Với những công nhân xây dựng nay đây mai đó như RendaniMorodovha, World Cup không dành cho những người như anh. ViệcNam Phi được đăng cai World Cup hứa hẹn rất nhiều việc làm,nhưng trên thực tế không phải vậy. Giải đấu lớn nhất hành tinhlà cơ hội để Nam Phi nâng cao hình ảnh của mình trong con mắtthế giới, nhưng nó không đem lại giàu sang cho đại bộ phận nhândân, chủ yếu là người da đen.

#

“Liệu có đạo đức hay không khiNam Phi chi hàng tỉ USD để đăng cai World Cup, trong khi hơn 50%dân chúng, đại đa số là người da đen, sống trong cảnh dưới mứcnghèo khổ? Nếu một người bạn biết không cho con họ ăn uống,nhưng lại mời bạn uống bia, bạn sẽ vui vẻ tham gia uống cùng anhta? Và nữa, khi Giáng sinh đến, các bậc cha mẹ sẽ mua cho con họđồ chơi thay vì bánh mì?”.

Mukoma wa Ngugi, tác giả của nhiềubài báo sắc sảo đã đặt ra câu hỏi như vậy cho công luận Nam Phikhi World Cup còn chưa bắt đầu. Anh không có câu trả lời nào. Vàcâu hỏi “Chúng ta có một trách nhiệm đạo đức rất lớn là khôngđược dùng World Cup để lừa phỉnh nhân dân” cũng rơi vào một sựim lặng đáng sợ.

Những trí thức đầy lương tri của đất nước có 79% dân chúng dađen đã luôn tìm cách đánh thức chính phủ bằng những câuhỏi như thế, nhưng niềm vui sướng và hãnh diện của việc lần đầutiên trong lịch sử đất nước và châu Phi được tổ chức một WorldCup đã tạo điều kiện để họ lờ đi những vấn đề ấy.

Và những ngườida đen, có học vấn thấp, ít ý thức được quyền lợi của mình nhưngcũng không thể làm gì hơn nữa để cải thiện cuộc sống, cũng chỉcần có World Cup để vui sống về tinh thần nhằm tạm thời thoátkhỏi cảnh bần hàn. Tóm lại, World Cup, với những nhà kinh doanh,tài trợ và chính phủ, là bài toán lỗ lãi, với quảng đại bình dânlà vui vẻ để quên đi thực tại, và không gì hơn thế.

Thư Nam Phi: World Cup cho ai?

Không phải là một World Cup cho người nghèo

Cho World Cup này, FIFA đã ca ngợi cái gọi là “bộ mặt nhânbản của bóng đá” và đầu tư để xây dựng ở Nam Phi “20 trung tâmcho 2010”, một chương trình quan trọng nằm trong kế hoạch tổchức World Cup 2010, với mục tiêu nâng cao nhận thức về sức khỏecộng đồng, giáo dục và chất lượng bóng đá cho không chỉ Nam Phimà còn cả châu lục. Nhưng trên thực tế, những chương trình đượctài trợ ấy chỉ có ý nghĩa truyền thông và không đến được vớinhững người cần được hỗ trợ.

Sự hoài nghi và thất vọng vì bị lừaphỉnh là cảm giác chung của những người da đen có tri thức. Quaemail, Rendani, một công dân xây dựng có thể sử dụng máytính-điều cực kì hiếm hoi ở đây-viết cho tôi, rằng: “Họ có thểnói bất cứ vấn đề gì họ muốn, đội nào thắng World Cup này cũngđược, nhưng có World Cup hay không, thì cũng chẳng có điều thayđổi với tôi và gia đình tôi từ bao năm nay.

Tôi vẫn nay đây maiđó để kiếm việc và gửi số tiền ít ỏi về nhà. Tôi vẫn phải chứngkiến cảnh những SVĐ sáng loáng ngay bên cạnh những khu ổ chuộtvới những cơ sở y tế gần như bằng zero và những người thân thiếtcủa tôi dần dần chết vì AIDS, vì viêm gan B và đủ mọi bệnh tậtkhác. Công lí ở đâu?”.

Hầu hết những người da đen mà tôi gặptrên đường-những người lao động và cả thất nghiệp-đều có nhữngcâu trả lời tương tự, hoặc đơn giản hơn. 16 năm chế độapartheid, nhiều điều đã thay đổi, nhưng đất nước này vẫn bịchia làm đôi, giữa giàu và nghèo, giữa da trắng và da đen, vàđiều duy nhất ngự trị là tình trạng bất ổn về an ninh.

Thư Nam Phi: World Cup cho ai?

