- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chọn truyện tranh cho con thế nào để tránh nội dung bạo lực, phản cảm?
Theo TS Vũ Thu Hương, sách có nội dung người lớn cần có khuyến cáo ghi rõ dành cho lứa tuổi nào để không ảnh hưởng trẻ em.
Như đã phản ánh, cuốn truyện tranh Anh hùng Héc-quyn thuộc bộ sách Thần thoại Hy Lạp của Nhà xuất bản Kim Đồng có những hình bạo lực, nội dung người lớn, không phù hợp trẻ em. Đây không phải lần đầu tiên nội dung truyện tranh 'có vấn đề' được phản ánh, thu hút sự quan tâm của dư luận.
TS Vũ Thu Hương, khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội, có bài viết thể hiện quan điểm về vấn đề này.
Không nên chỉ dựa vào tên tuổi nhà xuất bản
Chúng ta vẫn có suy nghĩ truyện tranh là dành cho trẻ em. Tuy nhiên, vài thập niên gần đây, những cuốn truyện tranh dành cho người lớn đã xuất hiện nhiều, đặc biệt ở Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước phương Tây.
Những dòng truyện tranh này xuất hiện các hình ảnh bạo lực, hình ảnh nhạy cảm, không hề phù hợp trẻ em. Tuy nhiên, khi về đến Việt Nam, những dòng tranh này được dịch ra 'hết sức vô tư'.
Đến khi sách ra thị trường, với quan niệm truyện tranh dành cho trẻ em, phụ huynh thường không nghi ngờ, mua về cho con đọc. Từ những em bé còn chưa biết chữ (chỉ xem tranh) đến những bạn tuổi teen đều dễ dàng tiếp cận dòng truyện này.
Từ đó, tư tưởng 'thoáng' lan tỏa trong các tác giả truyện tranh. Những câu chuyên thần thoại, lịch sử được tái hiện thường có xu hướng hình ảnh nhạy cảm, 'nóng' hơn.
Phụ huynh vô tư mua, trẻ em vô tư đọc. Đến khi người lớn hoảng hốt với Shin - cậu bé bút chì, tất cả mới giật mình nhìn ra, hình như dòng truyện tranh đã bị thả nổi quá lâu.
Phụ huynh, sau một thời gian lo lắng, tự mặc định việc lựa chọn sách cho con dựa vào tên tuổi các nhà xuất bản, mà không đọc qua, kiểm duyệt hình ảnh, nội dung.
Cần có những bộ truyện mang bản sắc Việt
Là phụ huynh, tôi thấy chúng ta hiểu quá sai về những thứ thuộc về sách truyện nước ngoài. Đã có không ít ý kiến cho rằng Việt Nam lạc hậu khi phê phán dòng sách truyện này, thế giới cởi mở hơn nhiều.
Gần đây, truyện tranh nhạy cảm một lần nữa nóng lên khi Anh hùng Héc quyn bị tố có nhiều hình ảnh và câu thoại nhạy cảm.
Khi nhà xuất bản đưa ra lời xin lỗi có nói rõ đây là bộ truyện tranh bản quyền từ Hàn Quốc và đã được giải thưởng.
Điều chúng ta phải băn khoăn là bộ truyện tranh này phát hành ở Hàn Quốc dành cho đối tượng độc giả nào? Liệu có phải họ viết cho trẻ em? Tại sao bộ truyện thần thoại Hy Lạp lại phải mua bản quyền ở Hàn Quốc, đất nước cũng hoàn toàn xa lạ với thần thoại Hy Lạp?
Phải chăng những tác giả của chúng ta không đủ khả năng xây dựng bộ truyện tranh phù hợp văn hóa Việt Nam, dựa trên chất liệu những câu chuyện cổ tích của thế giới?
Tôi đã đọc nhiều câu chuyện cổ tích trên thế giới, được các tác giả ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc viết lại và sản xuất, nhà xuất bản ở Việt Nam mua lại. Những câu chuyện đó có đôi phần không giống nguyên bản mà đã được chỉnh sửa cho phù hợp văn hóa bản địa.
Việc mua bản quyền những cuốn truyện này, đem về dịch cho độc giả Việt Nam có phải một bước vòng không cần thiết, tốn kém và nhiều hệ lụy?
Phụ huynh cũng lo lắng đặt câu hỏi: Liệu có phải sách truyện nhạy cảm chỉ là vấn đề giữa nhà xuất bản và bạn đọc? Cơ quan kiểm duyệt sách ở đâu khi những vụ việc thế này cứ tái diễn mà không hề thấy có sự biến chuyển hay biện pháp xử lý nào?
Theo tôi, các cha mẹ phải đọc kỹ từng trang sách trước khi mua cho con, soi kỹ từng hình vẽ nếu không muốn con mình xem những hình ảnh quá nhạy cảm, nhất là hiện nay, dòng sách Đam Mĩ đang rất phổ biến, chiếm thị phần quan trọng trong giới trẻ.
Dòng sách ca ngợi tình yêu giữa nam giới và nam giới chắc chắn ảnh hưởng không tốt tới các bạn nhỏ khi chưa được giáo dục giới tính đầy đủ.
Đã đến lúc, chúng ta phải đặt tuổi dành cho sách. Mỗi dòng sách cần có ghi rõ: Dành cho độc giả lứa tuổi nào: 15+, 17+ hay 20+. Nếu không làm triệt để, chúng ta còn phải lo lắng, giải quyết nhiều hậu quả từ việc thả nổi sách như hiện nay.
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.