- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cô giáo trẻ kể chuyện lấy giải danh giá của Microsoft
Cô giáo 8X giành giải thưởng danh giá từ Diễn đàn Giáo dục Toàn cầu Microsoft tâm sự phần thưởng lớn nhất không phải giải nhất mà là kinh nghiệm học được từ đồng nghiệp quốc tế.
Cô giáo 8X giành giải thưởng danh giá từ Diễn đàn Giáo dục Toàn cầu Microsoft tâm sự phần thưởng lớn nhất không phải giải nhất mà là kinh nghiệm học được từ đồng nghiệp quốc tế.
Trong cuộc thi của Diễn đàn Giáo dục Toàn cầu Microsoft diễn ra hồi tháng 3, cô Lê Thanh Hà - giáo viên trường Phổ thông Liên cấp Olympia (Hà Nội) - cùng 4 giáo viên nước ngoài xuất sắc hoàn thành thử thách Minimize (tối ưu hóa) để giành giải cao nhất.
Hành trình đến giải thưởng uy tín
Nói về con đường đến với sự kiện Diễn đàn Giáo dục Toàn cầu, cô Hà chia sẻ cơ duyên bắt đầu từ quá trình 10 năm công tác tại ngôi trường Olympia.
“Nhà trường luôn khuyến khích áp dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy, nhằm truyền cảm hứng học tập và đưa những bài giảng đến với học sinh một cách sinh động và dễ tiếp thu nhất. Do đó, tôi và các đồng nghiệp luôn cố gắng tìm tòi và chia sẻ với nhau những bí quyết”, cô giáo 8X nói.
Cô Lê Thanh Hà nhận giải cùng các thành viên trong nhóm. Ảnh: NVCC.
Thông qua sự hợp tác giữa Olympia với Microsoft, cô được tiếp cận cộng đồng giáo viên sáng tạo MIE (Microsoft Inovative Educator). Từ đó, cô Hà có thêm cơ hội trau dồi kinh nghiệm cùng những nhà giáo dục khác trên cả nước cũng như thế giới và trở thành chuyên gia.
Năm 2016, cô giành giải nhất trong cuộc thi Giáo viên Sáng tạo Nền tảng Công nghệ thông tin do Bộ Giáo dục và Microsoft đồng tổ chức. Đây cũng là cánh cửa đưa cô giáo của trường Olympia đến với diễn đàn E2.
“Đoàn Việt Nam có 4 thành viên tham gia E2 năm nay. Tuy nhiên, chúng tôi bị chia vào các nhóm khác nhau để đảm bảo tiêu chí của chương trình. Do đó, chúng tôi có cơ hội hợp tác với giáo viên đến từ các nước khác”, nữ giáo viên thông tin.
“Giải thưởng của Microsoft là sự đền đáp xứng đáng cho những nỗ lực và tâm huyết cô Hà dành cho sự nghiệp trồng người trong thời gian qua. Chúng tôi tự hào về điều đó và mong nó sẽ lan tỏa tinh thần tăng cường công nghệ vào dạy học cho giáo viên trong trường cũng như trường khác”, cô Trần Thị Thúy Liên - Trưởng khoa STEM, đại diện nhà trường - cho hay.
Cô Hà cho hay sự kiện bắt đầu từ hôm 21/3, các nhóm chỉ có một ngày để biết đề, làm quen và thực hiện bài thi. 5 thành viên đến từ 5 quốc gia khác nhau đi từ những bỡ ngỡ, bất đồng ban đầu để bắt nhịp với nhau trong công việc, cùng trao đổi, hoàn thiện sản phẩm dự thi. Chính sự khác biệt trong những nền giáo dục họ từng tiếp nhận và hiện công tác đã bổ trợ cho nhau không chỉ tại cuộc thi mà còn cho công việc sau này.
Cô cho biết nhóm của mình tranh tài trong thử thách Minimize cùng 8 nhóm khác. Ban giám khảo yêu cầu các nhóm đưa ra một khó khăn trong giáo dục mang tính toàn cầu và dùng công nghệ để giải quyết vấn đề đó.
