- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
3 ngày, 2 học sinh nhảy cầu tự tử: Đừng đẩy con vào cảm giác bất hạnh
Việc nam sinh lớp 12 chuyên Toán ở Lạng Sơn tự tử tại sông Kỳ Cùng cách đây 3 ngày, hay mới nhất, sáng nay (28/2), 1 nam sinh lớp 11 ở Hà Tĩnh nhảy cầu đã khiến nhiều cha mẹ bàng hoàng, lo lắng.
Nhiều người dân bàng hoàng khi nghe tin nam sinh chuyên Toán ở Lạng Sơn nhảy cầu tự tử. Ảnh: internet |
Đừng để con rơi vào cảm giác bất hạnh
Ở tuổi
đẹp nhất (M.Q.T, học sinh lớp 12 chuyên Toán, trường THPT Chu Văn An, TP
Lạng Sơn) đã tìm đến cái chết bằng việc tự tử ở sông Kỳ Cùng, Lạng Sơn.
Trước đó, em T. có để lại một bức thư tuyệt mệnh, cho biết sự bế tắc
trong tình cảm gia đình. T. là một học sinh giỏi, từng tham gia các đội
tuyển thi môn toán cấp tỉnh. Theo các bạn, trong cuộc sống, T. là người
hiền lành.
Mới đây nhất (sáng 28/2), em Trần Đ. (lớp 11A8, Trường THPT Nghèn, Can Lộc, Hà Tĩnh) cũng gieo mình xuống sông tự vẫn. Khi đi cùng người bạn đến lớp, Đ. dừng xe rồi bất ngờ nhảy cầu. Thầy hiệu trưởng trường THPT Nghèn cho biết, Đ. là học sinh hiền lành và trước đó không có biểu hiện gì bất thường.
Theo TS. Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, giảng viên trường Đại học Sư phạm TPHCM, tuổi dậy thì tâm lý chưa vững nên nhiều bạn trẻ khó kiểm soát bản thân, dễ nảy sinh những hành động khó ngờ. Họ hay nghĩ đến ý định tự tử khi bế tắc do thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề.
Đặc biệt, nếu mâu thuẫn với bố mẹ trong giai đoạn này, hoặc cảm thấy bất hạnh trong gia đình thì sẽ khiến các em cảm thấy thiếu chỗ dựa tinh thần. Gia đình ít gắn kết chính là một trong những nguyên nhân gia tăng nguy cơ tự tử ở lứa tuổi dậy thì. Bởi, khi gặp stress, nếu được cha mẹ lắng nghe, chia sẻ, thì các em sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn.
Lực lượng chức năng đưa thi thể 1 học sinh tự tử lên bờ. Ảnh minh họa |
Vợ chồng ngừng "khẩu chiến" trước mặt con
Thạc sĩ tâm lý học Nguyễn Thị Mai Hương (trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cho biết, tâm
lý tuổi dậy thì rất dễ khủng hoảng. Thế nhưng, sức khỏe tâm thần của
trẻ em chưa được chăm sóc đầy đủ. Ở giai đoạn này, trẻ rất cần sự chia
sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ của cha mẹ.
Cha mẹ tránh cãi nhau trước mặt con |
Nếu như trong các gia đình, cha mẹ triền miên đấu khẩu thì trẻ dễ rơi vào cảm giác cô đơn, chán nản, thậm chí còn thấy mình phải đóng vai người hòa giải giữa bố mẹ. Chính vì vậy, khi có mâu thuẫn, bố mẹ không nên thể hiện xung đột trước mặt con bởi nếu ai cũng muốn giành phần thắng trong cuộc chiến vợ chồng thì người thiệt nhất là con. Bố mẹ cần bình tĩnh nói chuyện với nhau để tìm ra giải pháp, không để không khí nặng nề bao trùm trong nhà.
Nếu lỡ cãi nhau trước mặt con thì ngay sau đó, cha mẹ cần giải thích
để con hiểu rằng, vợ chồng cũng có lúc bất đồng. Làm như thế, con cảm
thấy được tôn trọng và sẽ hiểu cho cuộc tranh luận của cha mẹ không phải
là việc kinh khủng, ghê gớm, để trẻ không sa vào cảm giác đau khổ đến
tuyệt vọng.
Trao đổi, chia sẻ giữa các thế hệ
Trước đó, tại Bắc Giang, chỉ vì cãi nhau với bạn trai, cô gái 17 tuổi đã uống thuốc diệt cỏ tự vẫn. Những cái chết vì lý do về tình cảm với bạn khác giới, về mâu thuẫn trong gia đình, thậm chí có nhiều lý do rất… lãng xẹt cũng đã khiến các bạn trẻ ngay lập tức muốn kết thúc cuộc sống của mình.
Nhà văn, võ sư Đoàn Bảo Châu trăn trở, việc nhiều ông bố, bà mẹ không nói chuyện với con những bài học về giá trị của lao động, lòng tự trọng, sự quý trọng cần phải có với sức khỏe cơ thể và tinh thần của mình…, do vậy mà trẻ có lớn mà không có khôn.
Bố mẹ có thể nói về những câu chuyện xã hội trong bữa ăn, nêu câu hỏi cho trẻ trả lời. Những lời bình luận về một sự việc xa xôi ngoài xã hội sẽ ngấm vào đầu trẻ khi chúng không phải là đối tượng của câu chuyện.
Nhà văn, võ sư Đoàn Bảo Châu cho rằng, việc trao đổi giữa các thế hệ
là cần thiết. Qua những câu chuyện trẻ nói về mối quan hệ của chúng với
các bạn, cha mẹ sẽ có dịp phân tích để chúng hiểu về con người, cách ứng
xử trong mỗi sự việc. Cùng bình luận về tính cách nhân vật khi xem cùng
một bộ phim. Mỗi thứ một ít sẽ hình thành nhận thức đúng đắn cho trẻ.
Có
lẽ vì nhiều phụ huynh quanh năm vất vả mưu sinh nên đã bỏ bê những việc
cần thiết ấy, bởi họ tin tưởng tuyệt đối vào sự giáo dục từ bên ngoài
gia đình. Đôi khi chỉ một lời dạy chân tình đẹp đẽ trước đó đã có thể
cứu một mạng người.
Theo Phụ nữ Việt Nam
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.