Kể từ vụ sét đánh định mệnh đó, cuộc đời Thanh Trường đã bị thayđổi hoàn toàn.
Những ngày này, đội bóng “vô danh” Kienlongbank Kiên Giang đang hân hoantrong câu chuyện cổ tích: cán đích ở vị trí á quân giải hạng Nhất và thănghạng V.League. Mừng cho K.KG nhưng lại chợt thấy buồn cho số phận bi đát củacựu tiền vệ Trần Thanh Trường của Kiên Giang, người bị sét đánh trong trậnđấu trên sân Vĩnh Long 3 năm trước.
Kể từ vụ sét đánh định mệnh đó, cuộc đời Thanh Trường đã bị thay đổi hoàntoàn, từ một cầu thủ khỏe mạnh bỗng cận kề điểm chết, bị xóa trắng ký ức vàđánh mất năng lực hành vi. Đến tuổi 30, con người ta đủ độ trưởng thành đểxây dựng cơ đồ, nhưng ở ngưỡng “tam thập nhi lập”, Thanh Trường phải bắt đầutừ những hành vi cơ bản nhất của con người.
Hành trình thứ nhất: Đi tìm sự sống
“Khi trận đấu mới trôi đến phút 13, bấtthình lình, một tiếng sét long trời lở đất giáng xuống cách vòng tròn trungtâm sân vận động Vĩnh Long khoảng chừng 100 m. 25 cầu thủ và trọng tài nằmrạp xuống đất, còn trên khán đài khán giả nhớn nhác bỏ chạy. Sau giây phút kinh hoàng, mọi người nhổmdậy với gương mặt thất thần, cắt không còn giọt máu.
Nhưng vẫncòn 2 cầu thủ nằm trên sân là Phạm Dư Thiên Chương (Vĩnh Long) và Trần ThanhTrường (Nguyễn Hoàng Kiên Giang). Khi tổ y tế lao tới, người ta thấy ThanhTrường trong tình trạng bất tỉnh nhân sự, máu ở mũi, lỗ tai trào ra khôngngừng. Ai cũng ngỡ cầu thủ này đã chết” -Trọng tài chính Trương TrầnQuang Tuấn rùng mình nhớ lại khoảnh khắc kinh hoàng vào chiều 2/5/2008 khiđiều khiển trận đấu giữa Vĩnh Long và Kiên Giang ở giải hạng Nhì.
![]() |
Được đưa đến bệnh viện Vĩnh Long ngay lập tức, nhưng các bác sỹ cũng nhìnTrường trong ánh mắt tuyệt vọng. Bởi cơ hội sống chỉ còn chưa đầy 1%. Chỉcòn một hy vọng mong manh là chạy xung điện. Kỳ lạ thay, khả năng sinh tồncủa con người tưởng như đã bị trời gọi về cõi vĩnh hằng đã giúp Thanh Trườngdần dần hồi tỉnh.
Dẫu sao, khi tính mạng đã được bảo toàn thì Thanh Trường lại đứng trước mộtthử thách hiểm nghèo khác: 99% anh phải sống đời thực vật. Số phận quá ưkhắc nghiệt với chàng cầu thủ mới chớm 26 xuân xanh này.
Thanh Trường sinh ra trong một gia đình nghèo ở xã Hiếu Tử (Tiểu Cần, TràVinh). Tốt nghiệp trung học phổ thông, Thanh Trường không có ý định theonghiệp sân cỏ bởi anh chỉ coi bóng đá là một môn thể thao rèn luyện sức khỏevà thú vui đơn thuần. Nhưng định mệnh đã hướng Thanh Trường về nẻo đường oannghiệt.
Trong những lần tham dự các giải của tỉnh nhà, Thanh Trường vô tình lọt vàomắt xanh của HLV Lương Trung Minh, lúc đó đang dẫn dắt đội Đá Mỹ Nghệ SàiGòn. Cảm nhận được tiềm năng của tiền vệ này, ông Minh đã đến tận nhà đểthuyết phục Thanh Trường theo nghiệp bóng banh. Một phần vì hoàn cảnh khókhăn, một phần vì cũng chưa có định hướng nghề nghiệp gì, Thanh Trường đãchấp nhận ý mệnh của số phận.
