúc nào.

Đó là hoàn cảnh của chị Xích Thị Cầm, 30 tuổi, ngụ tại thôn Cảnh Diễn, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.

Là mẹ của một bé gái 6 tuổi, những tưởng lần mang thai lần 2 này sẽ nhẹ nhàng hơn với chị Cầm thì căn bệnh kì lạ không tên lại xuất hiện.

Nửa mặt trái của chị dần sưng lên không rõ nguyên do, từng cơn hô hấp nặng nhọc vì đường thở bị chèn ép như đánh gục chị từng ngày. Gia đình đưa chị đi khám chữa nhiều nơi nhưng không có kết quả.

Xót thương cô giáo trẻ đang mang thai bỗng lâm bạo bệnh, cố chống chọi nỗi đau mỗi ngày để cứu đứa con trong bụng-1

Thai phụ Xích Thị Cầm.

Ngày 25/11, thai phụ nhập cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD TPHCM) với chẩn đoán ban đầu là u hạt kèm viêm đa mạch vùng mũi, thai 24 tuần và sỏi túi mật.

Tại khoa Tai Mũi Họng, chị Cầm phải liên tục trải qua 3 cuộc phẫu thuật để nạo vét khối u tại hốc mũi trái để tránh xâm lấn đường thở.

Sau nhiều lần hội chẩn liên chuyên khoa, các bác sĩ đã tìm ra được nguyên nhân gây bệnh, đó là u do nấm Mucormycosis. Khối u xâm lấn hốc mắt trái không chỉ gây suy giảm thị lực mà còn khiến mặt chị biến dạng và khó khăn khi hô hấp.

Xót thương cô giáo trẻ đang mang thai bỗng lâm bạo bệnh, cố chống chọi nỗi đau mỗi ngày để cứu đứa con trong bụng-2

Chị Cầm mang khối u "hiểm" xâm lấn hốc mắt trái.

Cũng vì phải dồn sức đấu tranh với bệnh tật mà thai nhi hiện ở tuần thứ 29 bị chậm phát triển, chỉ nặng hơn 800 gram.

Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Ngọc, Khoa Lão – Chăm sóc giảm nhẹ của BV - nơi thai phụ đang điều trị nhận định: "Sắp tới, khi thai kỳ được 30 tuần tuổi có thể sẽ mổ bắt thai để nuôi em bé trong lồng kính, người bệnh được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng nấm trong một thời gian dài."

Biết hoàn cảnh bệnh nhân khó khăn, BV đã vận động được 46 triệu đồng để hỗ trợ viện phí cho chị Cầm.

Nhưng chặng đường điều trị còn dài, quá trình nuôi dưỡng thai nhi sau mổ và quá trình sử dụng thuốc còn cần nhiều chi phí.

Xót thương cô giáo trẻ đang mang thai bỗng lâm bạo bệnh, cố chống chọi nỗi đau mỗi ngày để cứu đứa con trong bụng-3

Thai phụ đang rất cần sự giúp đỡ để cứu đứa con trong bụng. (Ảnh: Một ca sinh tại BV ĐHYD)

Theo phòng Công tác xã hội, chi phí cho thuốc kháng nấm chị Cầm sử dụng trong thời gian tới lên đến hơn 600 triệu đồng.

Là lao động chính trong gia đình nhỏ 3 người, kể từ khi đổ bệnh, chị Cầm không thể tiếp tục chăm lo cho gia đình, chồng chị cũng phải gác lại những công việc thời vụ để đưa chị chạy chữa khắp nơi.

Nhà cửa ruộng vườn đều đã cầm cố, họ hàng bà con cũng đã dốc hết lòng nhưng chi phí điều trị quá lớn, gia đình chị Cầm hiện tại rất cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng.

Mọi sự giúp đỡ của độc giả xin gửi về theo thông tin sau:

Tên tài khoản: Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM

Số tài khoản:0511000787878

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, CN Sài Thành, TPHCM

Nội dung: Họ tên người gửi. Hỗ trợ người bệnh Xích Thị Cầm Hoặc liên hệ trực tiếp với chị Nguyễn Minh Lan – Phòng Công tác xã hội – Điện thoại: 028 3952 5350

Xin chân thành cảm ơn!

Theo Nhịp Sống Việt

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/xot-thuong-co-giao-tre-dang-mang-thai-bong-lam-bao-benh-co-chong-choi-noi-dau-moi-ngay-de-cuu-dua-con-trong-bung-22201930121303852.htm

bạo bệnh

hoàn cảnh khó khăn


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.