Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì hội nghị các trường ngoài công lập. Ảnh: Tạ Thúy |
Trường ít nhất: 30 giảng viên
Theo
đó, trong số 55 trường kê khai thông tin trên hệ thống, 75% số trường
có thành viên của hội đồng quản trị đồng thời là thành viên ban giám
hiệu (BGH). Thành viên BGH của 76% trường có chức danh giáo sư hoặc phó
giáo sư.
Tổng số giảng viên của các trường là trên 20.500 người; trong đó 71% là giảng viên cơ hữu.
Trường có nhiều giảng viên nhất là ĐH Nguyễn Tất Thành với 1.540 người. Trường ĐH Mỹ thuật công nghiệp Á châu có ít giảng viên nhất, với 30 người (20 cơ hữu và 10 thỉnh giảng).
Tỷ lệ giảng viên có chức danh giáo sư
và phó giáo sư chiếm khoảng 5% tổng số giảng viên của hệ thống các
trường ngoài công lập. Đa phần các giảng viên cơ hữu giáo sư hoặc phó
giáo sư là giảng viên đã nghỉ hưu và đã từng giảng dạy ở các trường đại
học khác.
Các trường ĐH NCL có 1.470 cán bộ quản lý và 2.533 nhân viên phục vụ.
Trường nhiều cơ sở nhất: 21
Theo thống kê, trường có nhiều cơ sở nhất là ĐH FPT, với 21 cơ sở.
Trường này cũng có mạng lưới cơ sở rộng khắp tại 5 tỉnh/thành (Hà Nội, Đà Nẵng, Đăk Lăk, TP. HCM và Cần Thơ).
Tổng số cơ sở đào tạo của 55 trường là gần 200.
Trường ĐH Quang Trung cũng là trường đại học có diện tích đất sở hữu lớn nhất trong số 44 trường cung cấp thông tin.
Trường có diện tích thuê lớn nhất là Phan Châu Trinh.
Số trường hiện nay đang hoạt động trên diện tích đất sở hữu là 24 trường, chiếm 54,5% tổng số trường có thông tin.
Số trường đi thuê 100% cơ sở đào tạo là 12 trường chiếm 27,3%.
Các đại biểu thảo luận tại hội nghị. Ảnh: Hutech |
Một vấn đề đáng lưu ý là 5/12 trường hiện đang thuê 100% có sở đào tạo là những trường đã được thành lập trên 20 năm.
Trong khi đó, 16/24 trường sở hữu toàn bộ đất đai là những trường mới được thành lập trong khoảng 10 năm gần đây.
Tính rung bình, mỗi trường có khoảng 100 phòng học, diện tích trung bình khoảng 160m2/phòng.
Tuy nhiên có sự chênh lệch tương đối lớn về số lượng phòng học của các cơ sở đào tạo.
Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học Tp. HCM có nhiều phòng học nhất với 519 phòng dù trường này hoạt động trên khuôn viên đất thuê lại của Thành ủy TP.HCM.
Trường có ít phòng học nhất là Trường ĐH Mỹ thuật công nghiệp Á Châu với 6 phòng.
Trường có nhiều cổ đông nhất: 439
Tỷ lệ góp vốn ở các trường cũng có sự chênh lệch đáng kể.
Trong số 57 trường tiến hành tự kê khai, chỉ có 41 trường kê khai về số lượng cổ đông góp vốn và 45 trường kê khai về tổng số vốn góp.
Điều này cho thấy các số liệu về tài chính luôn có tính nhạy cảm với các trường đại học.
Trường có nhiều cổ đông nhất là các trường ĐH Công nghệ Tp. HCM (439 người), Hoa Sen (88 người) và Công nghệ Sài Gòn (79 người).
Bên cạnh đó,
có trường chỉ có 1 cổ đông duy nhất và là các công ty, tập đoàn kinh tế
như ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu, FPT, Kinh Bắc và Quốc tế Hồng Bàng.
Trường có số vốn góp cao nhất theo kê khai là Trường ĐH Tân Tạo với hơn
3,5 nghìn tỷ đồng. Trường có tổng vốn góp thấp nhất là dân lập Phú Xuân
với con số kê khai trên báo cáo là 30 triệu đồng.
