Chuyên gia tâm lý Đại học Harvard khẳng định bố mẹ dạy kiểu này con sẽ ngoan mà chẳng cần quát mắng

Bố mẹ nào cũng muốn con mình ngoan ngoãn, trở thành con người tốt sau này nhưng thực sự không phải ai cũng biết cách. Hãy nghe chuyên gia tâm lý Đại học Harvard tư vấn nhé.

Bố mẹ nào cũng muốn con mình ngoan ngoãn, trở thành con người tốt sau này nhưng thực sự không phải ai cũng biết cách. Hãy nghe chuyên gia tâm lý Đại học Harvard tư vấn nhé.

1. Dành thời gian chơi với con

Chuyên gia tâm lý Đại học Harvard khẳng định bố mẹ dạy kiểu này con sẽ ngoan mà chẳng cần quát mắng - Ảnh 1.
(Ảnh: Internet)


Đây là nguyên tắc cơ bản nếu bạn muốn nuôi dạy con ngoan. Bạn nên thường xuyên dành thời gian cho con, cùng con tham gia vào những trò chơi yêu thích của chúng cũng như giải quyết rắc rối cùng nhau. Quan trọng nhất, là lắng nghe điều con muốn bày tỏ. Bạn không chỉ học nhiều cá tính độc đáo từ con mà những hành động của bạn sẽ tấm gương cho con thấy sự quan tâm, chăm sóc dành cho người khác là như thế nào.

2. Luôn cho con biết, con là tất cả của bố mẹ

Theo nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia tâm lý, rất nhiều trẻ không hề biết chúng là người quan trọng nhất trên thế giới đối với bố mẹ. Trẻ con thực sự cần được nghe những lời này từ bạn. Đừng quên nói thật thường xuyên để con có thể cảm nhận được tình yêu thương, sự an toàn, và giá trị của chúng.

3. Chỉ bảo con cách giải quyết vấn đề chứ không phải trốn chạy

Ví dụ nhé, nếu con bỗng nhiên quyết định muốn bỏ học đá bóng, hãy bảo con giải thích lý do vì sao muốn từ bỏ, cũng như tính đồng đội khi con tham gia môn học này. Nếu con vẫn muốn từ bỏ, hãy giúp con tìm môn học mới, đam mê mới.

4. Hướng dẫn con giúp bạn mỗi ngày làm việc gì đó và cho con thấy mình là cánh tay phải đắc lực của bố mẹ

Chuyên gia tâm lý Đại học Harvard khẳng định bố mẹ dạy kiểu này con sẽ ngoan mà chẳng cần quát mắng - Ảnh 2.

(Ảnh: Internet)


Nghiên cứu cho thấy rằng những người thường được thể hiện lòng biết ơn sẽ có xu hướng tốt bụng, hào phóng và hay giúp đỡ mọi người hơn. Do đó, mỗi ngày hãy tạo ra một hoạt động mà trẻ có thể giúp bố mẹ, ngay tại nhà và hãy nhớ cảm ơn chúng sau mỗi khi được giúp đỡ, nó sẽ rất có giá trị cho trẻ trong giai đoạn phát triển của trẻ. Các chuyên gia tâm lý cũng khuyên nên thưởng cho sự nỗ lực mà trẻ đã dành để giúp đỡ bố mẹ.

5. Giúp trẻ đối phó với những cảm xúc tiêu cực


Các chuyên gia tâm lý tin rằng khả năng chăm sóc người khác đang bị đè nén bởi những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, thù hận, xấu hổ và ghen tị. Trong quá trình giúp trẻ hiểu được những cảm xúc tiêu cực, nó sẽ đẩy kích thích trẻ giải quyết những mâu thuẫn nội tại. Tự phân tích những cảm xúc đó sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn trên con đường trở thành người giàu lòng trắc ẩn, biết quan tâm đến bản thân và mọi người. Nó cũng rất quan trọng trong việc thiết lập sự ổn định về tâm lý.

6. Cho con biết thế giới rất rộng lớn, phức tạp và thú vị hơn nhiều so với những gì con có thể tưởng tượng được


Theo nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia tâm lý, hầu hết trẻ em đều chỉ quan tâm đến thế giới nhỏ của chúng gồm gia đình và bạn bè. Điều quan trọng ở bố mẹ là giúp con cảm thấy hứng thú với mọi người, những sự khác bên ngoài vòng tròn giới hạn này, những thứ hoàn toàn khác khác so với điều con biết về mặt xã hội, văn hóa, địa lý. Bạn có thể giúp con bằng cách cho con tiếp xúc từ từ với thế giới qua tranh ảnh, phim hay tin tức, lắng nghe những suy nghĩ, cảm xúc, quan điểm của con về thế giới rộng lớn .

Chuyên gia tâm lý Đại học Harvard khẳng định bố mẹ dạy kiểu này con sẽ ngoan mà chẳng cần quát mắng - Ảnh 3.

Hãy cho con được khám phá thế giới rộng lớn (Ảnh: Internet)


Các chuyên gia tại Đại học Harvard kết luận: “Nuôi dạy một đứa bé lịch sự, chu đáo, bao dung là một nhiệm vụ không hề đơn giản của mỗi bậc phụ huynh. Nhưng đó là điều chính xác những gì bạn nên làm. Không có gì khác trên thế giới có thể so sánh với tầm quan trọng của việc này hay những niềm vui vô giá mà bạn nhận được khi con trở thành đứa bé ngoan, người tử tế”.

Theo Trí thức trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.