Công chúng bắt đầu biết đến Thu Uyên là một biên tập viên sắc sảo của chuyên mụcCâu chuyện quốc tế trên Truyền hình Việt Nam.

Tiếp đó chị là một trong nhữngngười đầu tiên làm báo điện tử tại Việt Nam với trang VASC Orient – tiền thâncủa báo VietNamNet. Sau khi đi học tại Mỹ, trở về, chị tạo dựng nên tờ Công annhân dân Online, tham gia giảng dạy báo chí – truyền thông. Rồi chị rẽ ngang làmtruyền hình cáp, xây dựng kênh VTV9. Khán giả chỉ thực sự gặp lại chị từ talkshow truyền hình Tại sao không? và bây giờ là Như chưa hề có cuộc chia ly –chương trình đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Những gì Thu Uyên đã làm trở thành điểm khởi đầu trong cuộc trò chuyện với chủđề “Vượt qua giới hạn sáng tạo”.  

Thu Uyên:

Thường xuyên “nhảy việc” – đó là cụm từ có thể dùng để nói về chị. Vậy tất cảnhững công việc chị từng làm có điểm gì chung hay xoay quanh một mấu chốt nào?

- Nóchỉ xoay quanh một chữ: Học. Bạn có thể thấy tôi luôn sẵn sàng học nhiều thứ.Lúc tôi muốn học cái gì thì tôi sẽ lao vào làm cái đó. Học được rồi thì tôi sẽchuyển qua học cái mới, làm cái mới.

 Tôitưởng những gì chị đã và đang làm ấy đều xoay quanh chữ “sáng tạo”, tức là chịlàm công việc của người sáng tạo?

-Tôi không phân tích lúc làm việc này việc khác thì mình có sáng tạo hay không màtôi chỉ biết lúc ấy mình đang rất say mê cái đó. Tôi học nó và làm nó. Nếu bạnnói sáng tạo là sự không lặp lại lối mòn, không dẫm lên  vết chân của người khácvà vết chân của mình thì khi học cái mới, làm cái mới có nghĩa là mình không dẫnlên chính vết chân mình.

Chị có nghĩ bước qua công việc cũ để đến với công việc mới là một lần mình phủnhận bản thân? 

-Tôi không gọi đó là cách phủ nhận bản thân vì khi làm tôi không đặt mục đích đểngười ta đánh giá mình hơn hay kém. Những việc tôi làm trông rất khác nhau nhưngkhi đã quyết định làm gì thì tôi toàn tâm toàn ý, say mê nó. Không có cái nàohơn cái nào kém. Tôi tin chắc rằng một việc gì mình đã làm hết mình, với nănglực, tố chất và điều kiện mình có, thì sẽ được chấp nhận.

Ngàyxưa làm Câu chuyện quốc tế, nhiều lần chỉ có một nguồn hình và rất xấu, tôi vẫnlàm. Khi chuyển từ truyền hình sang làm báo online tôi tập trung hoàn toàn choonline, không vướng bận gì nữa về công việc ở truyền hình. Tôi không cần phảitính toán rằng trước đây tôi như thế nào và bây giờ tôi phải vượt qua ra sao.Đừng làm gì hời hợt, nửa vời thì sẽ không phải vật vã vì áp lực không đâu.

Thu Uyên:

Cho đến bây giờ chị vẫn xác định mình là người đi học? 

-Tôi biết là trong một số lĩnh vực tôi có thể đi dạy được rồi và tôi luôn luôn đidạy. Còn những gì với tôi là mới mẻ thì tôi luôn phải học chứ!

LàmNhư chưa hề có cuộc chia ly, tôi luôn được học. Đến nay, chương trình đã nhậnđược 30.000 bộ hồ sơ và tất cả cũng chỉ có câu chuyện chia ly. Mà chia ly bảnchất là một mối quan hệ ruột thịt hoặc mối quan hệ khăng khít, phụ thuộc lẫnnhau rồi bị tách rời.