Trong 5 năm khoác áo Đá Mỹ Nghệ Sài Gòn, Thanh Trường đã nỗ lực tập luyệnrất nhiều để bù đắp lỗ hổng đào tạo căn bản. Với nền tảng kỹ thuật khá tốt,cộng thêm đức tính chăm chỉ và yêu nghề, tài năng của Thanh Trường dần chínvà được thừa nhận.
Ai cũng ngỡ, đời Trường từ nay đã đổi thay, sẽ sang trang khác tươi sánghơn, nhất là khi anh chuyển sang khoác áo đội hạng Nhì Nguyễn Hoàng KiênGiang. Nhưng nghiệt ngã thay, số phận không chấp nhận điều đó, nó hướng anhtới SVĐ Vĩnh Long vào cái buổi chiều định mệnh cách đây hơn 3 năm về trước.
Ròng rã trong 3 năm qua là những chuyến ngược xuôi Trà Vinh - TPHCM để chữatrị cho Trường. Một tháng nằm ở Trung tâm Oxy cao áp TPHCM (quận 10), trảiqua 2 tháng tập vật lý trị liệu ở một bệnh viện y học dân tộc tại quận 8…những đồng tiền tích cóp sau những tháng ngày buôn thúng, bán mẹt của bố mẹThanh Trường, cũng như tấm lòng hảo tâm của các đồng nghiệp, cơ quan hữuquan đã lần lượt ra đi.
Túi đã rỗng tiền, nên tình thế buộc gia đình Trường phải quay trở về nhà đểtìm đến bệnh viện y học dân tộc ở tỉnh để tiếp tục quá trình điều trị. Gầnnhà, nên mọi chi phí cũng đỡ tốn kém hơn và cũng có thêm thời gian để chạyvạy kiếm tiền.
Trong quãng thời gian đó, bố mẹ Thanh Trường cũng như bị sét đánh tronglòng. Mọi nguồn mưu sinh chỉ trông vào bà mẹ Lê Thị Anh (54 tuổi) tần tảobuôn bán sớm hôm bởi ông bố Trần Văn Quân chỉ quanh quẩn bên người con traiút tội nghiệp, hướng dẫn nó làm những điều mà ông dậy con hơn 20 năm trướcnhư tập đi, tập ăn và tập làm vệ sinh cá nhân.
Lòng thương con vô bờ bến, sự kiên trì, bền bỉ chống lại định mệnh của đôivợ chồng già đã giúp Thanh Trường trở lại đời thường. Anh đã có thể đi lại,tự mặc quần áo, và trả lời được những câu hỏi như tên là gì, hay nhà ở đâu.Cứ thế, cứ thế, 3 bóng người nương tựa và đưa nhau dò từng bước để mongthoát khỏi bể khổ cuộc đời.
Hành trình thứ hai: Đi tìm trí nhớ và conchữ
Sau khi dính đòn thiên lôi, não bộ của Thanh Trường bị tổn thương rất nặng,dẫn đến mất trí nhớ. 30 tuổi, nhưng Trường lại phải bi bô tập nói. 30 tuổi,và dù đã tốt nghiệp PTTH, nhưng Trường lại không thể nhớ nổi một chữ bẻ đôi.Dường như, trong cái thân xác 30 tuổi này, là một cậu bé con mù mịt về mọithứ. Thương đứa con tội nghiệp và thiếu may mắn, ba mẹ Thanh Trường thêm mộtlần nữa bước vào hành trình thứ hai là tìm cái chữ cho con.
![]() |
Công việc này nghe ra có vẻ đơn giản khi chỉ cần đăng ký cho Thanh Trườnghọc lại từ lớp 1 hay 1 lớp học xóa mù nào đó là xong. Nhưng mọi chuyện khônghề đơn giản như thế. 30 tuổi lại ngồi chung lớp 1 những đứa trẻ lên 6 là mộtchuyện khiến tất cả đều ái ngại, ngoại trừ Thanh Trường.
