- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cô giáo viết sẵn bài văn tả con chó bắt học sinh học thuộc lòng
"Tôi bị cô giáo gọi điện phản hồi con học kém. Tôi hỏi mới biết con lỡ quên một đoạn trong bài văn tả con chó mà cô đã viết sẵn", phụ huynh Dương Bùi cho biết.
"Tôi bị cô giáo gọi điện phản hồi con học kém. Tôi hỏi mới biết con lỡ quên một đoạn trong bài văn tả con chó mà cô đã viết sẵn", phụ huynh Dương Bùi cho biết.
Con tôi đang học lớp 4 tại Hà Nội. Cháu bảo cô giáo đánh máy sẵn bài văn rồi phát cho từng em mang về nhà học thuộc. Mấy hôm sau, cô kiểm tra lại, con quên mất một đoạn. Tôi bị cô giáo gọi điện phản hồi về năng lực học tập của con còn nhiều hạn chế.
Về nhà hỏi con, cháu bảo: "Con biết làm văn tả con mèo, nhưng cô bảo chép bài tả con chó. Con đã thuộc nhưng khi cô hỏi con bị quên mất một ít".
Bài văn tả con chó được cô giáo in cho học sinh thuộc lòng.
Một lần khác, trên đường đưa con đến trường, tôi bất ngờ khi thấy bạn nhỏ ngồi sau xe đặt tờ giấy đánh máy lên lưng mẹ để đọc. Tôi nghĩ, chắc hôm nay đầu tuần nên bạn ấy đang xem lại bài phát biểu trước toàn trường. Đến gần, tôi giật mình khi thấy dòng chữ: “Bài văn tả con mèo”.
Như vậy, không chỉ con tôi phải học thuộc bài văn của cô giáo. Tôi còn biết có những lớp giáo viên phát cho học sinh tờ giấy đánh máy sẵn, có những dấu ba chấm để các con điền từ vào là thành bài văn. Cả lớp có bài giống hệt nhau.
Một chuyện khác là cô giáo ra đề bài "Tả người em trong gia đình". Một số học sinh là con một trong nhà, đã tả em họ. Đến lớp, những bài đó bị cô gạch hết và thay là "em gái".
Tôi nghĩ văn thì phải là do các con viết ra, sao lại có kiểu văn học thuộc lòng như lũ vẹt?
Nếu không phải suy nghĩ, không phải viết, chỉ cần thuộc lòng, liệu các con có thể tưởng tượng và cảm nhận hình ảnh chú chó trong tâm trí của mình hay không?
Phải chăng chính người lớn đang dạy các con về thói ăn sẵn từ người khác, triệt tiêu tư duy sáng tạo? Nguy hiểm hơn, đó chính là sự giả dối, bệnh thành tích trong giáo dục.
Bài văn của cô giáo viết sẵn cho các em học thuộc như sau:
"Chó là loài động vật rất có ích, vì vậy các gia đình đều nuôi chó. Nhà thì nuôi một con, nhà nuôi vài con, thậm chí nhiều hơn và nhà em cũng vậy.
Cách đây một thời gian, mẹ em đi chợ và mua về một con chó. Hôm mua về, mẹ bảo phải chăm sóc cẩn thận chẳng mấy chốc mà lại có một đàn chó con, nghe mẹ nói vậy em rất háo hức. Em rất yêu quý động vật, vì vậy em đặt tên cho nó là Đốm.
Sở dĩ tên của nó như vậy vì nó có ba màu lông xen kẽ nhau trên cơ thể. Đầu màu đen, thân cũng màu đen nhưng lại được xen kẽ bởi những đốm trắng. Nó được ba tháng tuổi và cũng khá là mập. Hai mắt đen, long lanh như hai hòn bi ve. Chiếc mũi cũng màu đen và rất thính, bên cạnh là những chiếc râu ngắn, hàm răng có những chiếc nhọn hoắt. Thêm một thời gian ngắn nữa, hàm răng đó có thể khiến những ai bị nó cắn chảy máu, thậm chí những vết cắn sâu có thể rất nguy hiểm.
