- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bi hài con lên lớp 2, bố mẹ xin cho học lại lớp 1 vì chưa biết đọc, biết viết
Những ngày giữa tháng 8-2016, trong khi nhiều phụ huynh bận rộn chuẩn bị cho con vào năm học mới, thì một số phụ huynh lại đến xin cho con ở lại lớp 1
Theo lời kể của giáo viên H.T.T, đầu năm học 2016-2017, giáo viên này được Ban giám hiệu (BGH) Trường Tiểu học Lịch Hội Thượng A phân công phụ trách lớp 2H ở điểm trường thuộc ấp Hội Trung (thị trấn Lịch Hội Thượng).
Sau khi nhận lớp, giáo viên T. khảo sát và phát hiện lớp có 24 học sinh đều là người dân tộc Khmer. Trong số này chỉ có 4 học sinh đọc trôi chảy là em Thạch Thị Vang, Thạch Thị Mỹ Liên, Mai Thị Kiều và Lý Anh Thư.
Học sinh Lâm Tuyết Nhi cho biết, không biết đọc, biết viết dù đã học xong lớp 1. |
Còn lại, một số em chỉ biết đánh vần một cách khó nhọc, một số em biết vần nhưng không ghép được, có em không biết đọc, không biết viết dù các em đã học hết lớp 1 và được lên lớp 2. Khi được giáo viên báo, nhiều phụ huynh rất bất ngờ và kiểm tra lại thì thấy đúng là con em mình không biết đọc, không biết viết nên đến xin BGH nhà trường cho con ở lại lớp 1.
Chị Huỳnh Thị Phụng (40 tuổi) có con là Lâm Thị Tuyết Nhi, cho biết: “Năm học 2015-2016, cháu học lớp 1H do thầy Hữu dạy. Năm học này cháu được lên lớp 2H nhưng nghe thầy cô cho biết cháu không biết đọc biết viết, gia đình kiểm tra lại thì đúng như vậy nên đến gặp thầy Huỳnh Hà Thắng (Hiệu trưởng) xin cho cháu ở lại lớp 1 thì thầy nói để nhà trường khảo sát lại rồi mới giải quyết”.
Học sinh Kim Tử Long không viết được, dù thầy đã viết sẵn chữ trên bảng. |
Gặp học sinh Nhi tại điểm trường, chúng tôi đưa cuốn sách giáo khoa lớp 2 bảo cháu đọc tên cuốn sách thì cháu lắc đầu, cho biết: “Con không đọc được”. Hỏi cháu biết viết không thì cháu cũng lắc đầu một cách tội nghiệp. Hỏi thêm: “Năm học lớp 1 thầy có kêu con đọc bài không” thì cháu trả lời “không”.
Tương tự, chị Trần Đa Ni (34 tuổi) có con là Kim Phương cũng không đọc, không viết được. Chị Ni, nói: “Vợ chồng tôi nhà nghèo, bận làm ăn nên không chú ý được việc học của con, thấy con đi học bình thường, lại được lên lớp nên cũng mừng nhưng khi nghe nói cháu không đọc thông thạo, không viết được nên gia đình rất lo. Đang tính xin cho cháu xuống học lớp 1 nhưng cũng có người nói cứ cho học lớp 2 rồi thầy cô sẽ bồi dưỡng thêm cho cháu biết viết, biết đọc”.
Học sinh Kim Phương đánh vần rất vất vả, dù đã lên lớp 2. |
Gặp cháu Kim Phương, chúng tôi cũng đưa cuốn sách giáo khoa cho cháu đọc thì thấy cháu đánh vần một cách khó nhọc, thậm chí có chữ cháu không biết đánh vần ra sao nên im lặng.
Cháu Phương, thừa nhận “Con chưa đọc được như mấy bạn khác”. Khảo sát thêm, khi giáo viên chép thời khóa biểu trên bảng để các em chép vào tập thì chúng tôi thấy nhiều học sinh vừa nhìn mặt chữ vừa chép rất lâu vẫn chưa chép xong, còn một số học sinh vẫn bỏ giấy trắng vì không biết viết.
Trao đổi với ông Huỳnh Thanh Quang, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Lịch Hội Thượng A về vấn đề trên, ông Quang cho biết: “Lớp 2H học ở điểm lẻ, toàn là học sinh người Khmer nên có nhiều khó khăn trong học tập, một số em không biết đọc, không biết viết là có. Sở dĩ như vậy là vì các em học không đều đặn, lớp có 24 em thì có 20 em học đều đặn. Có em theo cha mẹ đi làm ăn ở xa một thời gian rồi quay về học tiếp nên nhà trường vẫn để các em ngồi học trong lớp chứ không cho các em nghỉ được.
Với những học sinh này, nhà trường chưa kết luận được lên lớp hay ở lại mà đang chờ khảo sát lại thì mới kết luận. Còn việc một số phụ huynh xin cho con ở lại lớp 1 vì họ thấy con mình học yếu chứ chưa hẳn là không biết đọc, biết viết. Hiện tại đã có các em được trường giải quyết cho xuống lớp 1”.
Khi chúng tôi đưa danh sách lớp 2H năm học 2016-2017 có tên những học sinh không biết viết, không biết đọc như nêu ở trên thì ông Quang cho biết: “Nhà trường sẽ kiểm tra lại học bạ của các em rồi mới có hướng xử lý”.
Còn bà Dương Thị Hương, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Trần Đề, lý giải: “Có thể do ở điểm lẻ nên học sinh học yếu chứ không đến nỗi không biết đọc biết viết như phụ huynh phản ánh đâu. Chúng tôi sẽ cho kiểm tra ngay nội dung này, nếu có thì sẽ đề xuất biện pháp giải quyết hợp lý”.
Trường Tiểu học trị trấn Lịch Hội Thượng A, dù đã đạt chuẩn Quốc ra, nhưng còn một số học sinh chưa biết đọc, biết viết. |
Tuy nhiên, sau khi chúng tôi ra về thì giáo viên H.T.T gọi điện, cho biết: “Nhà trường mời các khối trưởng và cán bộ của trường vào họp, bắt tôi vào trường để lập biên bản vì hành vi chưa được phép của lãnh đạo nhà trường đã cho phóng viên vào gặp học sinh tại điểm trường, quay phim, chụp hình tùm lum nhưng sau khi lập biên bản xong, tôi yêu cầu cho tôi một bản thì lãnh đạo trường nói Trưởng phòng chỉ đạo lập biên bản và không giao cho người bị lập biên bản một bản nào. Họ yêu cầu tôi ký tên vào biên bản nhưng tôi không ký”.
Phó Hiệu trưởng Huỳnh Thanh Quang cho biết thêm: “Trường Tiểu học thị trấn Lịch Hội Thượng A là trường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia cấp độ 1, đáng lẽ được tái công nhận đạt chuẩn cấp độ 2 mấy năm trước nhưng do cơ sở vật chất chưa đảm bảo theo chuẩn nên chưa được công nhận”.
Thiết nghĩ, trường đạt chuẩn Quốc gia
nhưng học sinh không biết đọc, không biết viết hay chưa đọc thông viết
thạo mà vẫn được cho lên lớp thì cơ quan chức năng tỉnh Sóc Trăng cần
xem lại...
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.