Hơn nữa, những e ngại về chuyện đầu óc Thanh Trường chưa được tỉnh táo củangười đời đã khiến cho giấc mơ bước vào lớp 1 của Trường vẫn chỉ là giấc mơ.Vô vọng, đôi vợ chồng già lại phải bóp mồm, bóp miệng để tìm gia sư cho con.
Không biết thù lao còm cõi (300.000 đồng/tháng) hay bởi công việc quá vất vảmà “người thầy” này cũng đã xin thôi việc sau khoảng 2 tháng đưa ThanhTrường đi trên hành trình tìm chữ. Đã năm lần bảy lượt bố mẹ anh gõ cửa gặpnhững người làm giáo dục, nhưng đều chỉ nhận câu trả lời là “Chờ tìm cáchgiải quyết”. Lại dở dang, lại chờ đợi trong tuyệt vọng. Biết đến bao giờ hỡiông trời?
Đội lên V.League rồi, anh ở đâu?
Giữa tháng 8/2011, đúng 3 năm 3 tháng sau phút thứ 13 nghiệt ngã của trậnđấu trên sân Vĩnh Long, đội bóng Kienlongbank Kiên Giang (Nguyễn Hoàng KiênGiang trước đây) thăng hạng V.League mùa tới. 3 năm trước, khi Thanh Trườngcòn là một cầu thủ khỏe mạnh và tài năng thì đội bóng đang thi đấu ở giảihạng Nhì. Nay đội vươn lên hạng Chuyên nghiệp thì Thanh Trường lại tụt xuống30 năm thứ hạng cuộc đời.
Phải chăng, những chuyện éo le đến quặn lòng này cứ mãi xẩy ra đến với nhữngthân phận khốn khổ. Có phóng viên hỏi Thanh Trường: “Có biết tin đội bóngthăng hạng V.League không?”, khuôn mặt ngây ngô của anh bừng sáng và anhđáp: “Con có biết. Con mừng lắm. Có tiền con sẽ đi thăm chúc mừng anh em”.Ôi những giọt nước mắt ngây thơ luôn chảy xuôi!
Nói đến chuyện tiền, lại nhớ, hôm nhận số tiền 15 triệu đồng của Liên đoànBóng đá Việt Nam hỗ trợ lần thứ hai (do ông Nguyễn Hữu Bàng - Phó Tổng thưký trao hôm 8/8), bà Lê Thị Anh đã rưng rưng nước mắt cho biết, kể từ ngàyThanh Trường gặp nạn cũng là lúc gia đình bà luôn rơi vào cảnh túng quẫn.
Nhưng dù khổ cực, nhưng trong ánh mặt đăm chiêu của người mẹ vẫn toát lênánh sáng lạc quan. Bởi công sức, sự kiên trì chữa chạy đã phần nào lấy lạiđược “sự sống” cho đứa con tưởng chừng như đã về với thiên cổ. Mừng choThanh Trường đã hồi sinh kỳ lạ để hôm nay đã thoát khỏi kiếp sống thực vật.Nhưng chắc chắn, cuộc trường chinh tìm lại quãng đời đã mất của Thanh Trườngvẫn còn gian nan.
Cùng với Thanh Trường, Phạm Dư Thiên Chương cũng được đưa vào bệnh viện cấpcứu. May mắn là chỉ bị dư chấn nhẹ, nên anh đã xuất viện ngay. Thiên Chươngđã quay trở lại đá bóng thêm 1 năm nữa. Sau đó, cầu thủ này đã giải nghệ vàđi học. Bây giờ, Thiên Chương đã chuyển đến sinh sống ở Cần Thơ
Đã 3 năm trôi qua và bây giờ, trọng tài Trương Trần Quang Tuấn đã cầm còichính ở giải hạng Nhất. Nhưng từng ấy thời gian cũng không khiến ông phai mờđi âm thanh kinh hoàng ấy: “Đêm đêm, tôi vẫn bị giật mình bởi nỗi ám ảnh củabuổi chiều hôm đó. Khi ngủ, nghe tiếng sấm sét là cũng sợ, ngủ không được.Nếu điều khiển một trận đấu mà có mưa giông, sấm chớp là tôi sẽ dừng trậnđấu ngay”.
Theo Bongdaplus