Trẻ em ở Nam Phi

Manghale Mokoena, một nhà báo da đen nghỉ hưu ở Johannesburg,đặt cho tôi một câu hỏi: “Nếu như Nam Phi không dành được quyềnđăng cai World Cup, liệu hàng tỉ USD ấy có thể được chi ra vànếu đã có thể được chi ra, tại sao nó không được chi để xây dựngbệnh viện và trường học cho chúng tôi?”. Xa hơn, Mokoena chorằng, “người ta sử dụng World Cup để làm thuốc phiện nhằm “giúp”nhân dân khỏi nghĩ đến cảnh sống thường nhật của họ”.

Nhưng ôngđoán chắc rằng, sau World Cup, gánh nặng của nợ nần và các chiphí đội lên trông thấy từ việc tổ chức sẽ đổ lên đầu ngườinghèo, và chính những người da đen sẽ “lĩnh đủ” từ World Cup,khi lạm phát tăng cao, vật giá leo thang và nhiều chi phí phúclợi xã hội dành cho họ, vốn đã rất ít ỏi, sẽ bị cắt thêm nữa.Khi kết thúc World Cup, vốn được các chính trị gia Nam Phi coinhư một cơ hội để đoàn kết một quốc gia nhiều sắc tộc, những vấnđề nghiêm trọng của quốc gia sẽ quay trở lại thành một nỗi ámảnh lớn lao.

Đã nóng trở lại vấn đề xung đột giữa 2 màu da đenvà trắng sau cái chết của một thủ lĩnh cực hữu da trắng cách đây2 tháng (đã có 3 nghìn người da trắng bị giết kể từ sau khi sụpđổ chế độ apartheid), đã xuất hiện tình trạng phân biệt chủngtộc ngược (người da đen kì thị da trắng), đã ầm ỹ những đòi hỏivề đất đai và tài sản của người da trắng từ phía người da đen.

Trong khi ấy, tổng thống Zuma (một người da đen) vẫn đang hàohứng với cuộc hôn nhân thứ 3, vẫn tiếp tục đưa ra các khẩu hiệunhằm củng cố uy tín trong người da đen, khi tiếng tăm của ông bịhoen ố vì những cáo buộc tham nhũng. Nhân dân nghèo thì vẫn chếtvì AIDS và những ai còn sống lại bị ru ngủ bởi những quan điểmkì lạ của (cố) Bộ trưởng y tế, người cho rằng, người ta có thểtránh AIDS bằng cách ăn tỏi!

Thư Nam Phi: World Cup cho ai?

Nam Phi được đầu tư nhiều để xây dựng cơ sở vật chất cho World Cup 2010

World Cup chỉ dành cho một thiểu số rất nhỏ những người dađen trung lưu và mới phất có mặt trên khán đài trong những trậnđấu, còn quảng đại quần chúng, những người được chứng kiến giảiđấu lớn nhất hành tinh trên đất nước và châu lục mình không đủtiền để mua vé vào sân, thậm chí không có điện để xem World Cupqua tivi. Điều duy nhất mà họ có được những ngày này, là cáiquyền được sung sướng, được ăn mừng và thổi vuvuzela một cách vôgiới hạn.

Sẽ là một bất công lớn lao không thể chấp nhận nổi nếuFIFA cấm nốt họ cái quyền được thổi cây kèn nhựa chất chứa từlồng ngực. Bởi có World Cup hay không thì tỉ lệ chết của ngườinghèo vì bệnh tật và tội ác mỗi ngày vẫn không giảm. Những lờituyên bố đầy lạc quan của chính phủ về việc có thể duy trì đượcviệc làm đã tạo ra trong dịp World Cup cũng đang bị nghi ngờ.

Rendani bảo bây giờ anh đang di chuyển xuống những vùng ở FreeState, cách Pretoria chừng 400 cây số để kiếm việc. Tôi khôngngạc nhiên nếu một ngày được gặp lại Rendani ngồi trên một hèphố, và đợi việc làm, như khi tôi đã gặp anh ở quảng trườngNelson Mandela ở Sandton.

Bức tượng cao 6 mét của nhà lãnh đạo huyền thoại đứng đó,tươi cười và đầy lạc quan. Ông đã mang World Cup đến Nam Phi vàcũng mơ ước giải đấu ấy sẽ là cơ hội đổi đời cho đất nước ông vànhững người cùng màu da với ông. Đấy cũng là giấc mơ của Rendanivà hàng triệu người da đen khác. Chờ đợi những World Cup khác.Cho châu Phi.

Theo Anh Ngọc
Thể thao & Văn hóa