- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bình luận đề thi minh họa: Môn Văn có tính phân loại cao
Với cấu trúc đề không mấy khác biệt so với đề thi minh họa lần 2, cô Hoàng Thị Huyền, giáo viên Tuyensinh247, đánh giá cao về tính phân loại của đề Ngữ văn, tạo cơ hội cho học sinh (HS) khá, giỏi và cả HS trung bình - yếu.
Theo cô Huyền, cấu trúc đề thi Ngữ văn lần này không nhiều thay đổi so với đề thi minh họa hai lần trước. Số điểm từng phần trong đề cũng không thay đổi. Phần đọc hiểu 3 điểm, phần làm văn 7 điểm.
Ở phần đọc hiểu của đề, ngữ liệu nói đến một vấn đề quen thuộc nhưng rất thiết thực, có ý nghĩa đối với thế hệ trẻ hiện nay. Hệ thống câu hỏi đa phần mang tính mở, đòi hỏi học sinh phải thể hiện được khả năng tư duy, liên hệ tốt nếu muốn đạt được điểm tuyệt đối.
“Tuy nhiên, học sinh trung bình - khá cũng không khó để đạt được 2 điểm ở phần thi này” - cô Huyền nhận định.
Phần thi đọc hiểu của đề Ngữ văn minh họa lần 3. |
Nếu phần đọc hiểu hơi “xương” thì ở phần làm văn lại là “cứu cánh” cho học sinh trung bình - yếu. Phần làm văn đề cập đến ý nghĩa quan trọng của việc tìm ra niềm đam mê thực sự trong cuộc sống. Theo cô Huyền, vấn đề này tương đối dễ viết đối với học sinh bởi các em có thể dễ dàng lấy các ví dụ trong thực tế đời sống để làm bài.
Câu nghị luận văn học thuộc dạng nghị luận về hai ý kiến bàn về văn học. Tác phẩm được lựa chọn là Vợ Nhặt, một tác phẩm đã xuất hiện trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2016. Câu hỏi thuộc dạng đề cơ bản, không hề đánh đố. Chỉ cần học sinh giải thích và chứng minh được cả hai ý kiến là đã có số điểm tương đối.
Tuy nhiên, nữ giáo viên cho rằng, muốn được điểm cao, điểm tuyệt đối, học sinh phải biết tổng hợp, so sánh, đánh giá mối liên hệ giữa hai nhận định. Chỉ ra tính thống nhất và sự bổ sung lẫn nhau của hai nhận định.
“Nhìn chung, đề thi minh họa lần 3 có tính phân loại cao, tương đương với mức độ phân loại trong đề thi minh họa lần 2. Đối với học sinh khá giỏi, đây là đề thi hay, là cơ hội để các em thể hiện”.
Theo Phụ nữ Việt Nam
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.