Tại cuộc họp mới đây củaHiệp hội Địa Vật lý Mỹ, các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ(NASA) lần đầu tiên thông báo phát hiện một sinh vật biển, có hình dánggiống loài tôm, dưới lớp băng khổng lồ ở Nam Cực.
Các nhà khoa học cho biết sau khi khoan một lỗ rộng khoảng 20cm và thả máyquay phim đặc biệt xuống dưới sâu lớp băng dầy ở Nam Cực, họ đã phát hiệnmột loài động vật giáp xác rất giống loài tôm đang bơi lội tung tăng dướinước.
Ngoài ra, họ còn quan sát được một động vật xúc tu có thể là một con sứa dàikhoảng 30cm.
Với phát hiện này, các nhà khoa học tin rằng phía dưới lớp băng lạnh lẽo vàkhông có ánh sáng ở Nam Cực có thể còn rất nhiều loài sinh vật tồn tại. Điềuđó còn cho thấy một cuộc sống rất phức tạp dưới lớp băng Nam Cực.
![]() |
Ảnh minh họa |
Đoạn băng quay phim này cóthể giúp các nhà khoa học xem xét lại những giả thuyết trước đây về cuộcsống trong môi trường khắc nghiệt.
Theo nhóm nhà khoa học này, nếu những sinh vật biển như loài tôm có thể sinhsống ở độ sâu dưới 180m dưới lớp băng ở Nam Cực, thì những môi trường khácnhư Mặt Trăng Europa của Sao Mộc hẳn phải có sự sống.
Nhà nghiên cứu về vi trùng học Cynan Ellis-Evans thuộc Cơ quan khảo sát NamCực của Anh cho rằng phát hiện này gây ra sự tò mò thú vị.
Ông cho biết từng có những phát hiện tương tự, nhưng chưa lần nào trực tiếpnhư lần này. Có thể loài sinh vật này chỉ sống tạm thời, sau đó chúng lạibơi đi những vùng khác.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Stancy Kim, thuộc Phòng thí nhiệm Moss LandingMarine ở California, một đồng tác giả của nghiên cứu, không đồng tình vớilập luận này vì bà cho biết khu vực nghiên cứu nằm cách biển ít nhất 20km.
Theo