- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
"Bí quyết" đỗ 3 trường chuyên danh tiếng của nữ sinh Hà Nội
Không chỉ nằm trong top 5 đầu vào chuyên Hóa – THPT Hà Nội – Amsterdam, Lê Lan Khanh còn nhận được giấy báo trúng tuyển của hai trường chuyên có tiếng khác là Sư phạm Hà Nội và Chuyên Khoa học Tự nhiên.
Không chỉ nằm trong top 5 đầu vào chuyên Hóa – THPT Hà Nội – Amsterdam, Lê Lan Khanh còn nhận được giấy báo trúng tuyển của hai trường chuyên có tiếng khác là Sư phạm Hà Nội và Chuyên Khoa học Tự nhiên.
Từ tình yêu Hóa học đến cú hattrick ấn tượng
Tự nhận là yêu môn Hóa ngay từ “cái nhìn đầu tiên” và tình yêu ấy đã đưa Lê Lan Khanh (vừa tốt nghiệp THCS Archimedes, Hà Nội) đến với cú hattrick ấn tượng trong kỳ thi vào lớp 10 vừa qua.
Liên tiếp nhận giấy báo trúng tuyển của 3 ngôi trường THPT chuyên danh tiếng với điểm số ấn tượng là THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam: 41,75 (điểm chuẩn: 35); THPT Sư phạm Hà Nội: 27,25 (điểm chuẩn: 24,75); THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên: 19,5 (điểm chuẩn: 16); Lê Lan Khanh đã khiến cho không ít bạn bè ngạc nhiên và ngưỡng mộ.
Khanh đồng thời cũng là một trong số 50 thí sinh có điểm thi hai môn Văn, Toán cao nhất toàn thành phố trong kỳ thi vào lớp 10.
Với đa phần các nữ sinh thì Hóa là môn học thực sự khó nhằn bởi lượng lý thuyết quá nhiều, thực hành cũng khó, từ những phương trình hóa học, đến các công thức, phản ứng… Thế nhưng với Khanh thì “tình yêu môn Hóa được truyền đến với em ngay từ khi bắt đầu. Cũng bởi vậy nên em không cảm thấy chùn bước khi gặp phải những trở ngại trong môn Hóa.
Hơn nữa, em đã gặp được những thầy cô dạy Hóa rất tuyệt vời, nếu không có các thầy cô “đốt lửa” và chỉ thì có lẽ việc chinh phục môn Hóa sẽ khó khăn hơn nhiều. Người đã đưa em đến với Hóa học là cô ”.
Khi được hỏi về bí quyết học và thi môn Hóa, Khanh chia sẻ: “Học Hóa bạn sẽ thấy có quá nhiều thứ cần phải nhớ, nhưng nếu biết cách liên kết chúng với nhau, hệ thống kiến thức một cách khoa học thì mọi thứ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Bí quyết của Khanh là luôn có một cuốn sổ tay nhỏ để ghi lại những điều cần lưu ý và tự tóm tắt kiến thức bằng sơ đồ thì sẽ nhớ rất lâu”.
“Hơn nữa, theo em, học chuyên cũng cần có bản lĩnh và tự tin vào chính mình. Ngày đầu đến lớp học chuyên, em thấy rất hoang mang vì các bạn ai cũng giỏi, mà mình thì lại bắt đầu muộn so với các bạn. Điểm kiểm tra những tháng đầu tiên của em thường xếp bét lớp. Dù cảm thấy một chút xấu hổ, nhất là khi bố mẹ biết điểm của mình nhưng em không hề nản lòng mà tiếp tục vững bước trên con đường của mình để rồi hái được “quả chín” trong kỳ thi cấp 3 vừa rồi”.
Tự làm bài nhiều lần để “vỡ” kiến thức
Với các bạn có định hướng thi chuyên, cô nàng bản lĩnh, cá tính mê môn Hóa này khuyên “các bạn nên luyện từng dạng bài tập, không nên lan man quá nhiều, mỗi dạng chọn lọc ra những bài hay, tổng hợp nhiều ý tưởng thì ôn tập vừa hiệu quả, vừa đỡ mất thời gian. Về nhà nên làm lại bài khó trên lớp để tự mình tự “vỡ” kiến thức sẽ nhớ lâu hơn.
Các phần kiến thức đều có mức độ quan trọng như nhau vì vậy không nên bỏ qua bất cứ phần nào. Vào những tháng cuối trước kỳ thi thì luyện đề liên tục để tổng hợp kiến thức, ưu tiên hơn cho những dạng đề mà mình cảm thấy chưa an toàn, các dạng bài đã nhuần nhuyễn thì luyện trình bày cẩn thận, làm đến đâu ăn chắc điểm đến đó”.
Lan Khanh cũng chia sẻ một trong những đầu sách mà cô nàng thấy rất hữu ích cho việc ôn luyện môn Hóa đó là cuốn “22 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa THCS”.
Cô nàng đã sử dụng 2 tập của cuốn sách này để luyện thêm những phần kiến thức mà mình cảm thấy mình chưa thực sự nhuần nhuyễn. Còn lại đa phần thời gian, Khanh đều dành thời gian cho việc làm bài tập thầy cô giao về nhà rồi tự mình xem lại bài, ghi ra những lỗi mình mắc phải, tự tóm tắt lại kiến thức, rồi làm lại từ 1-2 lần để rèn kỹ năng và tốc độ.
“Trong quá trình làm bài, cần bình tĩnh, gặp bài khó gỡ thì phải chuyển sang ngay bài dễ hơn để không làm mất thời gian. Khi đã hoàn tất các bài khác thì mới quay lại tập trung giải quyết bài khó nhất thì khả năng thành công sẽ cao hơn vì không còn phải lo lắng thiếu thời gian cho các bài sau. Khi đi thi thì cần đeo đồng hồ để tự mình căn thời gian làm bài”, Lan Khanh chia thêm.
Hiện tại thì Lan Khanh đang chuẩn bị sẵn sàng để trở thành một thành viên của Ams trong năm học tới. Và xa hơn nữa là tích cực tìm hiểu để “săn” học bổng du học Mỹ trong tương lai gần.
Theo Nhật Thương (Dân Trí)
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.