- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cách chức hiệu trưởng, hiệu phó vụ học sinh gãy chân
Ngày 21/2, UBND quận Cầu Giấy, Hà Nội sẽ công bố quyết định cách chức đối với bà Tạ Thị Bích Ngọc, Hiệu trưởng trường Tiểu học Nam Trung Yên, và Hiệu phó Nguyễn Thị Hương.
Ngày 21/2, UBND quận Cầu Giấy, Hà Nội sẽ công bố quyết định cách chức đối với bà Tạ Thị Bích Ngọc, Hiệu trưởng trường Tiểu học Nam Trung Yên, và Hiệu phó Nguyễn Thị Hương.
Việc thực hiện cách chức hai lãnh đạo nhà trường được thực hiện sau khi Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung họp cùng các sở ban ngành nghe báo cáo và xem xét các quy định về quản lý cán bộ, công chức, viên chức, thống nhất hình thức xử lý.
Cụ thể, ngày 20/2, UBND thành phố Hà Nội chủ trì cuộc họp với lãnh đạo quận Cầu Giấy, Công an thành phố Hà Nội, Sở Nội vụ, Sở GD&ĐT Hà Nội thống nhất phương án xử lý với hiệu trưởng và hiệu phó trường Tiểu học Nam Trung Yên liên quan vụ tai nạn khiến cháu Trần Chí Kiên (lớp 2 A4) bị gãy chân tại sân trường.
Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu quận Cầu Giấy chấm dứt việc điều hành đối với vị trí hiệu trưởng và hiệu phó trường Nam Trung Yên vì hành vi thiếu trung thực.
Thiếu tướng Đoàn Duy Khương - Giám đốc Công an Hà Nội - đã báo cáo về kết quả điều tra ban đầu đối với vụ tai nạn. Cơ quan điều tra xác định ngày 1/12/2016, bà Tại Thị Bích Ngọc và Nguyễn Thị Hương gọi taxi đưa bà Ngọc đi khám tại Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội. Sau khi khám xong, cả hai lên taxi di chuyển về trường.
Khi về đến cổng sau nhà trường, bà Hương điện thoại cho bảo vệ ra mở cửa để taxi vào. Cháu Trần Chí Kiên đang chơi đùa, chạy về phía đầu xe và bị ôtô đâm ngã xuống đất. Lái xe dừng lại, Hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc đi thẳng vào phòng hội đồng; Hiệu phó Nguyễn Thị Hương đỡ nạn nhân lên. Do cháu đau, nữ giáo viên đã cùng bảo vệ đưa Kiên lên phòng chức năng của nhà trường để thăm khám.
Nhiều uẩn khúc vụ học sinh gãy chân trong sân trường Đến nay, vụ nam sinh trường Tiểu học Nam Trung Yên, Hà Nỗi gãy chân khi đang chơi trên sân trường vẫn chưa có kết luận cuối cùng.
Cơ quan điều tra cho biết việc cho taxi do ông Trần Quốc Tuấn điều khiển đi vào sân trường trong giờ ra chơi của học sinh và gây tai nạn là có thật. Thời điểm xảy ra tai nạn, Hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc và Hiệu phó Nguyễn Thị Hương ngồi trên xe.
Cũng theo cơ quan điều tra, dù biết số điện thoại của lái xe gây tai nạn, bà Nguyễn Thị Hương không cung cấp kịp thời cho cơ quan công an, đồng thời có biểu hiện che giấu sự thật như: Tiến hành phát phiếu khảo sát về việc không nhìn thấy xe đi trong trường. Điều này gây khó khăn cho cơ quan điều tra và vi phạm nghiêm trọng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp giáo viên.
Hiệu trưởng trường tiểu học Nam Trung Yên. Ảnh: Tiền Phong.
Thời điểm cháu Trần Chí Kiên bị tai nạn, Hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc ngồi trên taxi nhưng không nhận. Mặt khác, bà Ngọc đồng ý với những việc làm sai của Hiệu phó Nguyễn Thị Hương. Điều này cho thấy hiệu trưởng không trung thực trong báo cáo, cố tình che giấu vi phạm, gây khó khăn cho cơ quan điều tra, có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Cơ quan điều tra cho rằng việc làm của Hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc, Hiệu phó Nguyễn Thị Hương tạo dư luận xấu trong xã hội về đạo đức nghề nghiệp và hình ảnh giáo viên thủ đô nói riêng, ngành giáo dục nói chung.
