Nhiều dân buôn haychủ doanh nghiệp cho biết, chưa bao giờ cần vốn như cuối năm, thời điểm phảiđảo nợ ngân hàng, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, lo lương thưởng nhân viên...,đấy là chưa kể có những chủ doanh nghiệp còn chơi chứng khoán. Bí vốn, nhiềungười phải "cắn răng" tìm đến "tín dụng đen" dù lãi suất trên trời.
Chị Hải, trọ ở ngõ 110 Trần Duy Hưng (Hà Nội)cho biết, mới đây chị mua chiếc xe Honda Lead trả góp ở một cửa hàng trênđường Nguyễn Trãi, với lãi suất lên tới 2,2% một tháng (tương đương 26,4%một năm).
Theo chị Hải, tại cửa hàng này, khi mua xe trả góp, khách hàngchỉ cần trả trước tối thiểu 30% giá trị xe, còn lại có thể vay với thủ tụcrất đơn giản. Chị Hải vay 20 triệu đồng, thời hạn 6 tháng, trả gốc và lãichia đều hàng tháng. Như vậy, tính ra mỗi tháng chị Hải phải trả cho cửahàng 3.770.000 đồng. “Gần như tiền lương hàng tháng của tôi nướng hết vàoviệc trả nợ xe, nghĩ thấy xót lắm. Tôi định vay bạn để trả trước hạn, nhưngcửa hàng yêu cầu nếu trả trước hạn thì lãi suất lên tới cắt cổ 4,5% mộttháng”.
Thông thường, khi khách hàng mua xe máy tại các đại lý ủy quyền của cáchãng, nếu không đủ tiền, khách hàng có thể lựa chọn hình thức mua trả góp.Tuy nhiên, không phải đại lý nào cũng liên kết với ngân hàng để cho kháchhàng vay vốn, có đại lý chỉ liên kết với các công ty tài chính nhỏ lẻ, nênlãi suất khách hàng phải chịu rất cao. Khi lãi suất ngân hàng tăng nóng nhưthời gian qua thì tín dụng “chợ đen” lại càng được đà “leo thang”.
Còn với các cửa hàng xe máy tự do có áp dụng hình thức mua xe trả góp,ngoài một số điểm liên kết với ngân hàng trong việc cho vay, thì có cửa hàngtự bỏ vốn cho vay, và tất nhiên, lãi suất cao “cắt cổ”.
Theo anh Thắng, nhân viên đại lý kinh doanh và bảo dưỡng của hãng Yamahatrên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội), khách hàng khi mua xe máy trả góp nên tìmhiểu kỹ xem điểm bán xe liên kết với đơn vị nào để cho vay vốn, và trong hợpđồng phải thỏa thuận rõ việc trả tiền trước hạn thì chịu lãi suất bao nhiêu.“Tốt nhất nếu có đủ tiền thì hãy mua xe ga, còn không mua xe số cũng tốt, cóphải mua đất hay nhà để ở đâu mà phải chạy vay tín dụng chợ đen cho khổ”,anh Thắng nói.
Lãi suất “chợ đen” thời gian gần đây ngày càng tăng "nóng" do biến độnglãi suất trên thị trường ngân hàng, có nhiều trường hợp phản ánh đã phải vayngoài với mức lãi lên tới hơn 30%, thậm chí 35% một năm.
Theo chị Linh, chủcửa hàng quần áo trên phố Trần Điền, bà cô chị bán hàng ở chợ Đồng Xuân kể,vừa rồi phải vay nóng 200 triệu đồng nhập hàng về trữ để bán Tết, với lãisuất 32% một năm. Bà này còn cho hay, thời gian gần đây có nhiều người tớichợ “gạ” các tiểu thương vay vốn với mức lãi 3 – 3,5% một tháng, thế mà vẫncó người “cắn răng” vay, vì tiểu thương vay vốn ngân hàng rất khó.
![]() |
Tín dụng "chợ đen" đang ngày càng nở rộ, từ vay tiêu dùng tới buôn bán, kinh doanh chứng khoán, DN vay đảo nợ ngân hàng... |
Theo ông Đàm Thế Thái, Giám đốc khối khách hàng cá nhân, Ngân hàng AnBình, “tín dụng đen” cần được hiểu rộng hơn, không chỉ là việc một kháchhàng cá nhân vay vốn bên ngoài các tổ chức tín dụng, mà còn là việc doanhnghiệp vay vốn từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư ủy thác đầu tư cho các côngty chứng khoán bằng hợp đồng cá nhân, hay như việc nhà đầu tư vay tiền theohình thức đòn bẫy tài chính để mua chứng khoán, hoặc vay mượn chứng khoán đểbán khống.
Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đang phải “vắt chân lên cổ” để chạy vạy,thu hồi tiền nhằm đáo hạn ngân hàng. Chủ một công ty kinh doanh vật liệu xâydựng nhỏ tại Hà Nội cho biết, chưa bao giờ cần tiền như thời điểm cuối nămnay.
“Thời điểm cuối năm phải lo nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, lươngthưởng cho nhân viên, trả nợ ngân hàng, trong khi chứng khoán đang sôi độngtôi cũng muốn dốc tiền vào. Trăm khoản cần đến tiền, có lúc tôi đã nghĩ phảivay tạm từ các doanh nghiệp bạn hoặc trên chợ đen”, vị này nói.
Còn Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân đúc đồng Tân Tiến, ông Dương Bá Tân chohay: “Thời điểm này ngân hàng đòi nợ ghê lắm, trong khi các khoản nợ củakhách hàng thì cuối năm rồi vẫn chưa trả, nên doanh nghiệp rơi vào thế bívốn và có thể phải vay ngoài ngân hàng".
Thông thường nếu một doanh nghiệpký hợp đồng vay vốn dài hạn với ngân hàng, thì khoản tiền sẽ được chia ra vàgiải ngân vào từng thời điểm nhất định. Cứ cuối mỗi năm doanh nghiệp phảitrả nợ gốc và lãi một lần, sau đó qua năm mới lại tiếp tục vay.
Thời điểm cuối năm 2008, doanh nghiệp Tân Tiến từng phải vay “chợ đen”với lãi suất 4,5% một tháng, kỳ hạn hai tháng để đảo nợ ngân hàng. Sau đó,.qua năm, khi đến thời điểm được vay mới từ ngân hàng, doanh nghiệp lại dùngmột phần khoản tiền này hoàn trả lại cho “chợ đen”. Ông Tân cho biết, rấtnhiều doanh nghiệp phải dùng tới hình thức này và thường chỉ cuối năm doanhnghiệp mới phải "cầu cứu" tín dụng "chợ đen".
Theo một chuyên gia chứng khoán trước đây làm việc cho Công ty chứngkhoán Kenanga, để thu hút và giữ chân khách hàng, đồng thời tăng thêm nguồnthu, nhiều công ty chứng khoán vẫn có dịch vụ cho nhà đầu tư vay cổ phiếu đểbán khống trước ngày giao dịch T+3, hoặc công ty chứng khoán làm trung gianđể các nhà đầu tư vay chứng khoán lẫn nhau, hoặc vay từ các quỹ đầu tư códịch vụ cho mượn cổ phiểu để bán khống.
Những trường hợp như thế này đềuđược gọi là tín dụng chợ đen trên thị trường chứng khoán và loại hình tíndụng này đang ngày càng nở rộ, thu hút nhà đầu tư khi thị trường sôi động.
Hiện lãi suất huy động tại các ngân hàng tuy có giảm hơn sovới thời điểm xảy ra “sự cố Techcombank”, song mặt bằng lãi suất chung vẫnkhá cao so với mức đồng thuận của Hiệp hội Ngân hàng. Hiện hầuhết ngân hàng đều công bố mức lãi suất tiền gửi khoảng 14% một năm, song mứclãi suất thực tế thường được cộng thêm từ 1% đến 1,5%.
Chẳng hạn, tại Ngân hàng Đông Nam Á (SeaBank), khách hàng gửi tiền ngoàihưởng lãi suất 14% còn được thưởng nóng tiền mặt 1,5% trên tổng số tiền gửi,khách hàng được lĩnh trước số tiền này. Như vậy tính ra, lãi suất tại Ngânhàng này lên đến 15,5% một năm. Tại một số ngân hàng khác như Techcombank vàPG Bank, lãi suất huy động hiện là 14%, song khách hàng được thưởng thêm 1%lãi suất.
|
Theo Đông Nhiên
Đất Việt