Các điểm kinh doanh quần áođang dồn dập tung hàng bán mùa tết. Thị trường thời trang dành cho người lớn vẫnnghiêng hẳn về hàng ngoại nhập, trong khi một số nhãn hiệu thời trang trẻ emtrong nước bắt đầu giành được thiện cảm của các ông bố, bà mẹ.

Giá mềm, thiết kế mới, màu sắcvui tươi là những ưu điểm để thời trang nội dành cho trẻ em lấn lướt hàng TrungQuốc vốn làm mưa làm gió những mùa tết trước.

Quần áo trẻ em: hàng nội “lộtxác”

Nhiều nhãn hiệu thời trang nộidành cho trẻ em trên thị trường đang được các ông bố, bà mẹ đánh giá cao. Cácthương hiệu Vietthy Kid, KICO (một nhãn hiệu ở Hà Nội mới vào TP.HCM), thờitrang trẻ em A&T, Narabeen - nhãn hiệu mới ra mắt đã có mặt tại trung tâm thươngmại lớn như Parkson, siêu thị Lotte... bắt đầu được nhiều phụ huynh quan tâm tìmhiểu.

Chị Trần Thị Lan, có con gái 8tuổi, đang lựa đồ tại cửa hàng Narabeen trên đường Lê Thị Riêng, đưa ra tiêu chíkhá đơn giản nhưng lại rất khó đối với nhà sản xuất: “phải thoải mái trong thiếtkế và dễ chịu, êm ái đối với chất liệu vải”. So với trước, quần áo trẻ em sảnxuất trong nước đã được chăm chút khá kỹ ở khâu thiết kế bắt mắt, màu sắc rực rỡnhưng tinh tế với nhiều mẫu để lựa chọn.

Thời trang Tết: Hoa mắt với hàng ngoại

Chọn mua quần áo tại cửa hàng thời trang Việt Thy (đường Hai Bà Trưng, Q.3, TP.HCM) (Ảnh: T.T.D)

Bà Trần Tuệ Tri, giám đốc Công tyTNHH quốc tế Trí Long (thương hiệu Narabeen), cho hay sản phẩm của công ty sửdụng các chất liệu vải tốt nhất nhưng mức giá trung bình 150.000-170.000đồng/bộ. “Công ty chấp nhận lời ít hơn để tìm chỗ đứng trên thị trường”, bà Trinói.

Trong khi đó tại các chợ, cửa hàng nhỏ, hàng trẻ em bày bán chủ yếu do cáccơ sở gia công nhỏ cung cấp, giá 70.000-100.000 đồng/bộ đã đánh át hàng TrungQuốc. Theo những người bán, hàng trẻ em có nguồn gốc Trung Quốc hiện về rất thưathớt do những thông tin có chứa chất độc hại nên sức mua rất thấp.

Cuộc chiến giành “thượng đế”

Trái ngược với quần áo trẻ em,khu vực chợ Bến Thành, Tân Định (Q.1, TP.HCM), bày la liệt quần jean, váy jean,áo thun, sơmi...thấp cấp có giá 60.000-100.000 đồng/cái, chủ yếu nguồn gốc từTrung Quốc. So với hàng lấy từ Campuchia hoặc sản xuất trong nước, quần jeanTrung Quốc rẻ hơn 50.000-60.000 đồng/chiếc, áo thun, sơmi rẻ hơn 20.000-30.000đồng/chiếc, kiểu dáng rất đa dạng.

Theo chị Trần Thị Tuyết Nhung,tiểu thương tại chợ Bến Thành, “hàng Trung Quốc rất biết nhấn nhá trong thiếtkế. Chỉ cần thay kiểu túi, thêm vài họa tiết trên túi, hoặc đai quần là đã bắtmắt”. Đối với áo thun và sơmi nữ, thiết kế thường nhấn vào phần tay và cổ áo tạosự khác biệt và duyên dáng hơn hẳn các loại hàng khác. Vì vậy dù chất liệu hàngxuất xứ từ Trung Quốc rất dễ bị giãn sau một lần giặt, nhưng do giá rẻ và đẹpnên hút nhiều khách hàng có thu nhập thấp.

Áo thun Thái Lan dội chợ

Theo tiểu thương ở chợ An Đông (Q.5) và các shop kinh doanh quần áo tại TP.HCM, hiện các loại thun dành cho nam và nữ nhập từ Thái Lan đang dội chợ, giá bỏ sỉ chỉ khoảng 40.000-50.000 đồng/chiếc, về đến các shop bán lẻ giá lên chừng 100.000 đồng/chiếc. Nhưng do đều có một gu thiết kế như nhau nên thị phần tiêu thụ đã dạt ra các khu vực vùng ven thành phố.

Tuy nhiên ở góc độ thị trường, bà Ngô Thị Báu,tổng giám đốc Công ty TNHH Nguyên Tâm (Foci),cho rằng các doanh nghiệp trong nước vẫn có thểcạnh tranh tốt với hàng Trung Quốc bằng chính ưuđiểm riêng của từng doanh nghiệp.

Theo bà Báu,hiện Foci đã chuẩn bị đến 350 mẫu quần áo, mỗimẫu tổ chức sản xuất thành bốn cỡ khác nhau vớisố lượng ước tăng hơn 30% so với năm ngoái chobộ sưu tập “Sắc màu đô thị” tung ra trong dịptết này.

Đại diện thương hiệu thời trangViệt Thy cũng rất lạc quan khi cho biết công ty đã chuẩn bị xong 30.000 sản phẩmquần áo các loại đưa ra kinh doanh trong mùa tết. Chọn chất liệu tơ, silk nhậpkhẩu từ Hàn Quốc, Việt Thy đặt khá nhiều tâm huyết vào các mẫu quần áo thờitrang phục vụ tết. Trong đó giá bán dao động 99.000-250.000 đồng/sản phẩm, ViệtThy dự đoán sức mua tăng ít nhất 10-20% so với năm trước.

Riêng hệ thống thời trangVinatexmart của Tập đoàn Dệt may VN, nơi chuyên doanh các sản phẩm quần áo thờitrang trong nước sản xuất, cũng đã gút xong nguồn hàng quần áo thời trang bántết với tổng giá trị lên đến 180 tỉ đồng, tăng ít nhất 25% so với năm ngoái.

Bà Nguyễn Thị Hồng Hương, giámđốc Vinatexmart, cho biết do chọn phân khúc hàng trung bình thấp nên cơ hội vẫnmở rất rộng để cạnh tranh với hàng Trung Quốc ở cùng đẳng cấp.

Tuy nhiên, đểcạnh tranh được tốt hơn nữa với hàng Trung Quốc ở phân khúc này, bà Hương chorằng các doanh nghiệp sản xuất cần tính toán lại giá bán sản phẩm cho phù hợphơn, chất liệu sử dụng cần đa dạng thì mới có cơ hội thắng thế trong dịp tết.

Theo Bạch Hoàn - Trần VũNghi
Thời trang Tết: Hoa mắt với hàng ngoại