Ngay trong chiều 20/2, UBND quận Cầu Giấy đã họp kỷ luật đối với hai cô giáo trên, thống nhất cách chức đối với bà Ngọc và Hương.
Đồng thời, UBND quận cũng lựa chọn một cán bộ thuộc Phòng giáo dục quận tạm thời đảm nhiệm vị trí phụ trách, điều hành công việc của nhà trường đảm bảo bình thường.
Cũng tại cuộc họp, đại diện các sở ngành, quận Cầu Giấy đều có ý kiến, đánh giá việc khai báo của các cô giáo trên là thiếu thành khẩn, quanh co, che giấu bản chất sự thật.
Dù đã được Sở GD&ĐT Hà Nội, UBND quận Cầu Giấy động viên, làm việc trên tinh thần hướng tới trách nhiệm và sửa sai nhưng bà Tạ Thị Bích Ngọc còn bao biện, viết đơn thư gửi các cơ quan chức năng để che giấu hành vi của mình.
Với những căn cứ trên và đơn phản ánh của 18 giáo viên đang công tác tại trường, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung đã chỉ đạo UBND quận Cầu Giấy là đơn vị chủ quản tiến hành họp Hội đồng kỷ luật ngay trong chiều 20/2, kiểm điểm và thực hiện các thủ tục cách chức ngay đối với Hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc, Hiệu phó Nguyễn Thị Hương; lựa chọn người thay thế để điều hành công tác của nhà trường đảm bảo ổn định như bình thường. Hai giáo viên trên phải bàn giao công tác ngay theo quy định.
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh việc cách chức hai cán bộ này không phải kết thúc vụ việc mà để phục vụ công tác điều tra, nếu có vi phạm hình sự sẽ tiếp tục xem xét xử lý. Trường hợp vi phạm ở mức độ hành chính, hai cô giáo cũng không xứng đáng ở vị trí của mình.
UBND thành phố giao Công an Hà Nội tiếp tục điều tra, củng cố hồ sơ, làm rõ lời khai và xử lý theo quy định của pháp luật. Chủ tịch UBND thành phố nhấn mạnh hành vi phát phiếu khảo sát của hai cô giáo này cũng cần được làm rõ ai là người chủ mưu.
Ông Chung cũng giao Sở GD&ĐT Hà Nội khẩn trương tổ chức cuộc họp với toàn ngành, lấy bài học trên để chấn chỉnh ngành giáo dục thủ đô, đảm bảo thực hiện tốt việc dạy học trong nhà trường đúng kỷ cương, nề nếp.
Việc thực hiện cách chức hai lãnh đạo nhà trường được thực hiện sau khi Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung họp cùng các sở ban ngành nghe báo cáo và xem xét các quy định về quản lý cán bộ, công chức, viên chức, thống nhất hình thức xử lý.
Cụ thể, ngày 20/2, UBND thành phố Hà Nội chủ trì cuộc họp với lãnh đạo quận Cầu Giấy, Công an thành phố Hà Nội, Sở Nội vụ, Sở GD&ĐT Hà Nội thống nhất phương án xử lý với hiệu trưởng và hiệu phó trường Tiểu học Nam Trung Yên liên quan vụ tai nạn khiến cháu Trần Chí Kiên (lớp 2 A4) bị gãy chân tại sân trường.
Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu quận Cầu Giấy chấm dứt việc điều hành đối với vị trí hiệu trưởng và hiệu phó trường Nam Trung Yên vì hành vi thiếu trung thực.
Thiếu tướng Đoàn Duy Khương - Giám đốc Công an Hà Nội - đã báo cáo về kết quả điều tra ban đầu đối với vụ tai nạn. Cơ quan điều tra xác định ngày 1/12/2016, bà Tại Thị Bích Ngọc và Nguyễn Thị Hương gọi taxi đưa bà Ngọc đi khám tại Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội. Sau khi khám xong, cả hai lên taxi di chuyển về trường.
Khi về đến cổng sau nhà trường, bà Hương điện thoại cho bảo vệ ra mở cửa để taxi vào. Cháu Trần Chí Kiên đang chơi đùa, chạy về phía đầu xe và bị ôtô đâm ngã xuống đất. Lái xe dừng lại, Hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc đi thẳng vào phòng hội đồng; Hiệu phó Nguyễn Thị Hương đỡ nạn nhân lên. Do cháu đau, nữ giáo viên đã cùng bảo vệ đưa Kiên lên phòng chức năng của nhà trường để thăm khám.
