Đó là những con số đượcbáo chí Hồng Kông đưa ra hồi tháng 8.
Còn sau khi Chủ tịch nướckiêm Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Hồ Cẩm Đào hối thúc hải quânnước này “sẵn sàng cho xung đột vũ trang và đẩy mạnh hiện đại hóa hải quânnhư một phần trong nỗ lực bảo về nền hòa bình thế giới”, ngày 6/12, hãng tinAFP đã cho đăng những con số “chính”để minh họa thực lực của Hải quân Trung Quốc.
![]() |
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. |
TheoAFP, khi 2/3 thế giới là đại dương,hải quân trở thành sức mạnh thực sự của một nước. Lực lượng Hải quân - đóngvai trò quan trọng trong mục tiêu của Trung Quốc trở thành một cường quốcquân sự trên thế giới, gồm có:
- 300.000 lính trong tổng số2,3 triệu binh sĩ thuộc Quân Giải phóng Nhân dân (PLA), trong đó bộ binh là1,7 triệu.
- Ba hạm đội: Bắc Hải (đóng ởThanh Đảo), Đông Hải (ở Ninh Ba) và Nam Hải (ở Trạm Giang).
- Tàu sân bay đầu tiên củaHải quân Trung Quốc, được đặt tên là Shi Lang, mới được thử chạy thử trênbiển lần đầu tiên vào ngày 10/8.
- Khoảng 30 tàu nổi cỡ lớn(gồm cả các tàu khu trục trang bị tên lửa).
- Khoảng 50 tàu chiến hiệnđại.
- Khoảng 60 tàu ngầm thôngthường và 6 tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân.
- Một số ít tàu ngầm hạt nhântrang bị tên lửa đạn đạo.
“Điểm nhấn” của Hải quân Trung Quốc…
Do ảnh hưởng của nhiều nhântố như chiến lược hải quân, thực lực kinh tế và trình độ kỹ thuật, binhchủng Hải quân Trung Quốc thời kỳ đầu lấy việc phát triển tàu ngầm, khôngquân-hải quân và tàu cao tốc làm chủ đạo.
Nhưng sau đó, việc Trung Quốc- trước là úp mở, sau đó công khai tàu sân bay đầu tiên - cho thấy nhữngthay đổi trong chiến lược hải dương của nước này.
Hàng không mẫu hạm đầu tiêncủa Trung Quốc (mua lại của Ukraine và được nâng cấp lại) là một trong ba hệthống vũ trang có thể xem như tiêu biểu cho việc mở rộng tầm chiến lược củaTrung Quốc, ngoài loại máy bay tàng hình đầu tiên mà Trung Quốc đang chế tạovà một loại tên lửa tầm xa có khả năng tiêu diệt các mục tiêu di động trênbiển mà Trung Quốc mà giới phân tích gần đây nhiều lần nhắc đến.
Tàu sân bay có ý nghĩa vôcùng to lớn đối với Hải quân Trung Quốc: có thể tổng hợp lực lượng tàuchiến của Hải quân Trung Quốc và có thể cung cấp năng lực phòng khôngtầm xa cho Hải quân.
Tàu sân bay cũng có thểgiúp hải quân nước này nâng cao trình độ thông tin hóa cũng như có thểnâng cao năng lực tấn công tầm xa trên biển.
… những điểm “bổ sung”
Chỉ trong vòng 2 thập niêntrở lại đây, Trung Quốc đã kiến tạo được một lực lượng tàu ngầm và tàu đổ bộlớn nhất châu Á.
Theo một bản báo cáo mới ratháng này của ông Dean Cheng, một chuyên gia về quân sự Trung Quốc tại tổchức có tên Heritage Foundation, trong vòng mấy mươi năm trở lại đây, TrungQuốc tập trung phát triển không quân và hải quân thay vì chỉ tập trung vàobộ binh như trước đó.
Năm 2010, Trong Quốc trởthành nước đóng tàu lớn nhất thế giới với hai công ty đóng tàu nhà nước CSSCvà CSIC với tổng số hơn 200.000 công nhân sản xuất ra các tàu dân dụng vàquân đội.
Theo website của CSSC, về mặtcấu trúc, đây là xương sườn hỗ trợ cho hải quân Trung Quốc.
Trung Quốc cũng không ngừngtăng cường các lực lượng quân sự nhằm đảo bảo lợi ích trên biển của nước nàyvà mỗi lực lượng được trang bị hàng chục tàu nặng từ 1-5.000 tấn, thậm chícó tàu nặng từ 130-1.500 tấn, với nhiều chiếc có trang bị vũ khí.