Tại sao tôi sẵn sàng lao vào 30.000 hồ sơ như vậy? Đơngiản vì có hàng nghìn câu chuyện ở đó, nhiều điều tôi chưa hề được biết và tôicó thể học. Không phải tôi muốn chứng tỏ “A, tôi tìm được vụ này ở Vĩnh Linh haythế, ngày mai tôi đi Vĩnh Linh!”, rồi tôi kể cho mọi người điều đó. Không, tôibiết rằng khi gặp được câu chuyện ấy thì đó là may mắn trong cuộc đời mình.

Trước nay tôi không hề biết có hơn 30.000 ngàn trẻ em và người già được đưa từVĩnh Linh ra Bắc. Họ đã đi 600, 700 cây số dưới bom đạn để bảo tồn giống nòi.Phát hiện ra điều ấy, tôi hạnh phúc kinh khủng. Tất cả quá trình làm việc củatôi là đem đến những câu chuyện cuộc sống nho nhỏ thế.

Trong nghề nghiệp, cái giỏi của chị có phải là biết cách kể lại những câu chuyệnấy một cách thuyết phục, lôi cuốn? 

-Đúng là nghề nghiệp mà tôi đang làm đòi hỏi phải biết kể chuyện. Phong cách kểchuyện của tôi có thể hình dung thế này: Ngày mai tôi đi Vĩnh Linh, có thể tôisẽ gặp một người có giọng nói rất khó nghe. Người ta cho rằng việc đẻ con dướiđịa đạo là bình thường, nhưng đối với mình thì quả là điều phi thường.

Tôi biếtmình sẽ sung sướng, sẽ mở lòng mình để đón nhận tất cả. Cũng khi đó tôi đã biếtmình sẽ kể với khán giả mình đã mở lòng ra, được đón nhận những điều ấy vàtruyền đến mọi người. Cái gì là chân thành thì mình tiếp nhận chân thành, rồimình cũng chân thành kể lại cho khán giả, khi đó sẽ được đồng cảm. Vấn đề cònlại chỉ là dùng phương tiện gì để kể, truyền hình, báo giấy hay phát thanh,internet.

Sáng tạo tức là phải trồng cây chuối suốt ngày

Thu Uyên:

Trước Như chưa hề có cuộc chia ly, chị làm chương trình Tại sao không? được đánhgiá cao và chị đầy nhiệt thành và say mê với nó,  vậy tại sao chị lại “bỏ”?  

-Không phải do mình mới ra nước ngoài, trở về thì mình mới thấy sức ì rất lớnđang hiện trong cuộc sống. Tại sao không? ra đời trong bối cảnh các chương trìnhtruyền hình còn rất yếu, chỉ có game show có vẻ náo động, nên tôi càng muốn làmmột chương trình theo hướng đảo ngược, nghĩ khác đi.

Tôi phải bỏ nó vì lúc ấynhà sản xuất quá kém, không đồng bộ. Nói thẳng ra là người ta không nhìn ra mìnhphải cống hiến cho chương trình đấy mà chỉ nghĩ rằng chương trình ấy có lỗ haykhông. Trong khi đó, làm một chương trình sáng tạo thì giống như mình là ngườilên đồng, phải vắt hết mình, treo ngược mình lên. Tức là trồng cây chuối suốtngày, rất cực. Tôi dừng lại những không có nghĩa là tôi để cho nó chết. Nó vẫn ởtrong đầu. Lúc nào nó lại được tiếp tục phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Rồitại sao chị chuyển sang Như chưa hề có cuộc chia ly? 

Tạisao không? có thể rất có ích đối với sáng tạo, tác động đến sự thay đổi tư duy.Tôi đã nghĩ vậy. Nhưng sau này suy nghĩ của tôi đã đổi khác rất nhiều.

Làmtruyền thông hay làm báo, bao giờ cũng có một chuyện là trừ khi cứu một doanhnghiệp hay cứu một ai đó khỏi chết đuối thì mới cảm thấy việc mình làm thực sựcó hiệu quả, mới có thể nhận biết được rõ. Chương trình vì người nghèo, mỗi nămhuy động được bao nhiêu tỉ, nhưng nói thật, tôi không nhìn thấy nó cứu được ai.

