- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cứ đi tối ngày vì công việc, cho đến khi nhận được bức thư của con gái, ông bố mới giật mình nhìn lại
Sau khi nhận được bức thư của con, anh biết, cái điều mình cho là bình thường trước đây thực ra là không bình thường trong mắt con nữa.
Chuyện bố mẹ quá mải mê với công việc và không còn dành thời gian nhiều cho con cái trong xã hội hiện đại ngày nay không phải là hiếm. Nhiều phụ huynh thậm chí còn bao biện rằng đó là do guồng quay cuộc sống kéo đi và cho rằng các con còn quá nhỏ nên sẽ không có cảm nhận gì cả, mà không biết rằng trẻ con vốn nhạy cảm hơn người lớn nghĩ rất nhiều.
Vậy nên mới có rất nhiều câu chuyện giật mình về việc con muốn góp tiền để mua một ngày bận rộn của bố mẹ hay khao khát một giờ bố mẹ có thể bỏ điện thoại, công việc xuống và dành thời gian đó cho riêng con… Bức thư của cô bé An Nhiên, 9 tuổi, sống tại Hà Nội gửi bố mẹ của mình dưới đây, cũng là một trong những dấu chấm than đầy giật mình như thế:
Bức thư tay An Nhiên nắn nót gửi cả bố và mẹ.
"Kính gửi bố mẹ!
Con tên là An Nhiên. Bình thường, con thấy bố rất hay nổi cáu vì công việc cứ chồng chất lên đầu của bố. Bố cứ về nhà được một lúc là lại đi ngay. Chỉ vì công việc mà làm bố già đi ngày tháng. Khi nào về nhà thì lại vùi đầu vào máy tính, điện thoại, hết công việc rồi lại nhậu nhẹt. Con muốn bố giảm bớt công việc đi, dành nhiều thời gian cho gia đình hơn.
Mẹ thì lúc nào cũng thích váy đẹp, mỗi lần đi du lịch xa, mẹ lại chuẩn bị vài chục bộ váy. Mỗi năm Tết đến, mẹ lại bảo đưa mẹ tiền to để mẹ giữ. Vậy mà kết quả lại là: mẹ dùng tiền to để mua váy và đồ trang điểm mất rồi. Nếu là con, con giữ đến bao nhiêu năm cũng được. Con muốn mẹ để dành tiền cho việc có ích hơn.
Cảm ơn bố mẹ nhiều!
Con của bố mẹ,
Trần An Nhiên."Đây là bức thư cô
bé An Nhiên nắn nót viết tay gửi bố Trần Mạnh Chiến sau khi bố đi công
tác về. 5h sáng vừa đặt chân đến nhà, nhận những lời phê bình nghiêm
khắc này, bố Chiến đã không khỏi giật mình.
Ban đầu, anh Chiến có chút “bức xúc” vì không phải là những dòng yêu thương và thông cảm cho những vất vả của bố, mà lại trách móc vì “bố hay nổi cáu, về nhà một lúc lại đi ngay, vùi đầu vào máy tính, điện thoại, hết công việc lại nhậu nhẹt…”. Nhưng rồi ông bố này đã nhận ra, đằng sau lá thư của con phải là yêu thương, quan tâm rất nhiều nên mới có thể viết được lên những lời góp ý chân thành, sâu sắc đến vậy.
Anh Mạnh Chiến chia sẻ thêm: “Tôi biết mình là một ông bố bình thường, ít quan tâm đến con cái, lại phó thác cho nhà trường nhiều hơn. Nhưng tôi vẫn nghĩ như vậy là không sao, không có vấn đề gì cả. Cho đến khi nhận thư của con gái thì “shock”, rồi mới ngẫm kỹ thì hiểu ra là có phần đúng.”
Kể thêm về An Nhiên, ông bố “được” nhắc nhở cho biết: “An là bé sống nội tâm, thích đọc truyện và vẽ nhưng suy nghĩ rất người lớn. Đặc biệt, An rất tiết kiệm vì sợ tiêu nhiều thì bố mẹ phải... làm nhiều không có thời gian chơi với con.”
Hai bố con anh Trần Mạnh Chiến.