Nội dung nhóm chọn để hoàn thành bài thi chính là hạn chế giấy tờ trong hoạt động ở trường học với ứng dụng OneNote của Microsoft cùng kiến nghị tích hợp thêm một số tính năng.
Trở về từ cuộc thi, nữ giáo viên trẻ vẫn nhớ như in cảm giác căng thẳng xen lẫn hào hứng khi cùng đồng nghiệp nước ngoài gấp rút hoàn thành tác phẩm cũng như niềm hạnh phúc vỡ òa khi quốc kỳ Việt xuất hiện trên sân khấu toàn cầu để nhận giải cao nhất cho thử thách Minimize.
Với nữ giáo viên luôn tâm huyết với nghề, phần thưởng lớn nhất mà cô đạt được không phải là giải thưởng mà là những giá trị và trải nghiệm mà cuộc thi mang lại.
Cô giáo trẻ trăn trở với nghề
E2 không đơn thuần là cuộc thi sáng tạo trong giáo dục. Đây là không gian để các nhà giáo trên thế giới trao đổi những kinh nghiệm, tâm huyết của mình trong quá trình giảng dạy.
Bản thân cô Hà mong muốn có thể chia sẻ rộng rãi những kiến thức, kỹ năng nhận được từ cuộc thi nói riêng và quá trình tham gia diễn đàn MIE với đồng nghiệp khác.
Tham dự E2 là cơ hội quý giá để cô học hỏi từ đồng nghiệp quốc tế. Ảnh: NVCC.
Với vai trò là giáo viên Sinh học, không ít lần cô được giáo viên trên MIE hỗ trợ trong quá trình dạy học. Cô kể từng được đồng nghiệp nước ngoài giúp quay, truyền tín hiệu trực tiếp về những nội dung liên quan bài giảng nhằm mang lại cho học trò những giờ học thực tế ảo sống động, trực quan.
Đây quả thực là sự hỗ trợ tuyệt vời với nhà giáo luôn trăn trở tìm cách truyền cảm hứng, đam mê học tập tới học sinh. Cô mong muốn việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học sẽ khuyến khích học sinh tìm tòi, sáng tạo trong quá trình tiếp cận tri thức.
Cô Hà tâm sự trong một ngày hợp tác cùng 4 giáo viên nước ngoài trong cuộc thi vừa qua, cô học hỏi được nhiều từ giáo viên nước bạn về ý tưởng ứng dụng công nghệ trong công tác giảng dạy đồng thời hiểu thêm về văn hóa, bản sắc của các nền giáo dục khác nhau trên thế giới.
Cũng qua đó, cô nhận ra được những thiệt thòi của giáo viên nước nhà so với đồng nghiệp quốc tế cùng niềm tự hào khi các thầy cô giáo Việt Nam vẫn có thể mang đến cho học sinh những giá trị tuyệt vời không kém, bất chấp điều kiện còn nhiều khó khăn.
Cô giáo 8X tự nhận mình khá thuận lợi trong quá trình dạy học cũng như trong hành trình đến với cuộc thi vì được công tác tại ngôi trường có cơ sở vật chất tốt và ban giám hiệu luôn khuyến khích giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin.
Tuy nhiên, không phải ai cũng được như vậy. Trên thực tế, phần lớn trường học ở nước ta, đặc biệt ở vùng nông thôn, còn hạn chế về cơ sở vật chất. Tình trạng này cản trở giáo viên đưa công nghệ vào dạy học.
“Nhiều giáo viên xuất sắc, nhạy bén và sáng tạo nhưng họ không đủ điều kiện để phát huy, một phần vì cơ sở vật chất thiếu thốn, phần khác vì họ phải ôm đồm quá nhiều việc nên chưa thể tập trung hoàn toàn vào công tác dạy học, giáo dục học sinh”, cô giáo trẻ trăn trở.
Cô Thanh Hà hy vọng có thể góp phần chứng minh tính hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong truyền thụ kiến thức và phổ biến nó tới nhiều đồng nghiệp khác. Tham dự cuộc thi của Microsoft là một phần trong nỗ lực ấy.
