- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
2.500 học sinh Quảng Ngãi chưa đến trường sau Tết
Tập tục ăn Tết kéo dài khiến hàng nghìn học sinh vùng cao Quảng Ngãi vẫn chưa đến trường.
Tập tục ăn Tết kéo dài khiến hàng nghìn học sinh vùng cao Quảng Ngãi vẫn chưa đến trường.
Sau kỳ nghỉ Tết Đinh Dậu, đến ngày 10/2, nhiều lớp học ở các huyện vùng cao Quảng Ngãi vẫn trống vắng.
Từ trung tâm xã Ba Vì về xã Ba Xa (huyện Ba Tơ), dọc hai bên đường, dân làng tập trung mổ heo, gà đón Tết. Họ tập trung ăn uống, chúc mừng năm mới, hát karaoke, nhảy múa theo tiếng nhạc rộn vang xóm làng.
Già làng Phạm Văn Dấp (ngụ thôn Bờ Năng, xã Ba Vì), cho biết từ lâu, đồng bào dân tộc H'Re nơi đây có tập tục ăn Tết kéo dài từ tháng giêng đến tháng hai âm lịch hàng năm.
"Gia đình nào cũng mổ heo, gà, nấu bánh tét lá dong rừng dâng lên thần linh, cúng tổ tiên ông bà, vui vẻ ngày Tết. Tất cả thành viên gia đình không được vắng mặt trong lễ cúng nên đám trẻ phải nghỉ học vui vẻ cùng gia đình", vị già làng nói.
Sau kỳ nghỉ Tết Đinh Dậu, nhiều lớp học ở huyện vùng cao Ba Tơ vẫn trống vắng. Ảnh: Minh Hoàng.
"Thầy cô đến nhà khuyên em đến lớp nhưng cha mẹ bảo phải ở nhà ăn Tết. Vắng mặt ở buổi cúng đầu năm mới là thần linh, tổ tiên không phù hộ", học sinh tên Thanh phân trần.
Còn em Phạm Thị Đỏ (lớp 10, trường THPT Phạm Kiệt), cho biết thêm nhiều bạn còn tụ tập đi chơi Tết, uống rượu cần say nên chưa thể đi học.
Những ngày này, ở trường THPT Phạm Kiệt, trường Phổ thông Dân tộc bán trú Ba Xa..., nhiều bàn ghế vẫn còn trống, có lớp vắng đến 20 em.
Ban giám hiệu các trường học đã đến tận bản làng vừa động viên gia đình cho con em đến trường vừa tổ chức thi văn nghệ tạo không khí vui tươi, phấn khởi thu hút các em ra lớp.
Gia đình già làng Phạm Văn Dấp cúng thần linh đón Tết. Ảnh: Minh Hoàng.
Ông Lê Tấn Nam, Phó phòng GD&ĐT huyện Ba Tơ xác nhận hơn 1.400 học sinh từ bậc học mầm non đến THCS trên địa bàn chưa đi học sau Tết.
"Chúng tôi đang chỉ đạo nhà trường phối hợp chính quyền địa phương tích cực triển khai các biện pháp vận động học sinh đi học trở lại. Có thể đầu tuần tới, số lượng học sinh đến trường ở địa phương mới tạm ổn định", ông Nam bộc bạch.
Thống kê sơ bộ của Sở GD&ĐT Quảng Ngãi cho thấy đến chiều 8/2, 6 huyện vùng cao vẫn còn 2.600 học sinh các cấp chưa đến lớp sau kỳ nghỉ Tết Đinh Dậu. Nguyên nhân là tập tục ăn Tết muộn của đồng bào vùng cao và nhiều em bị sốt, cảm sau Tết.
Sau kỳ nghỉ Tết Đinh Dậu, đến ngày 10/2, nhiều lớp học ở các huyện vùng cao Quảng Ngãi vẫn trống vắng.
Từ trung tâm xã Ba Vì về xã Ba Xa (huyện Ba Tơ), dọc hai bên đường, dân làng tập trung mổ heo, gà đón Tết. Họ tập trung ăn uống, chúc mừng năm mới, hát karaoke, nhảy múa theo tiếng nhạc rộn vang xóm làng.
Già làng Phạm Văn Dấp (ngụ thôn Bờ Năng, xã Ba Vì), cho biết từ lâu, đồng bào dân tộc H'Re nơi đây có tập tục ăn Tết kéo dài từ tháng giêng đến tháng hai âm lịch hàng năm.
"Gia đình nào cũng mổ heo, gà, nấu bánh tét lá dong rừng dâng lên thần linh, cúng tổ tiên ông bà, vui vẻ ngày Tết. Tất cả thành viên gia đình không được vắng mặt trong lễ cúng nên đám trẻ phải nghỉ học vui vẻ cùng gia đình", vị già làng nói.
Sau kỳ nghỉ Tết Đinh Dậu, nhiều lớp học ở huyện vùng cao Ba Tơ vẫn trống vắng. Ảnh: Minh Hoàng.
"Thầy cô đến nhà khuyên em đến lớp nhưng cha mẹ bảo phải ở nhà ăn Tết. Vắng mặt ở buổi cúng đầu năm mới là thần linh, tổ tiên không phù hộ", học sinh tên Thanh phân trần.
Còn em Phạm Thị Đỏ (lớp 10, trường THPT Phạm Kiệt), cho biết thêm nhiều bạn còn tụ tập đi chơi Tết, uống rượu cần say nên chưa thể đi học.
Những ngày này, ở trường THPT Phạm Kiệt, trường Phổ thông Dân tộc bán trú Ba Xa..., nhiều bàn ghế vẫn còn trống, có lớp vắng đến 20 em.
Ban giám hiệu các trường học đã đến tận bản làng vừa động viên gia đình cho con em đến trường vừa tổ chức thi văn nghệ tạo không khí vui tươi, phấn khởi thu hút các em ra lớp.
Gia đình già làng Phạm Văn Dấp cúng thần linh đón Tết. Ảnh: Minh Hoàng.
Ông Lê Tấn Nam, Phó phòng GD&ĐT huyện Ba Tơ xác nhận hơn 1.400 học sinh từ bậc học mầm non đến THCS trên địa bàn chưa đi học sau Tết.
"Chúng tôi đang chỉ đạo nhà trường phối hợp chính quyền địa phương tích cực triển khai các biện pháp vận động học sinh đi học trở lại. Có thể đầu tuần tới, số lượng học sinh đến trường ở địa phương mới tạm ổn định", ông Nam bộc bạch.
Thống kê sơ bộ của Sở GD&ĐT Quảng Ngãi cho thấy đến chiều 8/2, 6 huyện vùng cao vẫn còn 2.600 học sinh các cấp chưa đến lớp sau kỳ nghỉ Tết Đinh Dậu. Nguyên nhân là tập tục ăn Tết muộn của đồng bào vùng cao và nhiều em bị sốt, cảm sau Tết.
Theo Zing
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.