Chỉ đạo chuyển trường cho nữ sinh bật khóc vì cô giáo "im lặng": Chúng ta đang cô lập hay bảo vệ người hùng?

Sau khi học sinh và Hiệu trưởng nhà trường thừa nhận việc cô giáo lên lớp nhưng 3 tháng không hé môi giảng bài mà nữ sinh Song Toàn đã phản ánh thì mới đây.

Sau khi học sinh và Hiệu trưởng nhà trường thừa nhận việc cô giáo lên lớp nhưng 3 tháng không hé môi giảng bài mà nữ sinh Song Toàn đã phản ánh thì mới đây, thông tin em chuyển trường vào thứ Hai tuần sau được chia sẻ đã khiến nhiều người bất ngờ.

Sáng nay (6/4), trong cuộc họp khẩn liên quan đến việc cô giáo Trần Thị Minh Châu không giảng bài, bà Nguyễn Thị Thu, phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết Sở GD&ĐT TP.HCM đã biết nguyện vọng chuyển trường của em Phạm Song Toàn (lớp 11, THPT Long Thới, TP.HCM). Cũng trong cuộc họp này, bà Thu khẳng định, việc chuyển trường của em Toàn sẽ được giải quyết nhanh để tránh ảnh hưởng đến tâm lý của nữ sinh này.

Chỉ đạo chuyển trường cho nữ sinh bật khóc vì cô giáo im lặng: Chúng ta đang cô lập hay bảo vệ người hùng? - Ảnh 1.

Nữ sinh khóc, kể về câu chuyện của lớp mình và giáo viên dạy Toán.

"Sau khi sự việc xảy ra, em Song Toàn đã chịu áp lực từ dư luận cũng như từ phía nhà trường, việc ở lại tiếp tục học sẽ tạo áp lực tâm lý nặng hơn cho em"- bà Nguyễn Thị Thu phát biểu.

Trước đó trong cuộc gặp gỡ đối thoại với lãnh đạo sở Giáo dục TPHCM, cô bé Phạm Song Toàn khóc và nói: "Đối với các bạn, giáo viên đến lớp giảng bài là điều vô cùng nhàm chán. Nhưng con mong muốn được một lần như vậy. Tại vì giáo viên của con không nói gì cả. Con không hiểu vì sao cô đến lớp chỉ viết bài và giao bài tập cho chúng con làm mà không nói gì cả"

Sau khi thông tin nữ sinh Phạm Song Toàn sẽ chuyển trường được đăng tải, nhiều người đã bày tỏ những ý kiến trái chiều trên MXH. Câu hỏi được nhiều người đặt ra nhất chính là: "Chúng ta có đang cô lập hay bảo vệ người hùng?".

Tại sao Song Toàn phải chuyển trường khi đã can đảm nói lên sự thật?

Ngay khi đọc được thông tin nữ sinh Song Toàn sẽ chuyển trường vào đầu tuần tới, nhiều người đã bày tỏ thắc mắc: "Tại sao phải chuyển trường?". Có lẽ đây cũng là câu hỏi chung của không chỉ những phụ huynh học sinh mà còn của phần đông những người đã theo dõi sự việc ồn ào này.

S.H.L - phụ huynh của một học sinh lên tiếng: "Tại sao lại chuyển trường? Tại sao học trò nói lên sự thật lại phải rời đi, còn giáo viên tiếp tục ở lại. Tại sao để học sinh phải chuyển trường vì bị xung quanh cô lập? Như thế này chúng ta đang dạy cho học trò im lặng với cái sai. Ở cương vị là một phụ huynh học sinh, thì tôi không ủng hộ việc chuyển trường cho em Toàn, đã gần cuối cấp mà em lại phải thích nghi với môi trường học tập mới, tập làm quen với bạn mới chỉ vì can đảm nói lên cái không đúng của chính thầy cô mình thì thật đau lòng".

Chỉ đạo chuyển trường cho nữ sinh bật khóc vì cô giáo im lặng: Chúng ta đang cô lập hay bảo vệ người hùng? - Ảnh 2.

Phạm Song Toàn hoạt động năng nổ trong Đoàn trường THPT Long Thới.

"Sao lại phải chuyển trường? Em Toàn là người hùng sao lại phải cô lập? Hành vi nói lên sự thật chính đáng có gì sai, có gì không đúng mà phải chạy trốn? Nếu phải chuyển trường thì chính cô giáo mới là người phải chuyển chứ không phải em Toàn. Tại sao cácbạn cùng học lại tẩy chay? Nhà trường phải làm công tác tư tưởng cho học sinh. Học sinh cuối cấp rất hạn chế việc chuyển trường vì nó liên quan đến học lực và xét hạnh kiểm. Mọi việc liên quan đến nhà trường đều phải được nhìn từ góc độ giáo dục chứ không chỉ là hành chính đơn thuần", tài khoản N.G.G đồng quan điểm với ý kiến trên.

Chỉ đạo chuyển trường cho nữ sinh bật khóc vì cô giáo im lặng: Chúng ta đang cô lập hay bảo vệ người hùng? - Ảnh 3.