Trở về từ cuộc thi, cô đã cùng lãnh đạo nhà trường chia sẻ sản phẩm đoạt giải cùng kinh nghiệm thu được trong quá trình dự thi tới tập thể giáo viên Olympia.
Trong cuộc thi của Diễn đàn Giáo dục Toàn cầu Microsoft diễn ra hồi tháng 3, cô Lê Thanh Hà - giáo viên trường Phổ thông Liên cấp Olympia (Hà Nội) - cùng 4 giáo viên nước ngoài xuất sắc hoàn thành thử thách Minimize (tối ưu hóa) để giành giải cao nhất.
Hành trình đến giải thưởng uy tín
Nói về con đường đến với sự kiện Diễn đàn Giáo dục Toàn cầu, cô Hà chia sẻ cơ duyên bắt đầu từ quá trình 10 năm công tác tại ngôi trường Olympia.
“Nhà trường luôn khuyến khích áp dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy, nhằm truyền cảm hứng học tập và đưa những bài giảng đến với học sinh một cách sinh động và dễ tiếp thu nhất. Do đó, tôi và các đồng nghiệp luôn cố gắng tìm tòi và chia sẻ với nhau những bí quyết”, cô giáo 8X nói.
Cô Lê Thanh Hà nhận giải cùng các thành viên trong nhóm. Ảnh: NVCC.
Thông qua sự hợp tác giữa Olympia với Microsoft, cô được tiếp cận cộng đồng giáo viên sáng tạo MIE (Microsoft Inovative Educator). Từ đó, cô Hà có thêm cơ hội trau dồi kinh nghiệm cùng những nhà giáo dục khác trên cả nước cũng như thế giới và trở thành chuyên gia.
Năm 2016, cô giành giải nhất trong cuộc thi Giáo viên Sáng tạo Nền tảng Công nghệ thông tin do Bộ Giáo dục và Microsoft đồng tổ chức. Đây cũng là cánh cửa đưa cô giáo của trường Olympia đến với diễn đàn E2.
“Đoàn Việt Nam có 4 thành viên tham gia E2 năm nay. Tuy nhiên, chúng tôi bị chia vào các nhóm khác nhau để đảm bảo tiêu chí của chương trình. Do đó, chúng tôi có cơ hội hợp tác với giáo viên đến từ các nước khác”, nữ giáo viên thông tin.
“Giải thưởng của Microsoft là sự đền đáp xứng đáng cho những nỗ lực và tâm huyết cô Hà dành cho sự nghiệp trồng người trong thời gian qua. Chúng tôi tự hào về điều đó và mong nó sẽ lan tỏa tinh thần tăng cường công nghệ vào dạy học cho giáo viên trong trường cũng như trường khác”, cô Trần Thị Thúy Liên - Trưởng khoa STEM, đại diện nhà trường - cho hay.
Cô Hà cho hay sự kiện bắt đầu từ hôm 21/3, các nhóm chỉ có một ngày để biết đề, làm quen và thực hiện bài thi. 5 thành viên đến từ 5 quốc gia khác nhau đi từ những bỡ ngỡ, bất đồng ban đầu để bắt nhịp với nhau trong công việc, cùng trao đổi, hoàn thiện sản phẩm dự thi. Chính sự khác biệt trong những nền giáo dục họ từng tiếp nhận và hiện công tác đã bổ trợ cho nhau không chỉ tại cuộc thi mà còn cho công việc sau này.
Cô cho biết nhóm của mình tranh tài trong thử thách Minimize cùng 8 nhóm khác. Ban giám khảo yêu cầu các nhóm đưa ra một khó khăn trong giáo dục mang tính toàn cầu và dùng công nghệ để giải quyết vấn đề đó.
Nội dung nhóm chọn để hoàn thành bài thi chính là hạn chế giấy tờ trong hoạt động ở trường học với ứng dụng OneNote của Microsoft cùng kiến nghị tích hợp thêm một số tính năng.
