- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cô giáo dạy dùng bao cao su: “Tôi từng khóc khi học sinh hỏi vì sao nghỉ dạy”
“Đã có lúc tôi tiếc tấm bằng đỏ hồi đại học nên tính quay về làm việc tại một công ty nào đó. Thế nhưng, tôi đã ứa nước mắt khi nhận được điện thoại của học sinh: “Cô ơi chúng em nhớ cô, vì sao cô nghỉ dạy”?
“Đã có lúc tôi tiếc tấm bằng đỏ hồi đại học nên tính quay về làm việc tại một công ty nào đó. Thế nhưng, tôi đã ứa nước mắt khi nhận được điện thoại của học sinh: “Cô ơi chúng em nhớ cô, vì sao cô nghỉ dạy”?
Giáo án, bao cao su và... dưa chuột
Ngay sau khi
đăng tải clip “Cô giáo trẻ dạy học sinh dùng bao cao su gây sốt mạng”,
nhiều độc giả đã rất hoan nghênh việc dạy kĩ năng sống trực quan, sinh
động - điều rất thiếu trong nhà trường hiện nay.
Chia sẻ với PV Dân
trí ngày 7/1, cô Thủy Tiên cho biết, mình tốt nghiệp Khoa Kế toán - Kiểm
toán (Trường ĐH Dân lập Hải Phòng) với tấm bằng đỏ. Ra trường, Tiên
cũng đi phỏng vấn và nhiều công ty ấn tượng với tấm bằng tốt nghiệp của
em nên gọi đi làm.
Tuy nhiên, một lần em gái từ nước ngoài về có thắc mắc: “Tại sao ở ta còn hiếm giáo viên dạy kĩ năng sống ở trường phổ thông? Trong khi ở nước ngoài, môn học này rất được chú trọng”?
Cô giáo Thủy Tiên
Thủy Tiên chợt ngớ người ra, tại sao mình không thử sức với môn học mới này? Vậy là cô gái trẻ tò mò nộp hồ sơ và phỏng vấn một số vòng. Sau đó, cô quyết định lên Hà Nội học thêm một khóa nghiệp vụ sư phạm và lấy chứng chỉ Kĩ năng sống rồi về Hải Phòng xin giảng dạy.
“Hồi đầu tôi đi dạy, vừa bước vào lớp học sinh đã ồ lên. Các em gọi tôi là “chị giáo” thay cho từ “cô giáo”. Có em còn mạnh miệng trêu: “Cô giáo có bằng lái chưa”? Lúc đó, tôi vừa buồn cười nhưng vừa phải tỏ ra nghiêm nghị và trả lời sao cho hóm hỉnh để thỏa mãn được các câu hỏi oái oăm của học trò ”, Thủy Tiên chia sẻ.
Cô giáo trẻ này cho biết, dù là dạy kĩ năng sống, chủ yếu đứng trên bục giảng... nói nhiều, tuy nhiên, cô vẫn soạn giáo án và có giáo cụ đầy đủ. “Tôi vẫn thường đùa với mọi người, chiếc cặp đi dạy của mình ngoài giáo án ra, còn lại toàn bao cao su với... dưa chuột”, Tiên hóm hỉnh nói.
Thủy Tiên cho biết, từ lớp 1 đến lúc học đại học, hầu như cô chỉ làm lớp trưởng hoặc làm bí thư. Do tham gia các hoạt động đoàn đội rất nhiều nên dần dần, kĩ năng nói trước đám đông của cô được rèn luyện và cứ thế nói không hề vấp váp.
Về cách trình bày trước lớp, mặc dù việc dạy kĩ năng sống với nhiều người hiện nay còn khá nhạy cảm nhưng do được tích lũy kinh nghiệm trong các năm đi dạy, khiến Thủy Tiên vừa nghiêm nghị trước lớp nhưng cách nói cũng không kém thú vị và sinh động khiến mỗi giờ học trôi qua luôn rộn tiếng cười.