Đứng thứ nhất trên thế giớivề số quân thường trực, đứng thứ 2 về kinh tế, thứ 3 về sức mạnh quân sự vàđang không ngừng gia tăng sức mạnh này trong 2 thập niên trở lại đây.
Theo giáo sư tiến sĩ MarvinC. Ott, thuộc đại học John Hopkins, bắt đầu từ 20 năm trở lại đây, TrungQuốc đã gia tăng quân sự từ 13-15% mỗi năm.
“Trung Quốc từ lâu đã đầu tư,phát triển khả năng quân sự cũng như tăng cường chi tiêu quốc phòng 30 nămnay, đặc biệt là 20 năm trở lại đây. Cách mà Trung Quốc tăng cường khả năngquân sự cũng rất cao và đáng chú ý”, tiến sĩ Marvin C. Ott nói với hãng tinAP hồi tháng 8.
Còn theo báo cáo hàng năm vàonăm 2010 của Bộ Quốc phòng Mỹ, từ năm 1989, ngân sách quốc phòng Trung Quốctăng gần 13%/năm.
Tháng 3 năm nay, phát ngônviên Quốc hội Trung Quốc Lý Triệu Tinh cho biết, ngân sách quốc phòng nămnay của nước này là 91,5 tỷ đôla. Tuy nhiên, tờUSA Today số ra ngày 28/7 tríchnguồn viện nghiên cứu American Enterprise cho biết con số thực sự có thể là300 tỷ USD.
“Với số tiền ấy và với lượngnhân công rẻ trong nước, Trung Quốc có thể làm được một khối lượng vũ khíkhổng lồ”, USA Today bình luận.
Với việc du nhập, nâng cấp vàsản xuất nhiều vũ khí, những năm gần đây, sức mạnh quân sự Bắc Kinh đã vươnlên những vị trí cao trên thế giới. Theo Global Fire Power, Trung Quốc đang đứng thứ 3 sau Mỹ và Nga so về sứcmạnh quân sự. Năm 2010, vị trí này của Trung Quốc là thứ nhì.
… và thực hư
Tuy nhiên, giới phân tíchquân sự phương Tây cho rằng song song với những điểm mạnh, quân sự TrungQuốc cũng có những giới hạn.
Mặt khác, theo ông NathanHughes, Giám đốc phân tích quân sự tổ chức STRATFOR, mặc dù có số quân chínhthức đông đảo, nhưng quân đội Trung Quốc hiện nay có trình độ kỹ thuật kháthấp, đặt ra dấu hỏi về khả năng ứng dụng thiết bị.
Thêm vào đó, các chuyên giacho rằng rất nhiều vũ khí chế tạo tại Trung Quốc lấy từ phiên bản của Nga màTrung Quốc mua từ những năm 1980 nên mắc những lỗi lạc hậu hoặc dễ dàng bịvũ khí “đàn anh” khống chế.
Giới phân tích nhận định tổngsố tàu chiến trên thế giới sẽ giảm trong những năm tới vì kỹ thuật phức tạpvà liên tục thay đổi khiến giá thành tàu chiến trở nên đắt đỏ hơn, buộc cácnước phải sử dụng ít tàu chiến nhưng có tính năng đa dụng hơn.
Ví như về chiếc tàu sân bayđầu tiên của Trung Quốc, hãng tin Reutersngày 14/7 từng dẫn lời các nhà phân tích khẳng định hải quân TrungQuốc còn phải mất nhiều năm mới có thể có sự hiện diện đáng kể về hàng khôngmẫu hạm tại các vùng biển ở châu Á, vốn là vùng hoạt động của hải quân Mỹ kểtừ Chiến tranh Thế giới thứ II.
Sang thế kỷ mới, tấn côngtrên biển trở thành một trong những mô hình quan trọng của tác chiến hảiquân hiện đại. Tàu sân bay có khả năng khống chế trên biển cực lớn, hỏa lựcmạnh, là vũ khí lý tưởng để đối phó với hải tặc và thế lực khủng bố trênbiển.
Thế nhưng, giới chuyên gianói rằng hàng không mẫu hạm của Trung Quốc chủ yếu được sử dụng trong huấnluyện mà thôi vì việc điều hành hàng không mẫu hạm đòi hỏi kinh nghiệm màphải cần thời gian mới có thể tích lũy được.
Hải quân Mỹ cho đến nay vẫnđược coi là lực lượng chủ đạo nhất trên thế giới, đối mặt với một loạt yêucầu như cuộc khủng hoảng ở Libya, nạn hải tặc cũng như đòi hỏi sự hiện diệncủa lực lượng này ở trên biển để đáp ứng nhu cầu triển khai nhanh lực lượngtrên bộ.
Theo Dân trí