Vừa
qua thông tin lương y Phùng Tuấn Giang, Chủ nhiệm Nhà thuốc Đông y Thọ
Xuân Đường (ở Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân, Hà Nội) đã chữa trị cho khoảng
5.000 bệnh nhân khỏi ung thư lan truyền trên một số phương tiện thông
tin đại chúng gây xôn xao dư luận.
![]() |
Nhà thuốc Đông y Thọ Xuân Đường. |
BS
Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết, ông
cũng cảm thấy "sốc", ngạc nhiên khi thông tin này lan truyền và mọi
người tin đó là sự thật. Bởi điều trị đông y chỉ nhằm nâng cao thể trạng
cho bệnh nhân, còn muốn chữa ung thư thì phải phối hợp với các loại
thuốc khác.
Bày
tỏ quan điểm của mình, PGS.TS Trần Văn Thuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện K
cho biết: Hầu hết bệnh nhân ung thư trước khi đến viện đều đi chạy chữa
nhiều nơi, trong đó có cả việc dùng đông y, tây y. Đáng nói là nhiều
người khi phát hiện khối u nhỏ, chưa biết là bệnh gì, chưa đến viện để
xác định có bị ung thư không đã đi tìm địa chỉ các thầy lang để đắp,
uống thuốc. Sở dĩ có người khỏi vì may mắn không phải khối u, còn đại đa
số những người là ung thư thì bệnh đều diễn tiến nặng lên, lại thêm các
vết lở loét do đắp thuốc nam dài ngày nên phải đến bệnh viện.
Trước
đó (tháng 3.2015) dư luận cũng đưa thông tin Bệnh viện Đa khoa Trung
ương Huế tuyên bố chữa khỏi ung thư bằng phương pháp ghép tế bào gốc
thành công.
Trao
đổi với phóng viên, GS Nguyễn Bá Đức cho biết, từ trước đến nay, thế
giới điều trị ung thư vẫn phải dựa trên 3 phương pháp gồm: Phẫu thuật,
xạ trị, hóa trị. Tùy vào từng bệnh nhân cụ thể, bác sĩ sẽ có chỉ định
nên áp dụng phương pháp điều trị nào ở từng giai đoạn.
Ngoài
ra, trong trường hợp bệnh nhân bị ung thư giai đoạn muộn, phương pháp
hóa trị thông thường không hiệu quả, bác sĩ có thể sử dụng hóa chất mạnh
với hy vọng tiêu diệt tế bào ung thư. Tuy nhiên, điều trị bằng phương
pháp này, cơ thể sẽ phải đối diện với nguy cơ tổn thương tế bào máu, gây
suy tủy và dẫn đến tử vong.
Ngày
6.5, ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết,
ngay khi có thông tin về một lương y chữa khỏi cho 5.000 người mắc bệnh
ung thư, cơ quan này đã đề nghị Phòng Y tế quận Thanh Xuân xác minh
thông tin.
Theo Thanh tra Sở Y tế Hà Nội, phải dựa vào thực tế kết quả kiểm tra thông tin mới có thể có hướng xử lý.
“Nếu
đây là một bài báo, không phải quảng cáo thì không thể xử lý như một vi
phạm quảng cáo vượt phép, quảng cáo vượt khả năng cho phép mà trên cơ
sở xác định thông tin, nếu sai thì phải yêu cầu đính chính thông tin”,
ông Cường nói.
Được
biết, Phòng Y tế quận Thanh Xuân đã kiểm tra đột xuất tại cơ sở khám
chữa bệnh đông y Thọ Xuân Đường. Cơ sở này có đầy đủ giấy phép hoạt
động, hoạt động đúng phạm vi chuyên môn được cấp phép và tại thời điểm
kiểm tra, vị lương y này đang khám cho bệnh nhân.
Khi
kiểm tra, cơ quan chức năng đã yêu cầu nhà thuốc không được quảng cáo
chữa được 5.000 người bệnh ung thư, dễ gây sự hiểu lầm, quảng cáo quá
chức năng, khả năng thực hiện. Tuy nhiên, lương y Phùng Tuấn Giang khẳng
định, ông không hề quảng cáo đã chữa cho 5.000 bệnh nhân ung thư khỏi
hoặc đỡ bệnh như trên một bài báo mạng viết.
Theo Diệu Thu (Dân Việt)