Nhiều uẩn khúc vụ học sinh gãy chân trong sân trường Đến nay, vụ nam sinh trường Tiểu học Nam Trung Yên, Hà Nỗi gãy chân khi đang chơi trên sân trường vẫn chưa có kết luận cuối cùng.
Cơ quan điều tra cho biết việc cho taxi do ông Trần Quốc Tuấn điều khiển đi vào sân trường trong giờ ra chơi của học sinh và gây tai nạn là có thật. Thời điểm xảy ra tai nạn, Hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc và Hiệu phó Nguyễn Thị Hương ngồi trên xe.
Cũng theo cơ quan điều tra, dù biết số điện thoại của lái xe gây tai nạn, bà Nguyễn Thị Hương không cung cấp kịp thời cho cơ quan công an, đồng thời có biểu hiện che giấu sự thật như: Tiến hành phát phiếu khảo sát về việc không nhìn thấy xe đi trong trường. Điều này gây khó khăn cho cơ quan điều tra và vi phạm nghiêm trọng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp giáo viên.
Hiệu trưởng trường tiểu học Nam Trung Yên. Ảnh: Tiền Phong.
Thời điểm cháu Trần Chí Kiên bị tai nạn, Hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc ngồi trên taxi nhưng không nhận. Mặt khác, bà Ngọc đồng ý với những việc làm sai của Hiệu phó Nguyễn Thị Hương. Điều này cho thấy hiệu trưởng không trung thực trong báo cáo, cố tình che giấu vi phạm, gây khó khăn cho cơ quan điều tra, có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Cơ quan điều tra cho rằng việc làm của Hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc, Hiệu phó Nguyễn Thị Hương tạo dư luận xấu trong xã hội về đạo đức nghề nghiệp và hình ảnh giáo viên thủ đô nói riêng, ngành giáo dục nói chung.
Ngay trong chiều 20/2, UBND quận Cầu Giấy đã họp kỷ luật đối với hai cô giáo trên, thống nhất cách chức đối với bà Ngọc và Hương.
Đồng thời, UBND quận cũng lựa chọn một cán bộ thuộc Phòng giáo dục quận tạm thời đảm nhiệm vị trí phụ trách, điều hành công việc của nhà trường đảm bảo bình thường.
Cũng tại cuộc họp, đại diện các sở ngành, quận Cầu Giấy đều có ý kiến, đánh giá việc khai báo của các cô giáo trên là thiếu thành khẩn, quanh co, che giấu bản chất sự thật.
Dù đã được Sở GD&ĐT Hà Nội, UBND quận Cầu Giấy động viên, làm việc trên tinh thần hướng tới trách nhiệm và sửa sai nhưng bà Tạ Thị Bích Ngọc còn bao biện, viết đơn thư gửi các cơ quan chức năng để che giấu hành vi của mình.
Với những căn cứ trên và đơn phản ánh của 18 giáo viên đang công tác tại trường, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung đã chỉ đạo UBND quận Cầu Giấy là đơn vị chủ quản tiến hành họp Hội đồng kỷ luật ngay trong chiều 20/2, kiểm điểm và thực hiện các thủ tục cách chức ngay đối với Hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc, Hiệu phó Nguyễn Thị Hương; lựa chọn người thay thế để điều hành công tác của nhà trường đảm bảo ổn định như bình thường. Hai giáo viên trên phải bàn giao công tác ngay theo quy định.
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh việc cách chức hai cán bộ này không phải kết thúc vụ việc mà để phục vụ công tác điều tra, nếu có vi phạm hình sự sẽ tiếp tục xem xét xử lý. Trường hợp vi phạm ở mức độ hành chính, hai cô giáo cũng không xứng đáng ở vị trí của mình.
UBND thành phố giao Công an Hà Nội tiếp tục điều tra, củng cố hồ sơ, làm rõ lời khai và xử lý theo quy định của pháp luật. Chủ tịch UBND thành phố nhấn mạnh hành vi phát phiếu khảo sát của hai cô giáo này cũng cần được làm rõ ai là người chủ mưu.
Ông Chung cũng giao Sở GD&ĐT Hà Nội khẩn trương tổ chức cuộc họp với toàn ngành, lấy bài học trên để chấn chỉnh ngành giáo dục thủ đô, đảm bảo thực hiện tốt việc dạy học trong nhà trường đúng kỷ cương, nề nếp.
Theo Zing
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.