Bên cạnh việc chữa trị vết thương trên mình cụ Rùa hồ Gươm, cầncó những nghiên cứu sâu hơn về giống rùa này nhằm duy trì nòi giống và bảo tồnquỹ gene, các nhà khoa học đề xuất.
Rùa ở hồ Gươm được cho là cùng loài với một con khác ở hồ Đồng Mô(Hà Nội), và từng tồn tại ở Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình. Nếu điều này được chứngminh, các nhà khoa học cho rằng có khả năng lai tạo chúng để nhân giống. Tuynhiên cũng có một số ý kiến khác cho rằng rùa ở hồ Gươm là loài hoàn toàn mới,khác biệt.
Theo tài liệu của chương trình bảo tồn rùa châu Á (Asia TurlePropram), thế giới ghi nhận còn bốn con rùa Hoàn Kiếm (tên khoa học là Rafetusswinhoei). Trong đó, ở Việt Nam có hai cá thể, một sống ở hồ Gươm và một ở hồĐồng Mô, hai con còn lại ở Trung Quốc.
![]() |
Rùa Hoàn Kiếm (Rafetus swinhoei) tại hồ Đồng Mô, Sơn Tây, năm 2008. Ảnh: ATP. |
Khả năng nhân giống cụ rùa
Tim McCormack, giám đốc ATP, cho rằng nhân giống rùa Hoàn Kiếmnói chung, cụ rùa hồ Gươm nói riêng là việc làm thiết thực nhất lúc này để bảotồn loài rùa này trước nguy cơ tuyệt chủng. “Nói dại, nếu một mai cụ Rùa ra đimà chưa có con cháu nối dõi tông đường thì sẽ là tổn thất rất lớn không chỉ vềmặt sinh học, mà cả về tâm linh đối với người Việt", ông nói.
ATP cho rằng rùa ở hồ Gươm và rùa ở hồ Đồng Mô là cùng loài và cóthể lai tạo giống được. Tuy nhiên giới khoa học trong nước có ý kiến trái chiều.Chẳng hạn Phó giáo sư Hà Đình Đức, người có hơn 20 năm nghiên cứu rùa ở hồ Gươm,cho rằng đây là loài hoàn toàn mới, không giống bất cứ con rùa nào đã được biếtđến.
Mặc dù vậy, theo ông Tim McCormack, nếu có đủ điều kiện về môitrường sống cho con đực con cái, thì ngay cả khi ghép đôi sinh sản động vậtkhông cùng loài cũng không có vấn đề gì.
![]() |
Cụ Rùa Hồ Gươm năm 2005. Ảnh do Phó giáo sư Hà Đình Đức cung cấp. |
Trên thực tế, khi ghép cá thể không cùng loài, có thể sinh ra conlai, như ghép ngựa và lừa sẽ ra con la. Tương tự, với loài rùa nói chung, khitìm ra con rùa gần loài, cũng sinh ra một số con lai, McCormack phân tích.
"Về mặt khoa học, thế hệ đầu tiên (F1), con sinh ra có thể bị vôsinh hoặc vẫn tiếp tục sinh sản được. Những con sinh sản được ở lứa F1 cho rađời con thuộc lứa F2, F3... Trong các lứa ấy, thế nào cũng có con mang genethuần với gene một trong hai cá thể ban đầu, lứa F0, tức là mang gene thuần củaRùa ở hồ Gươm", Tim McCormack khẳng định.
Cũng theo ông McCormack, những nỗ lực tìm kiếm rùa Hoàn Kiếm ngàycàng trở nên khó khăn. Trung Quốc trong hai năm 2008, 2009 đã "se duyên" cho haicon rùa Hoàn Kiếm, thu được 600 trứng trong 3 năm, nhưng không trứng nào nởthành con.
"Trường hợp xấu nhất, được coi là giải pháp cuối cùng phải nghĩtới việc ghép đôi sinh sản rùa ở Đồng Mô với rùa ở Trung Quốc, tạo giống mới chorùa loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng này", McCormack nói.
Rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô được xác nhận là giống đực, con rùanày có thể ghép đôi sinh sản với cá thể cái Rùa Hoàn Kiếm ở Trung Quốc. Tronghội thảo về rùa vừa qua ở Singapore, phía Trung Quốc rất ủng hộ phương án này,McCormack cho biết sau khi trở về từ hội nghị. .
Nếu phương án được phía Việt Nam chấp thuận, một nửa số cá thểcon nở thành công sẽ được đưa về Việt Nam mỗi năm; còn cá thể rùa đực ở hồ ĐồngMô sẽ được đưa trở lại hồ Đồng Mô sau một số năm thực hiện ghép đôi nhân giống.
Cho đến nay chưa ai biết giới tính của cụ Rùa trong hồ Gươm. Đểxác định điều này cần có sự quan sát kỹ lưỡng hoặc lấy mẫu ADN.
Nghi ngại
Tuy nhiên, phó giáo sư Hà Đình Đức (người có kinh nghiệm 20 nămnghiên cứu về rùa Hoàn Kiếm), giáo sư Lê Trần Bình (Viện công nghệ sinh học) vànhiều nhà khoa học khác cho rằng, Rùa Hồ Gươm không phải loài Rafetus swinhoei,mà là loài mới được đặt Rafetus leloii. Ông Đức cho rằng không thể nhân giốnghai cá thể không cùng loài.
![]() |
Ảnh so sánh sọ rùa hồ Gươm và giải Thượng hải. Theo ông Đức, rùa hồ Gươm là loài mới, không phải giải Thượng Hải. Ảnh: Hà Đình Đức. |
Ông Hà Đình Đức nói rằng, về mặt khoa học hai loài khác nhau khigiao phối trứng sẽ không thụ tinh nên nhân giống sẽ không kết quả. Nếu hai loàikhác nhau giao phối có thể sinh ra cá thể con F1 nhưng thế hệ này bất thụ (khôngcó khả năng sinh sản). Trên thế giới cũng chưa thấy nghiên cứu nào nhân giốnghai loài rùa khác nhau, mà chỉ biết khi lừa đực giao phối với ngựa cái sẽ sinhra con la; ngựa đực giao phối với lừa cái sinh con Hinny đều bất thụ.
Giáo sư Mai Đình Yên, phó chủ tịch Hội sinh thái học Việt Nam,cho rằng cũng như bất kỳ loài nào, duy trì nòi giống là việc nên làm, chưa kểrùa Hoàn Kiếm là rùa quý hiếm, trên thế giới chỉ còn 4 con sống sót.
“Dù muốn hay không, cụ Rùa cũng như bao nhiêu sinh vật khác, mộtngày nào đó sẽ chết, nên những nghiên cứu về giống loài của rùa tại Việt Nam làcần thiết để tuy trì nòi giống của cụ Rùa, một loài vật còn mang giá trị tâmlinh”, giáo sư Yên nói.
Trước tiên, theo giáo sư Yên, phải xem giới tính cụ, sau đó,xác định cụ thuộc loài nào rồi so sánh với với 3 con rùa còn lạitrên thế giới, cùng loài nào thì nên “ghép đôi”.
Theo ông yên, việc ghép đôi lai tạo nên được thử nghiệm trêncá thể rùa ở Đồng Mô trước với hai cá thể rùa ở Trung Quốc. “Nếumọi việc tốt đẹp, sau đó mới tiến hành với cá thể rùa ở hồ HoànKiếm”.
Các nhà khoa học cảnh báo, sức ép về mặt tâm linh là yếu tố gâykhó khăn trong hoạt động liên quan đến cụ rùa. Ngoài ra, với kích thước lớn,việc vận chuyển rùa Hoàn Kiếm cũng là một yếu tố gây khó khăn. Ông Yên cũng chorằng có thể còn tồn tại những con rùa cùng loài Hoàn Kiếm khác nữa trên lãnh thổViệt Nam chưa được tìm thấy.
Theo Thu Hương
Vnexpress