Một số người thắc mắc và bất ngờ về việc chuyển trường của Song Toàn

Đồng thời, nhà báo Khải Đơn cũng đã có những chia sẻ dài xung quanh việc chuyển trường của cô nữ sinh lớp 11:"Lớp 11, Song Toàn đã hình thành ý niệm riêng của cô bé về thế giới như hầu hết những thiếu niên cùng tuổi. 17 tuổi - ta nhận thức được gần như tất cả xảy ra quanh mình.

Với Toàn, có lẽ điều cô bé không thấy ổn là không được nghe giảng bài. Học và nghe giảng quyền bình thường của người học. Cha mẹ trả tiền để con có chữ nghĩa, nhà nước dùng thuế để trả lương cho người giảng. Người học phải nhận được giá trị từ hai dòng đầu tư đó. Cô bé khóc để hỏi về quyền của mình. Cô nhận thức mình là người bị thiệt hại trong mối quan hệ dân sự này, và với tư cách là một đứa trẻ: Cô khóc để xin.Nhưng trẻ con thường khóc để xin vì yếu thế.

Ở đây, câu hỏi: "Vậy giáo dục của ta coi ai là trung tâm?" nổi lên.

Học sinh à? - Nếu nó coi học sinh là trung tâm, thì sự sang chấn tinh thần của Song Toàn, tổn thương của em, kiến nghị về quyền được nghe giảng của em phải được coi trọng. Em phải được đảm bảo quyền tiếp tục đi học mà không bị ra khỏi chỗ ngồi của mình. Em phải được nhìn thấy điều mình nói đúng - thì cần được xem xét - và người dạy làm sai phải bị kỷ luật. Lớp học cần quay lại trạng thái có người giảng bài. Và không ai bạo hành tinh thần và hù dọa em".

"Quyết định chuyển trường là một cách bảo vệ Song Toàn"

Bên cạnh đó, cũng nhiều người cho rằng việc chuyển trường cho Song Toàn trong thời điểm này là đúng đắn, nó là một cách để bảo vệ những người tốt, tránh bị áp lực.

Tài khoản D.T bày tỏ quan điểm của mình trước sự việc trên như sau:"Quyết định của phụ huynh và những lo ngại của bà Thu -Phó Chủ tịch UBND TP.HCMlà đúng. Nên chuyển trường cho em học sinh đó sớm!Đừng nghĩ rằng chuyển em đi có nghĩa là người tốt không có chỗ đứng, mà chính đó là cách bảo vệ cho người tốt.

Quán tính của một tập thể luôn lớn hơn nhiều một cá nhân, làm thay đổi một tổ chức luôn mất nhiều thời gian, việc chuyển em học sinh kia sang trường khác không đồng nghĩa với việc giải quyết xong câu chuyện này.

Chỉ đạo chuyển trường cho nữ sinh bật khóc vì cô giáo im lặng: Chúng ta đang cô lập hay bảo vệ người hùng? - Ảnh 4.

Tuy nhiên, một số người cho rằng việc chuyển trưởng sớm cho Song Toàn là cách bảo vệ em khỏi bị cô lập và sớm ổn định việc học tập

Từ hiệu trưởng cho đến các vị trí khác trong chuỗi domino này đều vẫn cần phải xem xét và truy cứu trách nhiệm.Ngoài ra việc cô giáo im lặng, cũng là một hình thức phản kháng đối với điều gì đó mà dư luận chưa rõ. Việc trừ lương hay cắt lương cô giáo là điều dễ làm nhất. Nhưng điều đó không tránh được việc các cô giáo khác sẽ lại có những hành vi bạo lực tinh thần tương tự".

"Đừng nhìn vào bề nổi của sự việc, có thể việc Song Toàn chuyển trường ban đầu bị coi là lảng tránh, là dẹp yên dư luận và để sự việc lắng xuống. Tuy nhiên nếu nghĩ sâu xa hơn thì đến môi trường mới sẽ tốt hơn cho bản thân em. Một em học sinh 17 tuổi, dám đứng ra khỏi cả một tập thể lớn để phản ánh cái sai của thầy cô thì cần được bảo vệ, em không đáng phải chịu sự đả kích của bạn bè, cái nhìn e dè hay kì thị của mọi người mỗi khi tới trường. Việc đấu tranh với cái sai không phải ai cũng làm được, vậy mà cô gái như em thật can đảm. Chúc em sang môi trường mới học tốt!" - một người khác bình luận.

Đồng tình với quan điểm này, tài khoản K.H cho biết, nếu để 1 em nhỏ ở lại nơi chắc chắn gây áp lực cho em mới là tội ác. "Sau tất cả những gì diễn ra, mỗi ngày em đến trường bạn bè nhìn em còn bình thường? Thầy cô nhìn em còn bình thường? Chú bảo vệ nhìn em còn bình thường? Mỗi ngày mọi người ra rả trên báo và facebook thì cuộc sống em còn bình thường tại ngôi trường cũ? Do vậy nên chuyện em chuyển trường không có gì gọi là chạy trốn hay sai ở đây cả, cái xã hội này phải có trách nhiệm bảo vệ em ấy và việc đầu tiên là hỗ trợ em chuyển trường".


Theo Helino


học sinh

cô giáo


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.