Cô giáo Việt Nam đoạt giải đặc biệt tại diễn đàn giáo dục toàn cầu

Cô giáo Trần Thị Thúy cùng các đồng nghiệp Việt Nam đã xuất sắc vượt qua hơn 40 nhóm khác và giành giải thưởng chung cuộc – giải cao nhất tại diễn đàn giáo dục toàn cầu Microsoft 2017.

Cô giáo Trần Thị Thúy cùng các đồng nghiệp Việt Nam đã xuất sắc vượt qua hơn 40 nhóm khác và giành giải thưởng chung cuộc – giải cao nhất tại diễn đàn giáo dục toàn cầu Microsoft 2017.

Trong một thử thách nhóm theo chủ đề, cô Lê Thanh Hà, giáo viên Trường Phổ Thông Liên cấp Olympia, Hà Nội cũng đã chứng minh được năng lực và sức sáng tạo của mình khi cùng nhóm mình dành giải nhất.

Cô giáo Nguyễn Thị Liễu, hiệu phó Trường THCS Đức Trí, TP.HCM, lần đầu tiên thử sức mình với cương vị người hướng dẫn và giám khảo quốc tế cũng được vinh danh với danh hiệu “Cá nhân Xuất sắc” tại diễn đàn.

cô giáo, diễn đàn giáo dục
Cô giáo Trần Thị Thúy trong giây phút nghe kết quả

Diễn đàn Giáo dục toàn cầu Microsoft 2017, sự kiện thường niên nổi bật của ngành giáo dục thế giới, đã được tổ chức thành công tại Toronto, Canada hồi tháng 3.

Diễn đàn năm nay thu hút sự tham dự của hơn 300 chuyên gia giáo dục sáng tạo Microsoft (MIE) đến từ 83 quốc gia khắp thế giới.

cô giáo, diễn đàn giáo dục
Cô giáo Trần Thị Thúy cùng nhóm của mình

Mang sứ mệnh mỗi chuyên gia giáo dục sáng tạo Microsoft (MIEE) sẽ hết mình để trao quyền cho các học sinh đạt được nhiều hơn,1.2 triệu thành viên thuộc mạng giáo dục toàn cầu đều nhiệt tình chia sẻ ý kiến và những ứng dụng sáng tạo trong giảng dạy, đồng thời đều hỗ trợ và tham dự vào các nhóm cộng tác giảng dạy giữa các tỉnh trong nước, giữa các nước trong khu vực hoặc thậm chí là đa quốc gia.

cô giáo, diễn đàn giáo dục
Cô giáo Lê Thanh Hà

Tại cuộc thi, giáo viên các nước được chia vào các nhóm 5 người thuộc 5 quốc gia khác nhau để cùng làm dự án trong vòng 24h và được giao các đề tài ngẫu nhiên thuộc 5 chủ điểm Gamify, Minimize, Strategize, Delocalize và Personalize (Gamify: Dạy học dưới dạng trò chơi; Minimize: Tối ưu hóa công tác giảng dạy; Strategize: Chiến lược hóa phương pháp dạy học; Delocalize: Kết nối việc học với thực tiễn; Personalize: Cá nhân hóa việc học)

Cô Thúy, cô Hà, cô Quỳnh Anh và cô Liễu đều là những chuyên gia MIE, đã và đang thiết kế các giáo án và giảng dạy cho học sinh trên nền công nghệ Microsoft với mục tiêu “Chuyển đổi mô hình lớp học”.

“Với phần Challenge, nhóm của mình đạt giải chung cuộc. Hạnh phúc lắm vì được đem cờ Tổ quốc lên sân khấu! Cảm ơn sự đồng hành của cả thế giới với mình để together we can change the world!”, cô giáo Trần Thị Thúy, giáo viên trường THPT Đức Hợp, Hưng Yên tâm sự.

Sáng kiến tổ chức Diễn đàn Giáo dục Toàn cầu thường niên là một phần quan trọng của Chương trình Giáo dục của Microsoft. 

cô giáo, diễn đàn giáo dục
Cô giáo Nguyễn Thị Liễu

Đây là nơi để các giáo viên từ tất cả các nước với nền tảng giáo dục và kinh tế khác nhau có thể giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, trau dồi kỹ năng trong nghề đồng thời gỡ bỏ sự kết hợp chưa nhuần nhuyễn giữa ứng dụng công nghệ vào các phương pháp giảng dạy tiên tiến.

Theo PGS. TS. Nguyễn Thúy Hồng, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (Bộ GD-ĐT), hiện nay ngành giáo dục đang tích cực đổi mới căn bản toàn diện để có thể nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng mục tiêu xây dựng năng lực thể kỷ 21 cho nguồn nhân lực trong tương lai, phát triển bền vững đất nước. Một trong những hoạt động được ngành quan tâm là tăng cường các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn hoạt động giảng dạy, giáo dục của giáo viên và hoạt động quản lí, chỉ đạo của các lãnh đạo nhà trường theo hướng hiện đại, đồng bộ và hội nhập quốc tế.

Theo VietNamNet


cô giáo

Olympia

Giáo dục


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.