Trở về từ cuộc thi, nữ giáo viên trẻ vẫn nhớ như in cảm giác căng thẳng xen lẫn hào hứng khi cùng đồng nghiệp nước ngoài gấp rút hoàn thành tác phẩm cũng như niềm hạnh phúc vỡ òa khi quốc kỳ Việt xuất hiện trên sân khấu toàn cầu để nhận giải cao nhất cho thử thách Minimize.
Với nữ giáo viên luôn tâm huyết với nghề, phần thưởng lớn nhất mà cô đạt được không phải là giải thưởng mà là những giá trị và trải nghiệm mà cuộc thi mang lại.
Cô giáo trẻ trăn trở với nghề
E2 không đơn thuần là cuộc thi sáng tạo trong giáo dục. Đây là không gian để các nhà giáo trên thế giới trao đổi những kinh nghiệm, tâm huyết của mình trong quá trình giảng dạy.
Bản thân cô Hà mong muốn có thể chia sẻ rộng rãi những kiến thức, kỹ năng nhận được từ cuộc thi nói riêng và quá trình tham gia diễn đàn MIE với đồng nghiệp khác.
Tham dự E2 là cơ hội quý giá để cô học hỏi từ đồng nghiệp quốc tế. Ảnh: NVCC.
Với vai trò là giáo viên Sinh học, không ít lần cô được giáo viên trên MIE hỗ trợ trong quá trình dạy học. Cô kể từng được đồng nghiệp nước ngoài giúp quay, truyền tín hiệu trực tiếp về những nội dung liên quan bài giảng nhằm mang lại cho học trò những giờ học thực tế ảo sống động, trực quan.
Đây quả thực là sự hỗ trợ tuyệt vời với nhà giáo luôn trăn trở tìm cách truyền cảm hứng, đam mê học tập tới học sinh. Cô mong muốn việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học sẽ khuyến khích học sinh tìm tòi, sáng tạo trong quá trình tiếp cận tri thức.
Cô Hà tâm sự trong một ngày hợp tác cùng 4 giáo viên nước ngoài trong cuộc thi vừa qua, cô học hỏi được nhiều từ giáo viên nước bạn về ý tưởng ứng dụng công nghệ trong công tác giảng dạy đồng thời hiểu thêm về văn hóa, bản sắc của các nền giáo dục khác nhau trên thế giới.
Cũng qua đó, cô nhận ra được những thiệt thòi của giáo viên nước nhà so với đồng nghiệp quốc tế cùng niềm tự hào khi các thầy cô giáo Việt Nam vẫn có thể mang đến cho học sinh những giá trị tuyệt vời không kém, bất chấp điều kiện còn nhiều khó khăn.
Cô giáo 8X tự nhận mình khá thuận lợi trong quá trình dạy học cũng như trong hành trình đến với cuộc thi vì được công tác tại ngôi trường có cơ sở vật chất tốt và ban giám hiệu luôn khuyến khích giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin.
Tuy nhiên, không phải ai cũng được như vậy. Trên thực tế, phần lớn trường học ở nước ta, đặc biệt ở vùng nông thôn, còn hạn chế về cơ sở vật chất. Tình trạng này cản trở giáo viên đưa công nghệ vào dạy học.
“Nhiều giáo viên xuất sắc, nhạy bén và sáng tạo nhưng họ không đủ điều kiện để phát huy, một phần vì cơ sở vật chất thiếu thốn, phần khác vì họ phải ôm đồm quá nhiều việc nên chưa thể tập trung hoàn toàn vào công tác dạy học, giáo dục học sinh”, cô giáo trẻ trăn trở.
Cô Thanh Hà hy vọng có thể góp phần chứng minh tính hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong truyền thụ kiến thức và phổ biến nó tới nhiều đồng nghiệp khác. Tham dự cuộc thi của Microsoft là một phần trong nỗ lực ấy.
Trở về từ cuộc thi, cô đã cùng lãnh đạo nhà trường chia sẻ sản phẩm đoạt giải cùng kinh nghiệm thu được trong quá trình dự thi tới tập thể giáo viên Olympia.
Theo Zing
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.