- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đào tạo lại 40.000 giáo viên phổ thông thừa về dạy mầm non
Bộ GD-ĐT đang xây dựng chương trình đào tạo lại khoảng 40.000 giáo viên phổ thông dôi dư để điều chuyển về dạy ở cấp mầm non vốn đang thiếu giáo viên.
Các giáo viên phổ thông sẽ được đào tạo lại bằng chương trình thống nhất trong toàn quốc để điều chuyển về dạy ở bậc mầm non. |
Theo Cục Nhà giáo, Bộ GD-ĐT, hiện nay, đang xảy ra tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ giữa các bậc học. Trong khi giáo viên phổ thông thừa khoảng hơn 40 ngàn thì ở bậc mầm non, theo tính toán của các địa phương thì thiếu tới hơn 30 ngàn giáo viên.
Để giải quyết tình trạng này, một số địa phương đã điều chuyển các giáo viên phổ thông xuống dạy ở các trường mầm non. Tuy nhiên, do yêu cầu của giáo viên mầm non khác với giáo viên phổ thông nên trong thực tế đã xảy ra nhiều bất cập.
Cô Nguyễn Thị Vân, từng là giáo viên dạy môn toán tại THCS Bảo Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An vừa qua đã được "dàn xếp" để chuyển về làm giáo viên mầm non cùng với 75 giáo viên khác trên địa bàn.
Mặc dù chế độ không có nhiều thay đổi, thu nhập cũng cao hơn, song cô Vân cho biết, khó khăn nhất đối với những giáo viên diện điều chuyển như cô là thiếu nghiệp vụ sư phạm đối với bậc mầm non.
“Dù chúng tôi có kiến thức nhưng lại chưa có phương pháp sư phạm. Khi dạy cấp hai yêu cầu về mặt kiến thức rất cao, nhưng dạy mầm non thì cần phải có phương pháp sư phạm và năng khiếu. Nếu giáo viên nào không có năng khiếu thì việc dạy mầm non là một “cực hình”- cô Vân nói.
Tại Thanh Hóa, hơn 100 trường hợp giáo viên THCS dôi dư của huyện Thạch Thành đã được điều chuyển xuống dạy tiểu học và mầm non. Tuy nhiên, hơn 40 trường hợp chuyển về mầm non đều được sắp xếp làm công tác hậu cận, nấu cơm, rửa bát.
Trao đổi về thực trạng này trong một hội nghị diễn ra hôm 7/1 vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, hiện nay, một số địa phương sử dụng giáo viên thừa để đắp vào nơi thiếu là một giải pháp tình thế nhưng xét về tiềm ẩn nhiều rủi ro về mặt chất lượng vì bậc học mầm non yêu cầu rất khác với bậc phổ thông.
Cũng theo ông Nhạ, chất lượng giáo viên ở bậc mầm non là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bạo hành ở các lớp học mầm non hiện nay.
Ông Nhạ cho biết, để giải quyết tình trạng này, Bộ GD-ĐT đang giao cho các trường sư phạm xây dựng chương trình cử nhân mầm non và cao đẳng mầm non văn bằng 2 để đào tạo lại số giáo viên phổ thông dôi dư và đưa về dạy ở cấp mầm non vốn đang thiếu giáo viên. Theo ông Nhạ, chương trình này sẽ được thiết kế bài bản, khoa học để nâng cao chất lượng giáo viên và sẽ được sử dụng chung cho cả nước.
Các thầy cô giáo sau khi được đào tạo sẽ có một văn bằng riêng độc lập với bằng đã có. Tuy nhiên, những nội dung kiến thức đã được đào tạo trước đó sẽ được chuyển đổi sang văn bằng mới. Bộ trưởng Nhạ cũng chỉ đạo, để giảm khó khăn cho các thầy cô giáo và địa phương, chương trình sẽ được thiết kế để có thể học từ xa, học online để giảm tải cho các trường sư phạm.
Bên cạnh việc xây dựng chương trình, Bộ GD-ĐT cũng làm việc với các sở giáo dục và các địa phương để thống kê chính xác số lượng giáo viên thừa thiếu ở các cấp học ở từng địa phương. Trên cơ sở này, Bộ sẽ giao nhiệm vụ cho hệ thống các trường sư phạm trong cả nước để phối hợp với địa phương đào tạo lại số lượng giáo viên dôi dư ở bậc phổ thông để về dạy ở mầm non.
Theo kế hoạch, việc xây dựng chương trình sẽ do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội chủ trì và sẽ hoàn thành trong trong tháng 1/2017. Kể từ tháng 2 sẽ bắt đầu triển khai sau khi thống nhất với các trường cũng như có số liệu thống kê chính thức từ các địa phương.
Không phải giáo viên nào cũng có thể dạy mầm non
GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, đơn vị chủ trì xây dựng khung chương trình cử nhân, cao đẳng mầm non văn bằng 2 cho biết, sau khi trao đổi với các trường sư phạm thì thấy đối tượng đào tạo lại khác nhau, do vậy, chương trình sẽ được thiết kế linh hoạt.
"Một sinh viên khoa văn ra thì đã học văn học trẻ em nhưng sinh viên khoa toán thì không. Vì vậy, chúng tôi đã cân nhắc rất kỹ, rà soát từng tí một" - ông Minh cho hay. Ông Minh cho biết, theo chương trình đang được thiết kế thì sẽ bao gồm 54 tín chỉ và học trong 3 học kỳ.
