Kỳ thi tuyểnsinh vào ĐH, CĐ đã qua đi. Có một thực tế đáng bàn là năm nay, nói đúng hơnlà nhiều năm gần đây, số lượng học sinh thực sự mặn mà với chuyện đăng kýthi vào ĐH, CĐ khối C không cần thống kê ra thì hẳn mọi người cũng biết làgiảm rất nhiều so với các năm trước.

Đã có nhiều người bàn về nguyên nhân dẫn đếnthực trạng trên song chưa có một kiến giải nào lột tả rõ bản chất của vấnđề.

Trước hết, số lượng thísinh đăng ký dự thi ít hay nhiều phải xét từ phía học sinh. Học sinhđăng ký thi ĐH khối C trước hết phải là những học sinh học khá, giỏi vàcó sự đam mê ở khối học này ít nhất 1 đến 2 môn (văn, sử hoặc địa). Đólà những học sinh chọn được xu hướng nghề nghiệp đúng với sở thích, khảnăng của mình và hiển nhiên sẽ nhiều khả năng đạt kết quả.

Số còn lại cũng thi khốiC nhưng đại bộ phận là học sinh học lực trung bình, thậm chí yếu nênbiết không thể thi nổi vào các khối A, B, D..., “cùng đường” nên mới thivào khối C. Những cô cậu tú này nghĩ đơn giản rằng khối C chỉ học thuộcbài là được.

Ở góc độ học thuật, ai đãhọc khối C mới biết khối học này không đơn giản. Những sinh viên bankhoa học xã hội giỏi, thành đạt đều thực sự là những người thực sự thôngminh chứ không phải chỉ có học thuộc bài?

Cũng cần nói thêm là nhucầu xã hội, đời sống kinh tế đã góp phần thu hút học sinh lao vào cácchuyên ngành tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ mà làm ngơ với các môn xãhội. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên các ngành tự nhiên, kỹ thuật, côngnghệ có nhiều cơ hội việc làm, lương cao. Cơ hội việc làm ở các ngànhkhoa học xã hội hiện đều thấp, thu nhập ít hơn nhiều so với khối các đơnvị kinh doanh, sản xuất.

Xã hội phân công lao độngphù hợp với xu thế phát triển của đất nước. Ở thời điểm này, đất nướcrất cần người có chuyên môn khoa học kỹ thuật nên khối tự nhiên “đắtgiá” là đương nhiên, nhưng khoa học xã hội không phải vì thế mà bị rẻrúng.

Ở các quốc gia tiên tiếntrên thế giới, khoa học xã hội hay khoa học tự nhiên đều quan trọng nhưnhau, bổ trợ cho nhau và dĩ nhiên là không thể thay thế cho nhau được.

Nhưng vấn đề là không thểnói suông nếu cơ hội việc làm của các sinh viên các ngành khoa học xãhội vẫn cứ khó; nếu lương và thu nhập của các cơ quan, đơn vị sử dụngnhiều nhân lực đào tạo từ khối C, nhất là khối hành chính sự nghiệp, vẫncứ quá thấp so với khối sử dụng nhiều nhân lực đào tạo từ khối A, B, D(doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh v.v...),

Việc học sinh không mặnmà với khối C vì thế mà cứ như bài toán khó không dễ tìm ra lời giải.

Theo Đào Tấn Trực
Người lao động