Hai tai rất ngắn, cụp xuống mặt. Thân hình mập mạp với bộ lông mặc dù không được óng mượt nhưng em vẫn rất thích vuốt ve bộ lông ấy. Chiếc đuôi ngắn ngủi, màu đen có những sợi lông trắng ở phần cuối.
Mẹ em thường trêu “đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì thịt”, những lúc ấy em lại xị mặt ra và kêu mẹ không được thịt nó. Bốn chân có màu trắng, đầu mỗi ngón chân là những móng vuốt sắc. Đặc biệt cũng giống như loài mèo, dưới mỗi ngón chân có một lớp đệm dày, chính những lớp đệm ấy giúp nó đi lại nhẹ nhàng.
Chó là loài động vật ăn tạp, vì vậy nuôi nó rất dễ, bên cạnh đó mẹ em cũng mua thuốc về tiêm để phòng các loại bệnh. Mỗi khi em đi học về nó lại chạy ra tận cổng đón, ngoe nguẩy cái đuôi, chạy vòng quanh và quấn lấy chân em như thể đòi vuốt ve.
Mặc dù đi học về rất mệt, em vẫn chơi với nó. Có nhiều trò rất hay, em cầm hai chân trước và để nó đi bằng hai chân sau, bẻ ngược hai cái tai của nó lên, vì tai nó mềm nên không bị đau, lấy tay cù vào bụng nó. Những lúc như vậy, nó nằm ngửa ra bốn chân chổng lên trời trông rất hay.
Mỗi bữa cơm em đều giành với mẹ việc cho nó ăn, đêm đến nó nằm co tròn ở một góc nhà và ngủ ngon lành. Nó rất thông minh, biết phân biệt người nhà với người lạ, khi có người lạ vào, nó sủa ầm ĩ cho đến khi bố mẹ em quát mới thôi.
Em rất yêu quý con chó nhà em, gia đình em sẽ chăm sóc nó thật cẩn thận để nó mau lớn và cho gia đình em một đàn chó con như lời mẹ nói".
Con tôi đang học lớp 4 tại Hà Nội. Cháu bảo cô giáo đánh máy sẵn bài văn rồi phát cho từng em mang về nhà học thuộc. Mấy hôm sau, cô kiểm tra lại, con quên mất một đoạn. Tôi bị cô giáo gọi điện phản hồi về năng lực học tập của con còn nhiều hạn chế.
Về nhà hỏi con, cháu bảo: "Con biết làm văn tả con mèo, nhưng cô bảo chép bài tả con chó. Con đã thuộc nhưng khi cô hỏi con bị quên mất một ít".
Bài văn tả con chó được cô giáo in cho học sinh thuộc lòng.
Một lần khác, trên đường đưa con đến trường, tôi bất ngờ khi thấy bạn nhỏ ngồi sau xe đặt tờ giấy đánh máy lên lưng mẹ để đọc. Tôi nghĩ, chắc hôm nay đầu tuần nên bạn ấy đang xem lại bài phát biểu trước toàn trường. Đến gần, tôi giật mình khi thấy dòng chữ: “Bài văn tả con mèo”.
Như vậy, không chỉ con tôi phải học thuộc bài văn của cô giáo. Tôi còn biết có những lớp giáo viên phát cho học sinh tờ giấy đánh máy sẵn, có những dấu ba chấm để các con điền từ vào là thành bài văn. Cả lớp có bài giống hệt nhau.
Một chuyện khác là cô giáo ra đề bài "Tả người em trong gia đình". Một số học sinh là con một trong nhà, đã tả em họ. Đến lớp, những bài đó bị cô gạch hết và thay là "em gái".