Sau khi nhận được lá thư của con, anh Mạnh Chiến đã quyết tâm sẽ thay đổi. Anh biết, cái điều mình cho là bình thường trước đây thực ra là không bình thường trong mắt con nữa. Anh hứa với con gái và tự răn bản thân mình rằng sẽ phải vui vẻ hơn, dành nhiều thời gian cho gia đình hơn (bớt nhậu nhẹt, bớt ngồi quán café, bớt việc…).
Cũng để ghim lại quyết tâm này, anh đã cố gắng vượt qua sự ngần ngại để viết một lá thư tay cho con gái rồi chụp ảnh, post lên facebook như một bằng chứng và được rất nhiều bạn bè, cộng đồng mạng hưởng ứng:
“An Nhiên yêu quý!
Bố rất mừng và xúc động đọc thư con. Những mong đợi của con rất chính đáng. Bố hữa sẽ bớt công việc để dành nhiều thời gian cho con và gia đình hơn, làm việc nhà và chơi với con nhiều hơn. Mỗi buổi sáng, bố sẽ nấu cơm, rửa bát. Trước khi đi ngủ, bố sẽ đọc truyện cho hai chị em. Mỗi tuần sẽ đưa con ra ngoài chơi ít nhất 1 ngày.
Con là một cô gái ngoan, biết nhường nhịn em Bình, tự giác học bài và làm một số việc nhà. Nhưng sẽ tuyệt vời hơn nữa nếu con “nghịch” nhiều hơn, chủ động nói chuyện với mọi người, đặc biệt là tham gia việc nhà với bố mẹ. Buổi tối, sau khi nghe truyện, con hãy giúp em Bình đi ngủ, sáng dậy ăn sáng đúng giờ, chiều về chơi đùa với các bạn thay vì ngồi chơi một mình con nhé!
Bố sẽ đồng hành cùng con!
Bố Trần Mạnh Chiến.”
Bố Mạnh Chiến đã vượt qua rất nhiều sự ngần ngại mới có thể giữ lời hứa viết một bức thư tay và post lên facebook trả lời con gái.
Anh Mạnh Chiến còn tâm sự rằng gần 15 năm anh mới lại cầm bút viết thư riêng như vậy. Và anh vốn lại khá khô khan nữa. Nhưng cuối cùng, vì con gái, anh đã quyết định trải lòng chậm rãi trên những dòng kẻ ô. Tấm lòng của ông bố hai con còn thể hiện rất rõ khi: “Viết xong thấy hơi kỳ, chữ nguệch, định không post. Nhưng đã hứa sẽ public với con, với mọi người rồi nên nhất định phải làm”.
Còn cảm xúc của An Nhiên sau khi nhận thư của bố, anh Mạnh Chiến cho biết: “Nhận thư bố thì con cũng chỉ hơi vui chứ không biểu hiện gì rõ rệt. Chắc tôi còn phải mất thời gian chứng minh hơn đây!”. Và việc trước mắt đầu tiên bố Mạnh Chiến làm để thuyết phục con gái là rửa bát buổi sáng. Anh cũng tự đề ra kỷ luật thép với từng việc mà mình đã liệt kê ra trong bức thư để thực hiện mỗi ngày.
Ông bố hứa sẽ thay đổi, dành nhiều thời gian và luôn đồng hành cùng với con.
Ông bố cũng quyết tâm sẽ đồng hành cùng con nhiều hơn trong mọi việc, xây dựng một sợi dây liên kết chặt chẽ giữa hai bố con chứ không để con phải buồn và thường chơi một mình như trước nữa. Cũng nhân lá thư, anh đã mượn lời gửi gắm mong muốn con gái sẽ biết nhường nhịn em, tự giác học bài, làm một số việc nhà giúp bố mẹ. Đặc biệt, anh mong con gái sẽ “nghịch” nhiều hơn một chút để cuộc sống thú vị hơn.
Trong những ngày mới bắt đầu thay đổi theo lời hứa với con gái, anh Mạnh Chiến cảm thấy rất khó khăn. Nhưng dần dần, anh đã thấy thoải mái hơn khi lắng nghe chia sẻ của con, biết được thêm nhiều màu sắc trong cuộc sống của con và cảm thấy mỗi ngày trôi qua lại ý nghĩa hơn so với trước đây. Anh tin rằng, sự thay đổi đang tiến triển rất tích cực và chắc chắn sẽ có kết quả lớn trong vài tháng tới đây.
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.