- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cho phép học sinh đi muộn 1 tiếng, chỉ sau 9 tuần trường đã rút ra kết luận khiến ai cũng bất ngờ
Thay vì phải đến trường theo khung giờ cố định 8 giờ sáng, các học sinh được "cao su" đến 9 giờ.
- Anh chàng du học sinh tổng kết thập kỷ với profile đỉnh cao: 1 ngôi nhà, 3 công việc, 3 học bổng, 1 cuốn sách, 1 người thương, 1 bằng Thạc sĩ...
- Học sinh ôm tim hò hét vì thầy giáo đẹp trai như diễn viên điện ảnh, thân hình hoàn mỹ không khác gì tượng điêu khắc
- Nam sinh chuyên toán tử vong dưới hồ trước kì thi học sinh giỏi
Thay vì phải đến trường theo khung giờ cố định 8 giờ sáng, các học sinh được "cao su" đến 9 giờ.
Thiếu ngủ trầm trọng là tình trạng chung mà con người phải đối mặt trong xã hội hiện đại. Đặc biệt với những người trẻ tuổi, thanh thiếu niên thì điều này càng diễn ra thường xuyên.
Trong những năm gần đây, các chuyên gia tại Mỹ và nhiều nơi trên thế giới đã nghiên cứu những lợi ích, tiềm năng của việc lùi giờ học, cho phép học sinh vào lớp muộn hơn. Mặc dù thu được nhiều kết quả khả quan nhưng phạm vi nghiên cứu này vẫn còn nhỏ lẻ và chưa thể đi đến kết luận.
Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu học sinh được vào lớp muộn 1 tiếng? Trường trung học Alsdorf ở miền Tây nước Đức đã quyết định thử nghiệm việc này và thu lại kết quả vô cùng bất ngờ.
Trường Trung học Alsdorf.
Theo đó, trường thực hành một hệ thống giáo dục có tên "Kế hoạch Dalton". Hệ thống này ban đầu được phát triển ở Mỹ. Nó kêu gọi các phương pháp giảng dạy linh hoạt, phù hợp với năng lực, tốc độ tiếp thu của từng cá nhân.
Nhiều trường học trên thế giới đã sử dụng nguyên tắc này. Với các chuyên gia từ Đại học Ludwig-Maximilian, hệ thống trường Alsdorf là nơi tuyệt vời để quan sát hiệu quả của việc học sinh vào lớp muộn hơn bình thường.
Chuyên gia Till Roenneberg, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi có cơ hội nghiên cứu ảnh hưởng của việc bắt đầu giờ học muộn sau khi trường trung học Alsdorf quyết định điều chỉnh giờ học linh hoạt cho học sinh. Thay vì cố định giờ học vào 8 giờ sáng thì trong khung giờ linh hoạt mới, học sinh có thể đến lớp vào 8h00 – 8h30 hoặc "cao su" đến 9h".
Chuyên gia Till Roenneberg.
Trong vòng 9 tuần, các nhà nghiên cứu đã quan sát và ghi lại ảnh hưởng của việc vào lớp muộn đối với các học sinh lớp 10, lớp 11 và lớp 12.
Trong khi các học sinh lớp dưới vẫn phải đi học đúng giờ thì các anh chị lớp trên được "cao su" một tiếng và lựa chọn học bù vào một buổi trong tuần.
Các nhà nghiên cứu sau đó thu thập nhật ký giấc ngủ hàng ngày từ các học sinh cuối cấp tham gia thí nghiệm và các dữ liệu thu thập được từ thiết bị theo dõi giấc ngủ đeo trên cổ tay các em. Kết quả thu được cho thấy, việc lùi thời gian học đã cho các em học sinh thêm một khoảng thời gian ngủ đáng kể, đồng thời giúp cải thiện hơn hiệu quả học tập.
Till Roenneberg - Chuyên gia, Giáo sư về Thời Sinh học tại Viện Tâm lý học Y khoa, Đại học Ludwig-Maximilian, Đức
Kết quả thu được cho thấy, việc lùi thời gian học đã cho các em học sinh thêm một khoảng thời gian ngủ đáng kể, đồng thời giúp cải thiện hơn hiệu quả học tập.
Có đến 97% học sinh hưởng lợi từ việc đi học muộn. Các em được ngủ thêm 1 giờ. Hiệu quả mang đến bất kể giới tính, độ tuổi và tần suất thực hiện.
Cũng theo Roenneberg, đây là một phát hiện rất quan trọng bởi nhiều người vẫn cho rằng việc đi học muộn chẳng có ý nghĩa gì vì học sinh sẽ thức muộn hơn. Tuy nhiên tại Đức, việc cho phép đi học muộn đã giúp học sinh có thêm khoảng 1,1 giờ ngủ mỗi đêm, tăng thời gian ngủ trung bình từ 6,9 giờ lên gần 8 giờ. Đây là thời lượng ngủ nên có của người trưởng thành.
Bên cạnh đó nghiên cứu cũng chỉ ra, nhiều học sinh không chọn lựa việc đi học muộn. Tổng cộng những học sinh này chỉ đi muộn khoảng 39% số buổi trong năm, tức là 2/5 số ngày trong tuần. Tuy vậy những học sinh đi muộn cho biết họ ngủ ngon hơn, thức dậy sảng khoái và không thấy mệt mỏi, uể oải khi ngồi trong lớp.
Tất nhiên các kết quả báo cáo này là chủ quan từ cảm nhận của học sinh và chưa có số liệu cụ thể mang tính kết luận. Các chuyên gia cũng thừa nhận nghiên cứu còn nhiều mặt hạn chế. Có thể học sinh chưa báo cáo hết thông tin về giấc ngủ của mình, ví dụ như các giấc ngủ ngắn trong ngày.
Điều rút ra ở đây là học sinh mong muốn được lựa chọn thời gian bắt đầu học, hơn là thời gian theo lịch cố định.
Theo Helino
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.