Vuvuzela không chỉ ở sân bóng. Sân bay Tambo, cửa ngõ của Johannesburg,của Nam Phi và của cả World Cup đã có vuvuzela. Một tình nguyện viênđứng trong cái góc nhỏ của cả khu nhập cảnh rộng lớn cầm vuvuzela gắnlên miệng. Cảm giác anh ta chỉ dám dùng một nửa hơi chứ không gân cổ lênthổi khi tôi đi ngang qua.

Trên gác hai của sảnh chờ, một quan chức của BTC địa phương chào cảthế giới bóng đá cũng bằng vuvuzela trước khi bắt tay đồng nghiệp củatôi.

Vuvuzela thay nụ cười, thay lời chào, thay lời giới thiệu về cả đấtnước Nam Phi. Một niềm tự hào thực sự, dù ai cũng biết nó không hề làmtừ một thứ chất liệu đặc biệt, và bị hiện đại hóa rất nhiều, tới mứcngười ta có thể gọi nó là trumpet.

Đang có một cuộc đấu tranh chống lại sự hiện diện của vuvuzela ởWorld Cup. Ban đầu là một điều tra của một giáo sư ở tận Florida nước Mỹkết hợp với một giáo sư ở Pretoria (Nam Phi) về khả năng ảnh hưởng củanó tới thính giác của con người.

Và giờ đây là cả tổ chức chuyên vềthính giác của thế giới cũng mở một thí nghiệm riêng. Kết luận giốngnhau: Các CĐV ngồi trong SVĐ với hàng ngàn chiếc vuvuzela đồng ca sẽ tạora hậu quả nghiêm trọng về khả năng nghe về sau.

Thư Nam Phi: Vuvuzela bất tử

Đâu đâu cũng thấy hình ảnh quen thuộc của Vuvuzela

Đó là còn chưa nói tới khả năng ảnh hưởng của nó tới chuyên môn, côngtác trọng tài (1 chiếc còi là quá nhỏ bé so với cả vạn chiếc kèn), tớikhả năng liên lạc của các cầu thủ trên sân, của HLV (tiếng thét của cầuthủ bình thường cũng chỉ 7-80 decibel là “vĩ đại, còn vuvuzela thổi nhẹcũng có thể là trên 100 decibel). 

Chỉ còn vài chục giờ đồng hồ trước trận khai mạc giữa Nam Phi vàMexico ở Soccer City có sức chứa 90 ngàn chỗ ngồi (hơn gấp đôi so với MỹĐình). Cũng chỉ còn vài giờ cho cuộc đấu tranh có hoặc không có vuvuzelatrong các sân bóng World Cup 2010.

Nhưng hãy tin là vuvuzela sẽ vẫn hiện diện. Không thể khác được. Hômqua, người bán cờ của Nam Phi và các nước khác trên các con phố chạy dàitrên các sườn đồi của Pretoria, trong khu cửa hàng miễn thuế mà chúngtôi ghé qua mua ít vật dụng còn không nhiều bằng bán vuvuzela.

Vuvuzela là sản phẩm của người Zulu hiện có khoảng 10 triệu trongtổng số khoảng 40. Họ có một vai trò cực kỳ đặc biệt trải suốt chiều dàilịch sử Nam Phi. Từ một vị trí đặc biệt rồi trở thành tầng lớp bị trị,bị tẩy chay trong chế độ Apartheid, rồi giờ đây là biểu tượng của chiếnthắng. Tổng thống Jacob Zuma là người Zulu chính cống.

Loại bỏ vuvuzela là tước đi niềm tự hào của người Nam Phi chứ khôngchỉ là một nhạc cụ của người Zulu.

Hôm qua, khi tôi gặp những cổ động viên Mexico ở sân bay Tambo, họđều mang trên mình chiếc rộng vành vùng Teotihuacan đã trở thành biểutượng của người dân Mexico.

“Các bạn mang gì đến World Cup”? “Chúng tôi có chiếc áo, có niềm tin,và có chiếc mũ này. Người Mexico sẽ mang nó theo suốt hành trình”.

Vậy đấy, mỗi quốc gia có một niềm tự hào, có biểu tượng. Đã mangWorld Cup đến Nam Phi, tức là sẽ chấp nhận vuvuzela như một điều đươngnhiên. Và cả tình trạng tội phạm, cướp bóc nơi đây là thách thức khôngthể ngăn chặn.

Theo Phạm Tấn
Thể thao & Văn hóa