‘Hiệu trưởng không trung thực sẽ trở thành tai họa’

Đó là chia sẻ của PGS Văn Như Cương khi bình luận về vụ việc nam sinh bị gãy chân ở trường Tiểu học Nam Trung Yên, Hà Nội, gây xôn xao dư luận thời gian qua.

Đó là chia sẻ của PGS Văn Như Cương khi bình luận về vụ việc nam sinh bị gãy chân ở trường Tiểu học Nam Trung Yên, Hà Nội, gây xôn xao dư luận thời gian qua.

Ngày 21/2, UBND quận Cầu Giấy, Hà Nội công bố quyết định kỷ luật cách chức đối với Hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc và Hiệu phó Nguyễn Thị Hương liên quan việc em Trần Chí Kiên (học sinh lớp 2) gãy chân tại sân trường Tiểu học Nam Trung Yên ngày 1/12/2016.

Học sinh bị gãy đôi xương đùi chỉ được cô hiệu trưởng hỏi han sau 23 ngày, khi mọi chuyện đã vỡ lở. Gần 3 tháng sau, nữ hiệu trưởng vẫn tìm cách bưng bít thông tin, lẩn tránh trách nhiệm.
'Hiệu trưởng hành xử như trò hề'

PGS Văn Như Cương - Chủ tịch Hội đồng quản trị trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội - cho biết theo dõi sự việc, ông rất bất ngờ vì những thông tin liên quan phát ngôn bất nhất của vị hiệu trưởng.

Ngay sau khi xảy ra sự việc, cô Tạ Thị Bích Ngọc không nhận trách nhiệm với gia đình nạn nhân, làm báo cáo sai sự thật gửi lên Phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy, trả lời báo chí không đi taxi trong sân nhưng sau đó “mới nhớ ra” là có… Đó là một chuỗi sai lầm. Không những thế, giáo viên này còn khuyến khích, bắt ép học sinh nói dối.

‘Hieu truong khong trung thuc se tro thanh tai hoa’ hinh anh 1
PGS Văn Như Cương cho rằng cô Tạ Thị Bích Ngọc lặp lại chuỗi sai lầm sau vụ việc. Ảnh: Nhật Ánh.


Từng là hiệu trưởng, PGS Văn Như Cương đánh giá bà Tạ Thị Bích Ngọc hành xử như... trò hề. Từ thái độ và cách ứng xử lạ lùng cho thấy nữ hiệu trưởng quá kém trong cách giao tiếp, nói cách khác là lộng quyền, chối bỏ trách nhiệm. Một người như vậy không xứng đáng đứng trong môi trường giáo dục chứ đừng nói đứng đầu toàn trường.

“Chưa bao giờ tôi thấy báo chí viết về một cô hiệu trưởng nhiều như vậy. Đây là vấn đề lớn của toàn xã hội. Nhận trách nhiệm, xin lỗi là yếu tố cơ bản của đạo đức nhà giáo. Thế nhưng, những điều tưởng chừng đơn giản đó, cô hiệu trưởng lại không thực hiện được", người đứng đầu trường Lương Thế Vinh nêu quan điểm.

TS Nguyễn Tùng Lâm - Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) - cũng cho rằng cô Tạ Thị Bích Ngọc làm xấu hình ảnh giáo dục của thủ đô. Ông dẫn một vụ khác tương tự xảy ra trước đó: Nữ sinh bị bỏng nặng tại trường THPT Phan Đình Phùng, hiệu trưởng cũng không sớm thừa nhận trách nhiệm. Chỉ khi dư luận bức xúc, cấp trên vào cuộc tìm nguyên nhân, họ mới lộ diện.

"Người đứng đầu toàn trường trước tiên phải gương mẫu cho học sinh noi theo. Nếu là người có văn hóa, tự trọng, chắc chắn bà Ngọc sẽ xin lỗi và từ chức", TS Tùng Lâm nói.

Theo Hiệu trưởng THPT Đinh Tiên Hoàng, sự việc nam sinh gãy chân trong sân trường kéo dài 3 tháng thể hiện cách xử lý chậm trễ theo kiểu tư duy "phép vua thua lệ làng" của các cấp quản lý.
Bài học về lòng trung thực

Nhìn lại vụ việc, PGS Văn Như Cương đánh giá lý do Hiệu trưởng trường Tiểu học Nam Trung Yên bưng bít thông tin, báo cáo sai sự thật có thể vì sợ mất chức, quyền. Điều này rất nguy hiểm, dẫn đến hậu quả của việc chạy đua thành tích, ganh đua để làm quan, dùng mọi thủ đoạn giữ vị trí của mình.

‘Hieu truong khong trung thuc se tro thanh tai hoa’ hinh anh 2
Hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc. Ảnh: Tiền Phong.


Không những thế, hiệu trưởng mà không trung thực sẽ làm mất đoàn kết trong nội bộ. Nếu lẽ phải thua, trường học chỉ còn thông tin, thành tích ảo.

PGS Văn Như Cương cũng trăn trở với câu hỏi lớn khi nhắc lại sự việc cô Tạ Thị Bích Ngọc là Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Khả Trạc (quận Cầu Giấy) 11 năm trước, để xảy ra nhiều sai phạm.

Trong đó, cô Ngọc đã lập “quỹ đen” tại trường bằng việc bớt khẩu phần ăn hàng ngày của hơn 400 học sinh bán trú. Sai phạm này đã được Thanh tra quận Cầu Giấy làm rõ năm 2006.

“Tại sao một hiệu trưởng tham ô lại được điều chuyển, trở thành hiệu trưởng một trường công lập có tên tuổi khác? Sau vụ việc này, có khi nào bà Ngọc lại trở thành giáo viên, tổ trưởng bộ môn rồi hiệu trưởng một trường nào đó hay không?”, PGS Cương đặt câu hỏi.

Từ đó, người đướng đầu trường THPT Lương Thế Vinh cho biết ngành giáo dục cần rút kinh nghiệm về vấn đề đạo đức của người giáo viên và cấp quản lý.

Theo Zing


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.