Người tiêu dùng rất hoang mang trước các thông tin nhiều loại thực phẩm giả, được làm bằng nhựa từ Trung Quốc tràn về Việt Nam trong thời gian gần đây.
Người tiêu dùng rất hoang mang trước các thông tin nhiều loại thực phẩm
giả, được làm bằng nhựa từ Trung Quốc tràn về Việt Nam trong thời gian
gần đây. Nghi vấn một đường dây sản xuất và tuồn thực phẩm giả bằng nhựa
vào Việt Nam.
Mứt trái cây bằng nhựa tuồn vào VN
Trước tết, cơ quan
chức năng vừa phát hiện một lô hàng mứt táo được nhập từ Trung Quốc của
một doanh nghiệp tại Cần Thơ được làm từ… hạt nhựa.
Chiều 5/2 vừa
qua, tại trụ sở Công an Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ), cơ quan chức năng
tiến hành mở niêm phong lô hàng nhập lậu có xuất xứ từ Trung Quốc. Trong
lô hàng này có 2 thùng mứt táo, màu sắc sặc sỡ với một màu xanh và một
màu vàng. Khi tiến hành kiểm nghiệm đã phát hiện phần hạt táo được làm
bằng nhựa cứng có hai màu xanh đậm và vàng. Trên bao bì sản phẩm có in
chữ Trung Quốc.
Ngoài ra, còn có một thùng mũ gòn khô rất cứng và có màu đỏ sậm.
Khi cho vào nước, sản phẩm này nhanh chóng ra màu đỏ đục nhưng vẫn rất
cứng không như mũ gòn bình thường.
Gạo nhựa Trung Quốc gây xôn xao
Vào
năm 2011, dư luận xôn xao về một loại gạo lạ mang tên "gạo Thái Lan"
xuất hiện tại TP.HCM. Gạo này có những dấu hiệu khác thường như hình
dạng thon dài đến 10mm, đều tăm tắp, không có hạt gãy đôi, sứt mẻ, bụng
không bạc. Khi nấu lên, cơm không có mùi thơm, hạt đàn hồi như cao su.
Song, vụ việc này sau đó cũng chưa có kết luận vì không còn mẫu để phân
tích, đối chứng.
Trước đó, một tờ báo tiếng Hàn Quốc tại đặc khu
hành chính Hong Kong của Trung Quốc đã đưa tin về loại gạo giả, được bán
tràn lan trên thị trường Trung Quốc. Những hạt gạo giả này là hỗn hợp
của bột khoai tây, khoai lang và nhựa tổng hợp.
Một chuyên gia về thực phẩm Hong Kong cho hay: “Người ta nhào nặn
bột khoai tây và khoai lang thành hình hạt gạo rồi cho thêm nhựa tổng
hợp resin vào hỗn hợp đó. Do các hạt gạo giả hoàn toàn khác gạo thật nên
chúng rất cứng sau khi nấu. Ngoài ra nhựa tổng hợp resin rất độc hại
đối với cơ thể người”.
Đầu 2012, nghi vấn gạo nhựa cũng gây xôn
xao ở Hà Nội khi nhiều người dân ở quận Hoàng Mai khẳng định đã mua gạo
nhựa về nấu cơm và không thể ăn được. Cơ quan chức năng đã vào cuộc kiểm
tra nhưng vẫn không thể tìm ra được loại gạo này. Gạo làm bằng nhựa vẫn
là một nghi vấn chưa có câu trả lời cuối cùng.
Rùng mình mực cao su nhập từ Trung Quốc
Đã từ lâu, dư
luận trong nước đã nhiều lần cũng chấn động trước thông tin một loại mực
ăn được cho là làm bằng cao su nhập từ Trung Quốc.
Vào giữa năm 2012, loại mực cao su này được bán tràn lan tại nhiều
nơi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế. Mực này trông giống như mực khô
thật, đã được xé và tẩm gia vị, có màu trắng hồng. Tuy nhiên, mực này
không có mùi như mực thông thường. Khi đốt, loai mực này cháy đen rất
nhanh, có mùi khét như mùi polymer cháy và bóp thử than thì vỡ vụn. Khi
nhai cũng không dai như mực thông thường.
