28.000 hạc giấy tượng trưng cho số năm thành lập trường Lương Thế Vinh do học sinh tự tay làm và trưng bày để tưởng nhớ PGS Văn Như Cương nhân ngày 20/11.
28.000 hạc giấy tượng trưng cho số năm thành lập trường Lương Thế Vinh
do học sinh tự tay làm và trưng bày để tưởng nhớ PGS Văn Như Cương nhân
ngày 20/11.
Triển lãm dấu ấn về PGS Văn Như Cương nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
Những hình ảnh, tài liệu quý về sự nghiệp giáo dục của nhà giáo Văn Như
Cương được gia đình và các thế hệ học trò trưng bày tại trường Lương
Thế Vinh (Hà Nội), sáng 18/11.
Sáng 18/11, học sinh trường THPT Lương Thế
Vinh (cơ sở 1 tại Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội) tổ chức lễ tri ân thầy
cô nhân ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Chương trình mang tên Dấu ấn, được
các bạn đoàn viên thanh niên trong trường phát động, tổ chức. Đây là
hoạt động tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thế hệ nhà giáo của học sinh
toàn trường, đồng thời thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo, uống nước
nhớ nguồn tốt đẹp của dân tộc.
Những bó hoa tươi thắm cùng lời cảm tạ đầy nghĩa tình được gửi tới đại diện các thầy cô giáo, cán bộ nhà trường.
Tại lễ tri ân đặc biệt này, triển lãm ảnh
về PGS Văn Như Cương - người thầy được nhiều thế hệ học trò Lương Thế
Vinh yêu mến - đã mở cửa đón khách.
Trước lễ khai mạc triển lãm, toàn thể cán
bộ nhà trường cùng hàng nghìn học sinh dành một phút mặc niệm tưởng nhớ
tới người thầy đáng kính.
Triển lãm cuộc đời và những dấu ấn về cố
PGS Văn Như Cương được tổng hợp từ rất nhiều nguồn ảnh tư liệu, kỷ
vật... và sắp đặt bài trí xung quanh sân trường cùng một phòng trưng bày
trang trọng.
Đáng chú ý, khu vực trưng bày nghệ thuật
sắp đặt với 28.000 hạc giấy trắng cùng hình logo tượng trưng cho 28 năm
thành lập trường Lương Thế Vinh, do học sinh làm bằng tay.
Điểm nhấn giữa hàng nghìn cánh hạc giấy là
chiếc bánh kỷ niệm ngày ra mắt triển lãm với hình ảnh thân thương của
thầy Cương cùng vợ.
Những lời tri ân, ghi chú đầy nghĩa tình
của các thế hệ học trò dành cho thầy giáo trong suốt quá trình ông chống
chọi với bệnh tật và cả khi ông đã ra đi.
Những tấm graphic được thiết kế cầu kỳ, ấn
tượng được sắp đặt logic trong phòng trưng bày, mang lại cái nhìn tổng
quát về cuộc đời thầy, những câu nói ấn tượng và tâm huyết của ông về
cuộc sống và giáo dục.
Không gian trưng bày được sắp đặt như một
gian bảo tàng, với những bức tranh chân dung, lồng kính giới thiệu các
kỷ vật của thầy Cương.
Đó là những album ảnh, sách, tài liệu đầu
tiên mà thầy Cương đã sử dụng để giảng dạy khi thành lập trường Lương
Thế Vinh cách đây gần 30 năm.
Những tấm bằng, chứng chỉ của thầy Cương qua bao năm tháng giờ đã sờn cũ.
Trang viết tay về Toán, môn học mà thầy giáo này đã giảng dạy chính trong suốt quãng đời làm giáo dục.
Một tấm bảng lớn được dựng lên và được ghép
bởi hàng trăm bức ảnh của học sinh trong trường về mọi hoạt động học
tập, sinh hoạt khi thầy Cương còn làm hiệu trưởng.
Được thành lập từ năm 1989, với sự lãnh đạo
của hiệu trưởng Văn Như Cương, tới nay, trường Lương Thế Vinh trở thành
một trong những cánh chim đầu đàn về giáo dục tại thủ đô Hà Nội.
Với hai cấp đào tạo chính là THCS và THPT, từ ngày đầu thành lập với chỉ 800 học sinh, hiện trường có hơn 3.400 học sinh.
Buổi lễ tri ân cũng có sự góp mặt của đông
đảo thế hệ từng học tập dưới mái trường, đặc biệt là trực tiếp được thầy
Cương giảng dạy.
Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.