Tờ
Telegraph (Anh) vừa đăng bài viết độc quyền hé mở 54 phút liên lạc của
chiếc máy bay mất tích MH370 thuộc hãng Malaysia Airlines.
Bản
ghi âm của các đoạn đối thoại trên diễn ra giữa cơ phó và tháp không
lưu cũng như các nhân viên không lưu, bắt đầu từ khi chiếc Boeing
777-200 lăn bánh trên đường băng cho đến khi nó mất tín hiệu trên biển
Đông.
Bản
ghi âm trên bao gồm cả thời điểm mà các nhà điều tra tin là máy bay đã
bị phá hoại cũng như những lời cuối bất thường “Được rồi, chúc ngủ ngon”
của cơ phó 27 tuổi Fariq Abdul Hamid lúc 1 giờ 19 phút sáng 8-3.
![]() |
![]() |
Bản ghi âm mà Telegraph có được |
Các
nhà phân tích cho rằng chuỗi trao đổi kia có vẻ “hoàn toàn bình
thường”, trừ 2 điểm. Đầu tiên là đoạn trao đổi lúc 1 giờ 7 phút, cho
biết máy bay đang bay ở độ cao hơn 10,5 km. Điều này không cần thiết vì
chỉ lặp lại thông điệp của 6 phút trước và diễn ra vào thời điểm then
chốt – lúc hệ thống liên lạc Acars trên máy bay gửi đi tín hiệu cuối
cùng trước khi nó bị vô hiệu hóa khoảng 30 phút sau đó. Bộ truyền phát
của MH370 bị tắt lúc 1 giờ 21 phút nhưng các nhà điều tra tin là Acars
bị tắt trước câu chào của Hamid.
Thứ
hai là thời điểm máy bay mất liên lạc và chuyển ngoặt hướng về phía Tây
xảy ra tại nơi chuyển giao giữa không lưu Kuala Lumpur – Malaysia và TP
HCM – Việt Nam. “Nếu muốn cướp máy bay thì đó là địa điểm phù hợp nhất”
– ông Stephen Buzdygan, một cựu phi công lái Boeing 777 của hãng
British Airways (Anh), nói.
Bản ghi âm cho thấy nếu thực sự các phi công có liên quan đến vụ mất tích của MH370 thì họ đã che giấu ý định thực rất cẩn thận.
Báo
Telegraph cho hay đã liên tục yêu cầu Malaysia Airlines, Cục Hàng không
dân dụng Malaysia và văn phỏng của Thủ tướng Najib Razak xác nhận bản
ghi âm trên. Chỉ có văn phòng thủ tướng trả lời với nội dung họ không
tiết lộ bản ghi âm.
![]() |
Máy bay Úc tìm kiếm đến tận đêm 21-3. Ảnh: Reuters |
Ngày
22-3, lực lượng cứu hộ Úc đã mở rộng vùng tìm kiếm các vật thể nghi là
mảnh vỡ của máy bay mất tích trên vùng biển xa xôi cách TP Perth 2.500
km về phía tây nam và tăng cường số lượng máy bay.
Cơ
quan An toàn hàng hải Úc cho hay có 3 máy bay Úc, 1 máy bay New Zealand
và 2 máy bay thương mại bay đường dài đang tham gia tìm kiếm. Máy bay
Trung Quốc và Nhật cũng sắp có mặt. Ngoài ra, còn có 2 tàu hàng đang có
mặt và tàu hải quân Úc HMAS Success sẽ đến vào trưa 22-3 (giờ địa
phương).
Hình
ảnh vệ tinh được chụp từ ngày 16-3 nên đến nay, nhiều khả năng các vật
thể nghi ngờ đã chìm, theo lời Phó Thủ tướng Úc Warren Truss.
Trong
khi đó, Lầu Năm Góc ngày 21-3 cho biết họ đang xem xét đề nghị từ phía
Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein muốn Washington cung
cấp thiết bị giám sát dưới biển để giúp tìm kiếm MH370.
Bộ
trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho hay sẽ có câu trả lời về vấn đề
này trong thời gian sớm. Hiện Mỹ cũng tham gia tìm kiếm vật thể mà vệ
tinh của Úc chụp được ở Nam Ấn Độ dương.
Malaysia
Airlines hôm 21-3 cũng tiết lộ MH370 chở theo pin lithium ion, được cho
là hàng hóa nguy hiểm và có thể phát cháy nếu gặp nhiệt độ cao. Loại
pin này là thủ phạm của khoảng 140 sự cố trên máy trong vòng 23 năm qua,
theo Cơ quan Hàng không liên bang Mỹ.
Tuy
nhiên, ông Ahmad Jauhari Yahya – tổng giám đốc Malaysia Airlines –
khẳng định số pin trên được đóng gói và vận chuyển đúng quy cách nên có
thể không gây nguy hiểm.
Theo Hải Ngọc (Nld.com.vn)