Đặc biệt, giá loại mực
này rất rẻ, chỉ từ 230.000 - 250.000 đồng/kg, bằng 1/3 so với giá mực
nguyên con thông thường, do đó rất nhiều người mua. Chúng được đựng
trong những bao nylon trong suốt để khách hàng dễ nhận thấy. Các loại
mực này đều không có nhãn mác, xuất xứ và hạn sử dụng.
Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với
cơ quan quản lý thị trường đã lấy mẫu loại mực lạ bày bán tại chợ Đông
Ba đưa ra Hà Nội kiểm tra. Kết quả cho thấy, mẫu mực lấy ở chợ Đông Ba
không đảm bảo chất lượng.
Vào năm 2010, loại mực khô được làm
bằng cao su tổng hợp, bã sắn dây xuất hiện nhiều tại Hà Nội và một số
tỉnh khác. Loại mực này được cho là có xuất xứ từ Trung Quốc, được làm
giống y như thật. Khi đốt lên chỉ thoang thoảng có mùi đặc trưng của
mực, khi cho vào miệng nhai thì dai như cao su.
Theo một số
chuyên gia, loại mực khô xé sẵn này có thể được chế biến từ xurimi (tức
thịt cá xay, có thể là cá vụn), hay xenlulo "cán ép". Xenlulo hay còn
gọi là chất xơ, là một nguyên liệu vẫn thường được dùng trong công
nghiệp thực phẩm, có thể được tổng hợp từ tinh bột hoặc từ nhiều nguồn
bã nguyên liệu như bã sắn dây, củ sắn... Nếu sử dụng những nguyên liệu
này, sẽ không gây nguy hại đến sức khỏe, song không có giá trị dinh
dưỡng. Và vì giá thành của những chất liệu như xenlulo và xurimi khá rẻ
nên những người thiếu lương tâm có thể lợi dụng để làm ra mực giả, thu
lợi nhuận lớn.
Trứng giả dẻo như cao su
Vào tháng 3
năm 2012, tại Hà Nội, xuất hiện thông tin một người dân đi ăn bún trên
phố Chùa Hà (quận Cầu Giấy) thấy một quả trứng và nghi là giả bởi khi
cắt lát, uốn cong rồi thả ra, miếng trứng trở về hình dạng ban đầu,
không bị đứt vỡ. Các vết dao cắt trên bề mặt trứng giống hệt khi cắt
thạch hay cắt cao su... bề mặt rất mịn, không xốp hay bột như trứng
thường. Ăn thử thấy vị nhạt nhạt...
Theo TS Lê Duy Hàm, Viện
trưởng Viện Di truyền nông nghiệp, qua xác minh đã xác định loại trứng
nghi giả ở Hà Nội thực chất là loại trứng phục vụ người ăn chay. Ở Trung
Quốc, người ta còn mở cả lớp dạy làm trứng này. Do giá thành rẻ hơn
trứng bình thường nên dân buôn nước mình mua về, trộn lẫn với trứng gà,
trứng vịt bán kiếm lời. Đây thực chất là hành vi gian lận thương mại.
Theo các trang mạng giải trí Trung Quốc, việc làm trứng giả cũng
khá công phu: Lòng trắng trứng được tạo ra từ sodium alginate, phèn,
gelatin, clorua canxi, bột màu... Còn lòng đỏ trứng được chế từ
tartrazine, clo, canxi... Tất cả được trộn vào khuôn hình quả trứng để
tạo thành khối, sau đó được cho vào khuôn nhựa để làm lớp vỏ bên ngoài
nhìn như thật. Việc làm trứng giả thu được lợi nhuận khá cao.
Báo
chí Trung Quốc nhận định, dù các chất để làm trứng giả khi vào cơ thể
con người không có tác động quá lớn, rõ rệt tới sức khỏe. Nhưng nếu
người tiêu dùng vô tình ăn loại trứng gà giả này kéo dài sẽ dẫn đến mất
trí nhớ và những vấn đề về não, hoặc gây đau dạ dày.