AlbumSa mạc tình yêu, sản phẩm chung của Đàm Vĩnh Hưng và Thanh Lam vừa đượcphát hành, được không ít người quan tâm bởi đây là một album khá đặc biệt. Hainhân vật chính đều quá nổi tiếng trên nhiều phương diện và lâu nay vẫn được xemlà đại diện cho hai trường phái, hai đẳng cấp hoàn toàn khác nhau: một ca sĩhàng đầu của thị trường và một diva hàng đầu.

Côngluận luôn đặt kỳ vọng rất lớn vào các diva, bởi họ là những ca sĩ được xem làtiên phong trong việc khám phá và đem lại sự mới mẻ cho đời sống âm nhạc, gópphần vào sự phát triển của nhạc nhẹ Việt Nam, ngoài ra họ còn là “mẫu mực” nghềnghiệp của một cánh chim đầu đàn.

1. AlbumSa mạc tình yêu có phải là dự án khám phá tương tự như Đức Tuấn với cakhúc nhạc kịch Broadway, Tùng Dương với âm nhạc điện tử…? Có thể trả lời ngay:Không có.

Trongbối cảnh mà các ca sĩ nhạc Việt đang nỗ lực xây dựng phong cách của mình đối vớimột thể loại âm nhạc như: Anh Khoa với Rock, Hà Anh Tuấn với R&B, Mỹ Tâm vớiPop/Ballad hay ngay cả chính Thanh Lam đã từng với Acoustic, Blues - jazz… thìlần này Thanh Lam hát “lung tung” - có cả Pop, Rock, nhạc ngoại, nhạc xưa và cảnhạc thị trường. Có thể nói đây là album tổng hợp như đa số các ca sĩ thập niên1980-1990 - một “đóng góp” cho sự thụt lùi!

Tiếc bản lĩnh một diva!

Thanh Lam và Đàm Vĩnh Hưng hợp tác trong album Sa mạc tình yêu. Ảnh: Thành Nguyễn

Sự kết hợp giữa Thanh Lam và Đàm Vĩnh Hưng là sự kết hợp của hai thái cực:Đàm Vĩnh Hưng không thể giúp Thanh Lam tiếp tục hành trình của một diva vàThanh Lam không thể giúp Đàm Vĩnh Hưng trở thành… divo. Như vậy sự kết hợplần này, nếu được chỉ có thể là tạo ra một “thành tựu” mới giữa một giọng cađẳng cấp và một giọng ca hàng đầu thị trường - có lẽ đó cũng là điều mà côngluận đang hồi hộp đợi chờ.

Rấttiếc cái gọi là “kết hợp” chỉ như là một việc cho có lệ. 13 ca khúc trong albumthì chỉ có 2 ca khúc họ hát chung và cả 2 cũng chỉ đơn giản là chia câu để hát,thiếu vắng những thủ pháp như hòa bè (ngoại trừ vài nốt cuối trong bảnNgày em đi), vocal, hát đồng âm, hát “đế” những tiết nhạc ngắn chen vàogiai điệu chính… như chúng ta có thể bắt gặp trong albumNgày hát đôi (Hà Anh Tuấn - Phương Linh) hoặcVì ta cần nhau (Hồng Nhung - Quang Dũng). Chưa kể (như trong bàiTình nuối tiếc - nhạc Ý), có khi không phải là sự hòa hợp mà là việc tựbộc lộ cá tính giọng hát của mỗi người.

2. Thanh Lam đã chấp nhận hát những bản nhạc khá xa lạ với các diva trướcđây như:Một mai em đi (Trường Sa),Tuổi xa người (Từ Công Phụng)… và hát cả nhạc thị trường của Nguyễn HồngThuận. Có thể thấy rằng Thanh Lam hát những bản nhạc dễ nghe để gần gũi với thịtrường hơn, theo “e” của thị trường, không bùng nổ, kịch tính như một thời giandài Thanh Lam đã hát. Vì vậy, giọng hát Thanh Lam trong album này thể hiện quamột số bài rất dịu dàng, đằm thắm, nồng nàn và đắm say, đó là điều duy nhấtThanh Lam có được đối vớiSa mạc tình yêu. Tuy nhiên việc chọn bài có thể nói chưa xứng tầm cho mộtdiva. Những ca khúc nhưSa mạc tình yêu (nhạc Nhật) vớiKilling Me Softly (Nỗi đau dịu dàng) hoặcTuổi xa người (Từ Công Phụng) vớiTrái đất còn riêng mình ta (Nguyễn Hồng Thuận) quá khác biệt về tínhchất, cảm xúc âm nhạc.

Ngoàira, khán giả của các ca khúc nhạc xưa rất dị ứng với việc hát sai lời, nhưngThanh Lam trong bàiMột mai em đi đã phạm phải điều đó: “bỡ ngỡ buông tay” thì hát “đã lỡbuông tay”, “mơ dấu chim bay” hát thành “như dấu chim bay”, “gọi gió theo mây vềngàn” thì hát “gọi gió tha mây ngàn về”, “hư không” hát thành “như không”… đócũng là điều khó chấp nhận đối với một bản thu âm.