Bây giờ tôi muốn nhìn thấy cứu được người, còn nếu không, có cảm giác là mìnhmới đưa ra một thông điệp và thông điệp ấy ở trạng “có thể” cứu được người, tứclà rất “cải lương”, không thấy được. Với chương trình này tôi đã thấy được. Tôikhông ngồi nói như làm Thời sự quốc tế,  không ảnh hưởng từ xa như Tại saokhông?, mà làm cụ thể. Như chưa hề có cuộc chia ly cho hiệu quả ngay lập tức,cứu được người ngay lập tức.

Đã có hàng trăm gia đình, những người lưu lạc nhau đã được đoàn tụ - đó là hiệuquả mà chương trình mang lại. Còn khán giả đã được khóc, được mừng rỡ vì nhữngkhoảnh khắc lay động lòng người, với cảm xúc rất chân thực… Đó là hiệu ứng màNhư chưa hề có cuộc chia ly mang lại. Chị thấy còn điều gì khác ngoài tình thânvà sự đoàn tụ đầy xúc động được bộc lộ trên màn ảnh? 

-Ngoài khóc và cười còn có những điều quan trọng hơn nữa mà tôi thấy được. Ngồixem chương trình ấy là những người mong chờ được chứng kiến những câu chuyệnnhân ái, biết những câu chuyện ấy để nhân ái hơn nữa. Họ sẽ dễ thông cảm và chiasẻ với những người đang mang hoàn cảnh như thế và khi biết những câu chuyện chialy ấy thì họ biết giữ gia đình nhiều hơn, nếu thấy xung quanh còn ai bị chia lynhư thế thì mình sẽ giúp.

Thu Uyên:

Khiquyết định thực hiện chương trình này tôi đặt ra ba mục tiêu và không ngờ mìnhlại đạt được nhanh thế. Với 176 trường hợp tìm ra tính đến thời điểm hiện tạithì con số ấy phải hiểu là được nhân lên gấp đôi với hai bên gia đình và nếu làđại gia đình thì còn bao người có liên quan.

Sốnăm thất lạc nhau theo hồ sơ của chương trình thì tính trung bình ra là 33 năm.Sắp tới có trường hợp 73 năm chưa gặp gia đình. Thử tưởng tượng xem, mình xa conmình một ngày, không biết tin gì về nó mình đã khóc đứng khóc ngồi. Hai ngày thìsự lo lắng đã nhân lên đôi. Trong khi đó có những người xa nhau hàng bao nhiêunăm… Tiếp xúc với những trường hợp như thế, thực sự tôi mới biết được bi kịchcủa sự chia ly mà tuyệt vọng.

Ngàyxưa xem bức tranh Scream, tức “tiếng thét”, hay có thể hình dung là há mồm ra màkêu, trông đã thấy nó rất kinh khủng: Một chiếc đầu lâu cất tiếng thét. Bây giờtôi mới hiểu hét mà không ra tiếng thì còn kinh khủng hơn nữa. Những người lưulạc hay thất lạc người thân ai cũng hét mà không ra tiếng và không ai cứu họhết, họ tuyệt vọng. Đến chương trình này họ mới có thể nói ra. Riêng việc lêntiếng của họ tức là họ đã đỡ đi một nửa.

Điềukhiến tôi ức chế là có những trường hợp chương trình tìm ra rồi mới phát hiện racon của họ vừa mới chết. Mình phải chịu. Nhưng dù sao, được nói với mình một lầnlà họ đã bớt đi một phần gánh nặng. Khi đó tôi vẫn cảm thấy mình còn có ích.

Tôi không xem lại chương trình của mình 

Có thể coi Như chưa hề có cuộc chia ly là chương trình đạt tới đỉnh cao của chịvà chị sẽ khó mà làm được chương trình nào hơn thế?

 -Thực sự tôi không coi đây là chuyện vượt qua bản thân, vượt qua những gì mà mìnhđã làm hay thế nào. Đây cũng không phải chuyện lên dốc hay xuống dốc. Ai quantâm đến điều này chứ tôi không quan tâm! Có những lúc tôi chủ động xuống dốc. Làdo chủ ý của mình thôi. Tôi có một đặc điểm là khi làm xong thì tôi không xemlại chương trình của mình. Bây giờ nếu nói tôi lại phải nghĩ ra cái gì hơn nữađể chứng tỏ bản thân thì không, tôi không có nhu cầu ấy. Sướng nhất với tôi bâygiờ chắc là được ở nhà nuôi mèo. (Cười).

