- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bộ Giáo dục xin lùi thời hạn báo cáo rà soát giáo sư
Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ xin phép lùi thời hạn báo cáo kết quả rà soát chất lượng giáo sư, phó giáo sư năm 2017 đến hết ngày 28/2/2018.
Công văn xin lùi thời hạn báo cáo rà soát chức danh giáo sư, phó giáo sư của Chủ tịch HĐCDGSNN, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ |
Trước đó, khi dư luận có những nghi ngại về chất lượng cũng như số lượng đột biến ứng viên được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm nay, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn số 1418/VPCP-KGVX ngày 8/2 đề nghị Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước (HĐCDGSNN) xem xét, kiểm tra lại việc bổ nhiệm chức danh GS, PGS năm nay.
Ngay sau đó, ngày 9/2, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Chủ tịch HĐCDGSNN đã có công văn gửi các Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư ngành, liên ngành yêu cầu rà soát lại kỹ lưỡng hồ sơ các ứng viên theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng để đảm bảo chất lượng xét duyệt theo quy định hiện hành, báo cáo Chủ tịch HĐCDGSNN trước ngày 18/2.
Tuy nhiên, do thời gian yêu cầu rà soát trùng với thời gian nghỉ Tết Nguyên đán nên để đảm bảo khách quan, công bằng, đúng quy định, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị Thủ tướng cho phép lùi thời hạn báo cáo kết quả rà soát đến hết ngày 28/2.
Hội đồng Chức danh giáo sư ngành Kinh tế năm 2016 (Ảnh: Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) |
Chia sẻ về tình hình rà soát của Hội đồng liên ngành Sử học – Khảo cổ học – Dân tộc học, GS. TSKH Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng cho biết, hiện hội đồng của ông đã rà soát xong và gửi báo cáo cho Chủ tịch HĐCDGSNN hôm 20/2.
GS. Giang cho biết, sau khi nhận được chỉ đạo của Chủ tịch HĐCDGSNN, hội đồng ngành đã tiến hành làm 3 việc. “Thứ nhất, thường trực hội đồng cùng với thanh tra Bộ đã rà soát lại các hồ sơ. Thứ hai, tất cả ủy viên hội đồng thẩm định lại tất cả hồ sơ còn giữ trong tay xem có trường hợp nào còn băn khoăn, nghi vấn gì không. Việc thứ 3 là tiến hành họp thường trực gồm chủ tịch, phó chủ tịch và thư ký hội đồng, rà soát lại quy trình”.
Cho đến ngày 16/2, tất cả ủy viên hội đồng đều tái khẳng định tất cả hồ sơ không có vấn đề gì, ông cho hay.
Ở Hội đồng CDGS ngành Kinh tế học, GS.TS. Đinh Văn Sơn – Chủ tịch hội đồng – cũng chia sẻ, việc rà soát hồ sơ các ứng viên đã xong và đã nộp báo cáo lên HĐCDGSNN.
Trong khi đó, GS.TS Lê Chí Quế, Chủ tịch HĐCDGS ngành Văn học chia sẻ, hiện hội đồng Văn học chưa họp, mà mới chỉ thông báo cho các ủy viên hội đồng, trước đây ai thẩm định hồ sơ nào thì đề nghị rà soát lại hồ sơ đó. “Nếu ai có ý kiến gì khác thì phản ánh lại cho chủ tịch, phó chủ tịch, thư ký hội đồng. Nhưng đến nay chúng tôi chưa nhận được ý kiến nào”.
GS. Quế cho biết, trước đó HĐCDGSNN có thông báo sẽ họp hội đồng vào ngày mồng 6 Tết, nhưng sau đó các ủy viên HĐCDGSNN nhận thông tin đến ngày mồng 10 (âm lịch) mới có kế hoạch mới.
Theo thống kê từ HĐCDGSNN, nếu tính số bài báo quốc tế nằm trong danh mục ISI/Scopus thì năm 2017 có đến 5.310 bài so với 2.510 bài của năm 2016. Như vậy, trong khi số ứng viên tăng 1.6 lần thì số bài quốc tế tăng gấp hơn 2 lần.
Trong năm 2016 tỷ lệ ứng viên nộp hồ sơ/ứng viên đạt chuẩn là 89,69% thì trong đợt xét của năm 2017, tỷ lệ này là 79,76%.
Theo chia sẻ của GS.TSKH. Đỗ Trần Cát - nguyên Tổng thư ký Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước, trong suốt 11 năm giữ vị trí Tổng thư ký Hội đồng, chưa từng xảy ra trường hợp Thủ tướng chỉ đạo rà soát lại công tác xét duyệt chức danh GS, PGS như năm nay.
Nhân chỉ đạo "rà soát giáo sư" của Thủ tướng, nhiều nhà khoa học cho rằng không chỉ rà soát các ứng viên của năm 2017. Nguyện vọng của giới giáo dục đại học và khoa học là cần xây dựng và phát triển môi trường học thuật lành mạnh, làm nền móng vững chắc thúc đẩy phát triển.
Theo VietNamNet
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.