AlbumSa mạc tình yêu có đạt được yếu tố thị trường hay không, có lẽ còn cầnchờ đợi. Nhưng nhìn chung qua album này, không có khám phá gì mới đối với ThanhLam và cả Đàm Vĩnh Hưng, không có sự kết hợp nào đúng nghĩa giữa 2 người. ThanhLam tạm rời xa hào quang diva để chỉ đơn giản là hát những bài hát nhằm có thểhy vọng bán nhiều đĩa và quảng bá tên tuổi mình trong thị trường âm nhạc. Điềuđó có lẽ cũng bình thường, vì mỗi nghệ sĩ cũng cần tiền bạc cho cuộc sống, mớicó thể tồn tại để sáng tạo. Tuy nhiên, Thanh Lam không dũng cảm một mình mộtngựa giữa chốn sa trường, mà phải nương nhờ vào tên tuổi của Mr Đàm, điều đócũng rất tiếc cho bản lĩnh của một diva…

Lam không còn xưa?

Trong phần giới thiệu về album này, phía nhà sản xuất của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cho rằng: “Điều thành công đáng ghi nhận nhất ấy là việc Đàm Vĩnh Hưng đã đưa được Thanh Lam trở về với đúng Thanh Lam của những ngày xưa ấy… vẫn nồng nàn, quyến rũ và đầy cá tính… Không còn cách hát giông bão như những album sau này, Thanh Lam trở về vẹn nguyên, đơn sơ, giản dị và nồng ấm với những bản tình ca được hòa âm đơn phương, giản dị mang màu sắc Aucostic. Thanh Lam đàn bà hơn, yếu đuối và bản năng hơn với Một mai em đi, Killing Me Softly, Sa mạc tình yêu…”.

Hơn 10 năm trước trong album 4 giọng ca vàng, Thanh Lam đã định vị tài năng của mình với ca khúc Ngày em đi (Nhật Trung) với giọng 2 quãng 8, da diết thiết tha nhưng ở album mới này cô đã giảm tông để hát cùng Đàm Vĩnh Hưng và chính việc giảm tông ấy đã làm giọng hát của Thanh Lam chìm hẳn. Có cảm giác cô đang tập bơi lại trong chiếc hồ mà cô đã đạt quán quân hơn một thập kỷ trước. Trước và sau Thanh Lam không ai có thể hát bài này hay hơn cô, ngoại trừ chính Thanh Lam đã “vượt qua chính mình”. Tinh thần khao khát mong chờ giờ chỉ còn là hồi ức.

Ở ca khúc Nỗi đau dịu dàng (Killing Me Softly), một ca khúc rất nổi tiếng của Roberta Flack, ở Việt Nam cũng khá quen thuộc qua giọng hát của nữ ca sĩ hải ngoại Khánh Hà, Thanh Lam hát khá nhẹ nhàng nhưng lại khoác thêm trong giọng hát của mình một chiếc áo Anh ngữ không đạt chuẩn. Thanh Lam dường như không còn là mình khi hát song ngữ, cho dù cô đã đệm thêm những nhấn nhá nhưng vẫn không thể quay ngược suy nghĩ rằng đó vẫn là một thất bại thật sự của cô. Ở Sa mạc tình yêu, dù đó là bài khá chất của Thanh Lam trong album này nhưng vẫn không thể không liên tưởng đến một người cũng đã từng hát bài này rất thành công trước đây, Ý Lan. Còn cả Lý ngựa ô vốn được bật mí “lần đầu tiên Thanh Lam hát giọng Nam khi thu âm”, mong rằng đó cũng là lần cuối cùng khi cô thử sức ở một địa hạt vốn không phải là sở trường của mình.

Sa mạc tình yêu, khó có thể gọi hướng mà Lam đang đi là quay về bởi giọng hát cô cho dù đã tiết chế hơn nhưng vẫn không lấp ló bóng dáng của ngày xưa. Ngày xưa với những Hoa sữa, Mây trắng bay về, Xa quê, Một thoáng Tây hồ… vẫn là những đỉnh cao trong sự nghiệp ca hát của Thanh Lam.

Dấu ấn đậm nhất của album này là dấu ấn của Đàm Vĩnh Hưng và có cảm giác rằng Thanh Lam thật sự không còn là mình trong không gian âm nhạc của Đàm Vĩnh Hưng. Và hướng đi có thể thấy rõ của cô là Thanh Lam muốn đánh mạnh vào thị trường bình dân, thị trường mà Đàm Vĩnh Hưng xưng bá bấy lâu. Nhưng việc phải tiết chế đến không-còn-là-mình, âm nhạc dễ dãi, thỏa hiệp đã dần biến Lam thành một ca sĩ thị trường nhiều hơn. Chỉ có điều phân khúc người nghe trước đây của Lam ít người nghe Đàm Vĩnh Hưng và ngược lại. Chính vì thế không thể không đặt câu hỏi vậy liệu tham vọng nghệ thuật của album này là gì?

Theo Thể thao Văn hoá