Thủy Tiên từng hoạt động đoàn đội rất năng nổ trong những năm phổ thông và Đại học
"Tôi từng ứa nước mắt vì học sinh"
Theo chia sẻ của cô giáo Thủy Tiên, hiện cô đang công tác tại một Trung tâm kĩ năng sống tại Hải Phòng. Cô giáo trẻ này đang giảng dạy kĩ năng sống cho khoảng 30-40 lớp tại các trường phổ thông tại đây với con số hàng nghìn học sinh.
Nhiều em nhắn tin vào facebook cho cô Tiên tâm sự về chuyện “quan hệ vượt rào”, một số em băn khoăn về việc làm thế nào để yêu mà vẫn an toàn, không ảnh hưởng tới học tập...
“Kể cả trên bục giảng hoặc những lúc như vậy, tôi không coi mình là cô giáo mà xem như một người bạn với các em để các em gần gũi, chia sẻ. Trong khi dạy, tôi không áp đặt mà phân tích cái đúng - sai để các em nhìn nhận ra. Các em tâm sự với tôi rất nhiều. Mỗi câu hỏi của các em, tôi thực sự giật mình. Tôi đã lưu lại và soạn ra giáo án để biết mình phải ưu tiên dạy điều gì ngay lập tức cho các em học sinh phổ thông trước khi quá muộn”, cô Tiên tâm sự.
Cô giáo trẻ này cho biết, cho dù có lời mời hấp dẫn hơn, mình vẫn gắn bó với nghề giáo viên
Chia sẻ thêm với chúng tôi, cô giáo trẻ này cho hay, đã có lúc thấy tiếc tấm bằng đỏ khi tốt nghiệp đại học nên cô tính chuyện bỏ dạy, về làm một công ty nào đó vì nhiều nơi vẫn gọi tôi đến làm việc. Thế nhưng, cô đã ứa nước mắt khi nhận được điện thoại của học sinh: “Cô ơi chúng em nhớ cô, vì sao cô nghỉ dạy”? Thậm chí, có em còn nhắn tin hỏi han, tặng gấu bông... khiến cô không thể cầm lòng”.
Trả lời câu hỏi của chúng tôi về việc, nếu có một đơn vị nào đó lương rất cao, gọi cô đi làm đúng ngành, cô có thay đổi ý định? Thủy Tiên chia sẻ: “Khi quyết định chọn làm giáo viên một bộ môn khá nhạy cảm, tôi được gia đình ủng hộ rất cao. Bố mẹ tôi, dù đang là công chức nhà nước nhưng trước sau vẫn rất mong tôi làm nghề giáo. Tôi nghĩ, tình cảm của học sinh đã níu giữ tôi quyết định vẫn làm giáo viên cho dù có nhiều lựa chọn rất tốt khác”.
Hình ảnh cô giáo hướng dẫn học sinh dùng bao cao su gây sốt mạng
Như Dân trí đã đưa tin trước đó, ngày 6/1, clip có độ dài gần 5 phút
ghi lại cảnh cô giáo dạy học sinh dùng bao cao su ngay trên bục giảng
khiến cư dân mạng thích thú. Cụ thể, trong clip, trước hết cô giáo trẻ
24 tuổi hướng dẫn học sinh phải kiểm tra hạn sử dụng và đọc kỹ hướng dẫn
sử dụng ở vỏ bao cao su, khi xé không dùng móng tay hay xé mạnh làm
rách bao...
Chính phong cách dạy rất tự nhiên và hóm hỉnh của cô giáo
đã khiến nhiều học sinh cười như nắc nẻ. Thậm chí khi cô giáo cho biết,
mình sẽ mời 4 bạn học sinh lên thực hành, nhiều học trò nữ đã không
ngại ngần xung phong lên bảng.
Theo Dân Trí
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.