Thu từ học phí chiếm hơn 90% tổng thu
Trong 43 trường cung cấp số liệu thu - chi, 3 trường có tổng thu lớn nhất lần lượt là ĐH FPT, Công nghệ TP.HCM và Nguyễn Tất Thành.
Đứng đầu về tổng thu là Công nghệ TP. HCM, FPT và Nguyễn Tất Thành.
Hội nghị các trường ngoài công lập. Ảnh: Hutech |
Trường nộp NSNN nhiều nhất là ĐH FPT, Công nghệ TP. HCM, Hoa Sen.
Trường Nguyễn Tất Thành đứng đầu về tổng chi và Văn Lang đứng đầu về trích lập quỹ.
Trong năm 2016, tổng nộp NSNN của 43 trường ngoài công lập đạt hơn 111 tỉ đồng. Tỷ lệ tổng lợi nhuận trên tổng chi đạt đến 119%.
Nhìn chung, cơ cấu các khoản thu và chi của các trường tương đối đồng nhất.
Thu từ học phí vẫn là nguồn thu chính của các trường đại học, chiếm trên 90% trong tổng thu của các trường.
Điều này cũng phản ánh một thực tế là hoạt động của các trường chủ yếu dựa vào hoạt động đào tạo. Vấn đề này cũng hàm chứa rủi ro về tài chính trong bối cảnh việc tuyển sinh gặp nhiều khó khăn.
Trường không có sinh viên
Trường có nhiều ngành được cấp phép nhất và cũng là trường có nhiều
ngành tuyển sinh được trong năm 2016 nhất là Trường Công nghệ TP.HCM.
Trường
có ít ngành được cấp phép nhất là Buôn Mê Thuột; chỉ có lĩnh vực khoa
học sức khỏe với 2 ngành Y và Dược. Đây cũng là một trong những trường
được thành lập mới nhất, được cấp phép hoạt động năm 2014.
Quy mô tuyển sinh của các trường cũng khác nhau. Có trường tuyển được
gần đủ các ngành như Trường ĐH Buôn Mê Thuột (2/2 ngành), Trường ĐH Văn
Lang (19/21) nhưng cũng có trường tuyển sinh ít ngành so với danh mục
được phép đào tạo như Trường ĐH Mỹ thuật công nghiệp Á Châu (1/4).
Hiện nay, Trường ĐH Hùng Vương - TP.HCM không có sinh viên và trường ĐH
Hà Hoa Tiên còn rất ít sinh viên đang theo học do đã dừng tuyển sinh. 58
trường còn lại đều có sinh viên đang theo học.
Trường có ít sinh viên nhất hiện nay là Trường ĐH Mỹ Thuật Công nghiệp Á Châu (135 sinh viên), trường có nhiều nhất là Trường ĐH Công nghệ Tp. HCM với 24.932 em.
51 trường chưa thực hiện đề tài cấp Nhà nước
Đặc biệt về nghiên cứu khoa học, 51 trường cho biết, họ chưa từng được
thực hiện đề tài nào ở cấp nhà nước; 2 trường đã từng có đề tài Nghị
định thư là ĐH Duy Tân (2 đề tài) và ĐH Nguyễn Tất Thành; 42 trường có
đề tài cấp tỉnh (đa số đều dưới 10 đề tài).
Một điều đáng lưu ý là có tới 26 trường chưa từng tài trợ hay đầu tư cho thực hiện các đề tài cấp trường – tương đương gần như không có NCKH. Ngoài ra, có tới 34 trường không có bài báo trong nước.
Tiến tới môi trường phát triển bình đẳng
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị các đại biểu, đại diện các trường nhìn thẳng, nói thật các vấn đề của giáo dục đại học trên tinh thần cởi mở để bàn luận, đưa ra các vấn đề có tính thực tiễn, khả thi trong giải pháp thực hiện.
“Chủ trương của Chính phủ và Bộ GD-ĐT là tiến tới một môi trường phát triển tốt, bình đẳng trong toàn hệ thống".
Theo Bộ trưởng Nhạ, cần giải quyết triệt để những “bài toán” đang tồn tại để phát triển hệ thống một cách bền vững, chất lượng đào tạo ngày một được nâng cao.
Theo VietNamNet