"Thuận lợi là các thầy cô đều đang làm việc trong hệ thống do đó thời gian thực tập có thể làm ngay với các trường nên có thể cân nhắc. Với những trường hợp ngành học gần với hệ sư phạm mầm non cỡ 80% thì thời lượng đào tạo có thể rút ngắn hơn nữa".
Theo ông Minh, các chương trình sẽ được xây dựng thành module và xây dựng trang web để giáo viên tham gia đào tạo có thể tải về học từ xa. Khi nào kiểm tra làm được thì sẽ được thi để cấp bằng.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trong buổi làm việc với các trường ĐH sư phạm về việc xây dựng chương trình để đào tạo lại các giáo viên phổ thông đưa về dạy ở bậc mầm non hôm 7/1. Ảnh: Lê Văn.
Theo kế hoạch, nhóm xây dựng chương trình sẽ hoàn thành khung chương trình trong tháng 1 và bắt tay ngay vào triển khai. Tuy nhiên, ông Minh cũng kiến nghị Cục Nhà giáo cân nhắc xem xét chế độ đối với các giáo viên chuyển đổi vì xếp hạng của giáo viên phổ thông khác với giáo viên mầm non, cơ hội thăng tiến cũng khác.
Trong khi đó, ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo, Bộ GD-ĐT cho rằng, việc thừa thiếu cục bộ không diễn ra như nhau ở tất cả các tỉnh. Có tỉnh thừa nhiều giáo viên phổ thông nhưng không thiếu giáo viên mầm non do đó việc tính toán số liệu phải cân nhắc trên số liệu của nhiều tỉnh.
Bên cạnh đó, ông Minh cho rằng, cũng phải tính toán đến xu hướng của việc thừa thiếu này. Việc thiếu giáo viên mầm non có thể chững lại do các trường CĐ hiện nay vẫn đang đào tạo giáo viên bậc học này.
Cho rằng giáo viên mầm non có những yêu cầu đặc thù, PGS-TS Phạm Hồng Quang, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên nêu quan điểm cần phải tuyển chọn đầu vào để đảm bảo chất lượng cho bậc mầm non.
"Giáo viên mầm non chủ yếu là giáo dưỡng là chính. Vì vậy, cô giáo mà không biết múa, biết hát, không biết tiếp cận với trẻ bằng ngôn ngữ, tình cảm thì chắc chắn không thể làm giáo viên mầm non được" - ông Quang khẳng định.
Từ đó, ông Quang cho rằng, việc chuyển giáo viên từ cấp trên xuống cấp tiểu học thì có thể không nhưng làm giáo viên mầm non thì phải "test" kỹ đầu vào để đo, thậm chí phải phỏng vấn để có thể tuyển được.
Bên cạnh đó, ông Quang cho rằng, chương trình đào tạo lại các giáo viên phổ thông dôi dư phục vụ cho bậc mầm non ngoài phần kiến thức mang tính chất lý thuyết, có thể học online thì phải chú ý tới việc thực hành.
"Các trường phải xuống trực tiếp tại các địa bàn cầm tay chỉ việc thì giáo viên mầm non, tiểu học mới tốt được chứ đánh gia theo kiểu gọi là công nghệ quản lý đào tạo thì chưa ổn lắm" - ông Quang kiến nghị.
Ông Quang cũng cho rằng, việc đào tạo lại giáo viên chỉ mang tính chất tình huống trong một giai đoạn nhất định. Do vậy, cần phải tính đến chương trình dài hạn đối với các trường sư phạm, nhất là việc chuyển đổi sang chương trình đào tạo các giáo viên tích hợp để phù hợp với việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông sắp tới.
70 ngàn cử nhân sư phạm dôi dư ở đâu ra?
Trao đổi tại hội nghị, ông PGS-TS Phạm Hồng Quang, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên đề nghị sớm công bố dữ liệu thật về việc thừa thiếu giáo viên ra sao. Bởi lẽ, khi nghe tới con số thừa 70 ngàn giáo viên nhưng khi truy xuất nguồn gốc thì nó "không ở đâu ra cả", không đảm bảo tính khoa học, minh bạch.
Bên cạnh đó, cũng cần định nghĩa rõ thế nào là thiếu, là thừa. "Nếu theo báo cáo hàng năm thì cứ làm giáo viên mới tích vào còn nếu làm cán bộ tuyên huấn của địa phương, hay một công việc nào khác thì bỏ ra ngoài. Do đó số liệu thừa, thiếu sẽ không chính xác".
Giải thích về vấn đề này, ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo, cho biết, số liệu 70 ngàn cử nhân sư phạm thất nghiệp tới năm 2020 là do Vụ Kế hoạch Tài chính của Bộ lấy số lượng sinh viên sư phạm tốt nghiệp mỗi năm trừ đi số lượng giáo viên về hưu thì mỗi năm dư khoảng 15-17 ngàn.
Do đó, nếu tính tới năm 2020 thì cả nước sẽ dư khoảng 70 ngàn hoặc nhiều thì 90 ngàn giáo viên. "Đây chỉ là cách trừ cơ học và cũng không tính tới việc các thầy cô ra trường có thể làm công việc khác" - ông Minh cho hay.
Theo ông Minh, theo thống kê từ các sở giáo dục địa phương, hiện tại, có khoảng hơn 40 ngàn giáo viên thừa trong định biên, chủ yếu là giáo viên phổ thông trung học.
Theo VietNamNet
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.