Tôi nghĩ văn thì phải là do các con viết ra, sao lại có kiểu văn học thuộc lòng như lũ vẹt?
Nếu không phải suy nghĩ, không phải viết, chỉ cần thuộc lòng, liệu các con có thể tưởng tượng và cảm nhận hình ảnh chú chó trong tâm trí của mình hay không?
Phải chăng chính người lớn đang dạy các con về thói ăn sẵn từ người khác, triệt tiêu tư duy sáng tạo? Nguy hiểm hơn, đó chính là sự giả dối, bệnh thành tích trong giáo dục.
Bài văn của cô giáo viết sẵn cho các em học thuộc như sau:
"Chó là loài động vật rất có ích, vì vậy các gia đình đều nuôi chó. Nhà thì nuôi một con, nhà nuôi vài con, thậm chí nhiều hơn và nhà em cũng vậy.
Cách đây một thời gian, mẹ em đi chợ và mua về một con chó. Hôm mua về, mẹ bảo phải chăm sóc cẩn thận chẳng mấy chốc mà lại có một đàn chó con, nghe mẹ nói vậy em rất háo hức. Em rất yêu quý động vật, vì vậy em đặt tên cho nó là Đốm.
Sở dĩ tên của nó như vậy vì nó có ba màu lông xen kẽ nhau trên cơ thể. Đầu màu đen, thân cũng màu đen nhưng lại được xen kẽ bởi những đốm trắng. Nó được ba tháng tuổi và cũng khá là mập. Hai mắt đen, long lanh như hai hòn bi ve. Chiếc mũi cũng màu đen và rất thính, bên cạnh là những chiếc râu ngắn, hàm răng có những chiếc nhọn hoắt. Thêm một thời gian ngắn nữa, hàm răng đó có thể khiến những ai bị nó cắn chảy máu, thậm chí những vết cắn sâu có thể rất nguy hiểm.
Hai tai rất ngắn, cụp xuống mặt. Thân hình mập mạp với bộ lông mặc dù không được óng mượt nhưng em vẫn rất thích vuốt ve bộ lông ấy. Chiếc đuôi ngắn ngủi, màu đen có những sợi lông trắng ở phần cuối.
Mẹ em thường trêu “đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì thịt”, những lúc ấy em lại xị mặt ra và kêu mẹ không được thịt nó. Bốn chân có màu trắng, đầu mỗi ngón chân là những móng vuốt sắc. Đặc biệt cũng giống như loài mèo, dưới mỗi ngón chân có một lớp đệm dày, chính những lớp đệm ấy giúp nó đi lại nhẹ nhàng.
Chó là loài động vật ăn tạp, vì vậy nuôi nó rất dễ, bên cạnh đó mẹ em cũng mua thuốc về tiêm để phòng các loại bệnh. Mỗi khi em đi học về nó lại chạy ra tận cổng đón, ngoe nguẩy cái đuôi, chạy vòng quanh và quấn lấy chân em như thể đòi vuốt ve.
Mặc dù đi học về rất mệt, em vẫn chơi với nó. Có nhiều trò rất hay, em cầm hai chân trước và để nó đi bằng hai chân sau, bẻ ngược hai cái tai của nó lên, vì tai nó mềm nên không bị đau, lấy tay cù vào bụng nó. Những lúc như vậy, nó nằm ngửa ra bốn chân chổng lên trời trông rất hay.
Mỗi bữa cơm em đều giành với mẹ việc cho nó ăn, đêm đến nó nằm co tròn ở một góc nhà và ngủ ngon lành. Nó rất thông minh, biết phân biệt người nhà với người lạ, khi có người lạ vào, nó sủa ầm ĩ cho đến khi bố mẹ em quát mới thôi.
Em rất yêu quý con chó nhà em, gia đình em sẽ chăm sóc nó thật cẩn thận để nó mau lớn và cho gia đình em một đàn chó con như lời mẹ nói".
Theo Zing
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.