Thu Uyên:

 Giớihạn cho sức sáng tạo, cho sức vóc con người có hay không và vượt qua giới hạn đóthế nào là do chính bản thân mình. Điều quan trọng là với mỗi công việc mình đãlựa chọn, đã đem tâm huyết để đặt vào đó thì mình sẽ làm đến giới hạn cuối cùng.Có người đã nói, tốt nhất hoặc không gì cả. Thành công hay không sẽ do ngườikhác đánh giá… Chị có nghĩ thế?

 -Đúng vậy. Mình quyết định làm gì và làm hết sức mình chứ không cần phải bận tâmnó có thành công hay không. Nói chữ giới hạn thuần về lý thì hóa ra mình có thểngạc nhiên về chính sức mình. Đó là năm 2007, kênh VTV9 ra đời và chương trìnhNhư chưa hề có cuộc chia ly cũng phải ra đời, ngày 11/12 lên sóng. Cùng lúc tôiphải thiết lập hai hệ thống, từ A đến Z như thế, còn tham nhiều công việc khác.

Khi tôi như sắp kiệt sức, anh Trần Bình Minh bảo tôi: Em cứ làm đi. Em mệt chứgì? Cứ làm đi, xong rồi sẽ thấy em làm được tất. Hồi đó mỗi ngày tôi được ngủ 5tiếng đã là nhiều. Thế rồi mọi việc cũng hoàn thiện. Quả đúng, sức con người làvô tận, mình say mê thì sẽ làm được tất. Còn không, ngay việc đơn giản như nhấccái cốc này lên thì cũng không làm được.

 Tôitưởng một người thực sự chuyên nghiệp thì luôn chuẩn bị kỹ tất cả mọi thứ, đểkhi sẵn sàng bắt tay vào làm thì mình chỉ việc triển khai theo hệ thống, theotừng bước tuần tự?

-Nếu thế thì sẽ chỉ làm trong các công ty đa quốc gia được thôi và trở thànhngười rất quan liêu. Còn muốn thực sự sáng tạo thì hãy đi dò đá mà qua sông. Tựném đá xuống sông và vẫn đi được; nếu dẫm lộn cổ thì chèo lên hòn đá khác. Ôngtrùm truyền thông Rupert Murdoch khi mở thị trường Hong Kong sẽ thiết lập tất cảmọi thứ và chỉ việc dẫn quân sang. Nhưng như thế đâu còn gì là thú vị nữa! Đó làcách cũ rồi. Sướng nhất là việc dò đá chứ!

Thu Uyên:

Nhiều người trông vào chị sẽ thấy được mẫu hình của người phụ nữ thành đạt vàrất sắc sảo; và như thế thì liệu bão tố có dám rình rập trước cửa nhà chị?

 - Trong công việc, khi có nhiều kinh nghiệm làm việc hơn thì mặc nhiênnhững bão tố bên ngoài sẽ không ảnh hưởng gì nhiều đến mình. Xã hội bây giờ khácrồi, người có năng lực làm việc sẽ được coi trọng. Nhưng mọi người cứ nghĩ bãotố là từ bên ngoài nhưng bão tố nhiều khi là do mình tạo ra đấy chứ! Người ta cứhay tạo ra bão tố từ những việc không đâu còn tôi thì có thể triệt tiêu được bãotố. Vì sao? Vì thực sự tôi không có tham vọng quyền gì, chức gì, chiếm được cáinày cái kia, phải xuất hiện ở nơi này nơi khác. Mọi câu chuyện của tôi đơn giản:Nếu mình quan tâm đến cái gì đó có giá trị với mình hay không thay vì quan tâmnó có gía trị gì với người khác như thế nào thì mình sẽ không phải chịu bão tốnhiều lắm.

Hạnh phúc hiện tại của chị là gì?

 -Tưới cây, nuôi mèo, đi chơi với con – đó là những việc có thể làm tôi hạnh phúc.Hay ngồi đây nói chuyện với bạn, nghe được vài câu hỏi thú vị, thì đó cũng cóthể coi là hạnh phúc.

Cám ơn chị!

Theo Bùi Dũng
Sống Mới