- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cô thủ thư bại não gõ chữ bằng miệng, lật sách bằng lưỡi khiến ai cũng nể phục
Dẫu mắc phải căn bệnh bại não, chưa một lần được đến trường nghe cô giáo giảng nhưng Hương vẫn có thể gõ chữ, đọc chữ và làm tốt các phép tính cộng trừ nhân chia.
Dẫu mắc phải căn bệnh bại não, chưa một lần được đến trường nghe cô giáo giảng nhưng Hương vẫn có thể gõ chữ, đọc chữ và làm tốt các phép tính cộng trừ nhân chia.
Cô thủ thư lật sách bằng lưỡi, đọc rành mạch dù chưa một ngày được đến trường.
Gõ chữ bằng miệng, lật sách bằng lưỡi
Cô gái Nguyễn Lan Hương (SN 1994, xóm 3, thôn Phong Lôi Tây, xã Đông Hợp, Đông Hưng, Thái Bình) không may mắc phải căn bệnh bại não từ khi mới chào đời khiến Hương không thể cắp sách đến trường như bạn bè cùng trang lứa.
Chân tay co quắp, run rẩy khiến Hương không thể cầm nắm mọi vật quanh mình và phải gắn bó với xe lăn. Mỗi khi nói em lại phải gồng người lên, toát mồ hôi, khi đó các cơ sẽ co quắp lại khiến Hương bị trượt khỏi xe mà ngã, vì thế mà mẹ Hương phải cố định em bằng cách cột hai tay vào xe. Trừ lúc ngồi đọc sách Hương có thể ở một mình thì gần như lúc nào cũng cần có người bên cạnh.
Dẫu vậy, với tinh thần hiếu học, ham đọc sách Hương đã cố gắng rèn luyện để có thể gõ chữ, đọc chữ, lật sách và làm tốt các phép tính cộng trừ nhân chia như ngày hôm nay.
Cô gái đầy nghị lực Nguyễn Lan Hương.
Lật sách bằng tay là điều bình thường với người khác, nhưng Hương phải lật từng trang sách bằng lưỡi. Vì đôi tay co quắp Hương không làm chủ được hành động, em cũng không muốn phiền đến người khác nên mỗi ngày em lại cố gắng hơn một chút. Giờ đây, chỉ cần sử dụng cằm Hương cũng đã lật được sách.
Biết đọc lại muốn biết viết, tương tác với mọi người nên Hương phải học viết bằng miệng. Hương không viết trên giấy mà dùng que để chấm lên điện thoại, từ chiếc điện thoại bàn phím nhỏ đến chiếc điện thoại cảm ứng Hương đều có thể gõ chữ được.
Một nhà hảo tâm khi biết đến trường hợp của Hương đã tặng cho em một chiếc bút cảm ứng để việc gõ chữ của em trở nên nhanh hơn.
Hương ngậm bút gõ chữ trên máy tính bảng để tương tác với mọi người trên mạng xã hội. Ảnh Kim Bảo Ngân
Nói về hành trình nỗ lực của con gái, bà Phạm Thị Nhung (mẹ Hương) cho biết: “Nhà có 3 chị em, Hương là con đầu. Điều kiện gia đình khó khăn, Hương không có cơ hội đến trường nên chỉ tự học ở nhà.
Nó ham học và mê đọc sách lắm. Thấy em trai, em gái ôn bài từ lúc đánh vần những chữ cái đầu tiên thì Hương cũng học theo. Thỉnh thoảng tôi đi chợ về thì Hương lại ngồi tính toán cùng. Cứ vậy, dần dần Hương lại biết nhiều hơn. Thậm chí còn dạy được các em học, bây giờ Hương có thể đọc cả quyển sách dày hàng nghìn trang”.
Muốn lan toả tình yêu sách đến mọi người
Không chỉ nuôi dưỡng tâm hồn bằng sách, Hương còn muốn lan toả, truyền cảm hứng tình yêu sách đến với mọi người bằng tủ sách miễn phí với tên gọi “Không gian đọc niềm tin”.
Không gian đọc của Hương chỉ rộng hơn 20m2 nhưng cứ mỗi thứ 5 và chủ nhật hàng tuần, tấp nập người ở mọi lứa tuổi lại đến mượn sách của cô thủ thư. Tuy chỉ mới hoạt động được 2 năm, nhưng không gian đọc Niềm tin của Hương hiện đã có hơn 3.000 đầu sách các loại như kỹ năng sống, cây trồng, văn hoá, văn học và tiếng Anh được các nhà hảo tâm từ mọi nơi quyên góp.
Không gian đọc Niềm tin của Hương tuy nhỏ nhưng có tới hơn 3.000 đầu sách các loại.
Quy định đặc biệt ở đây là những độc giả tự chọn sách, tự ghi sổ và trả lại đúng chỗ đã lấy sách. Chính sự thoải mái đó nên tất cả mọi người thường xuyên đến với không gian đọc của Hương.
"Đối với em dù không giàu nhưng có tâm hồn, được giúp đỡ mọi người, mình có thêm niềm vui và thoải mái đầu óc hơn, mọi người yêu quý em, em cũng cảm thấy rất hạnh phúc và vui hơn", Hương tâm sự về thư viện nhỏ của mình.
Với tên gọi Niềm Tin, Hương hy vọng không gian đọc của mình sẽ góp phần lan tỏa văn hóa đọc tới mọi người, giúp các em nhỏ thêm yêu những cuốn sách, tập thơ. Niềm Tin cũng là động lực giúp cô gái trẻ có thể tự tin giao tiếp với mọi người, lạc quan hơn trong cuộc sống. “Niềm tin” thay cho lời nhắc nhở chỉ cần có niềm tin mọi chuyện đều có thể thực hiện được.
Theo Minh Trang (Khám phá)
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.