- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đau đầu chuyện chọn trường cho con: Công hay tư, cái nào mới vừa lòng cha mẹ?
Trường công thì nhồi nhét kiến thức, trường tư thì “nặng gánh” học phí. Nỗi lo này đến bao giờ mới dứt?
>> Nhà báo Thu Hà: "Cho tới lúc này tôi vẫn ân hận đã cho Xu vào trường mẫu giáo công!"
Để có một cái nhìn chân thực nhất về chuyện chọn trường, chẳng gì hơn là lắng nghe chia sẻ từ chính người trong cuộc - một ông bố ba con đã từng lao đao về vấn đề này.
Chọn trường cho con không còn là chuyện chọn trường gần nhà hoặc gần chỗ bố mẹ đi làm nữa. Chọn trường cho con nhiều khi chỉ là một chỗ đi vệ sinh sạch sẽ chỉ vì "con em đã từng nhịn đi vệ sinh suốt một năm học trường công do nhà vệ sinh quá bẩn nên em cho con học trường này vì cái WC sạch sẽ". Chọn trường cho con nhiều khi lại là sự oai oách của cha mẹ khi có con học trường song ngữ quốc tế. Chọn trường cho con bằng nghe ngóng đủ kiểu để chuyển con từ trường công sang trường tư rồi con học được một năm lại chuyển về trường công vì "nhiều phụ huynh phản ứng chuyện trường chỉ chú trọng ngoại khoá mà xem nhẹ kiến thức sách giáo khoa. Cứ thế này thì con em làm sao thi đại học được". Rồi có khi tài chính của cha mẹ cứ phải kiễng chân bóp miệng bóp bụng, lo cho con chị học trường tư rồi không lẽ thằng em lại để học trường công? Mà kiễng thì không nổi. Bèn cho cả hai về trường công cho nhẹ gánh. Chỉ là ước muốn của cha mẹ mà đứa trẻ thì…
Sáng thứ Bảy rồi, khi tôi chụp được một tấm ảnh hai ngôi trường cùng một thời điểm, một trường công và một là trường tư thục, khi mà trường công thì hàng trăm trẻ đang tập khai giảng còn trường tư thì vắng hoe vì học sinh được nghỉ. Tôi đăng lên Facebook của mình và bất ngờ khi nó nhận được đến cả ngàn like cùng cuộc tranh luận giữa hai phe Công - Tư. Trường công lâu nay vẫn được hiểu là những trường ngân sách bao cấp còn trường tư là trường huy động vốn từ nhà tài trợ, từ học phí hoặc từ các quỹ quốc tế.
Với cách hiểu đó, hầu hết các trường công đều mặc định được hiểu là chi phí rẻ vì như tiểu học được miễn giảm học phí chỉ phải đóng tiền ăn, học phẩm, xây dựng trường… Trong khi trường tư chi phí sẽ cao hơn để đảm bảo nguồn thu cho hoạt động của trường. Tùy từng trường mà có mức đóng khác nhau. Thường là gấp 3 - 5 thậm chí với nhiều trường gấp 10 - 20 lần mức đóng của trường công. Thế nên, việc lựa chọn cho con học trường công hay trường tư còn tùy vào kinh tế của cha mẹ. Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ khi mà nhiều trường công danh tiếng, để con cái vào được trường đó nhiều khi mất cả mấy tỷ đồng vì cha mẹ có điều kiện mua nhà khu đó để có hộ khẩu đúng tuyến cho con học.
Nhiều câu chuyện bên lề chưa được kiểm chứng nhưng nói ra ai cũng tin và công nhận là có sự tồn tại của việc phải lót tay mới có suất vào những trường công danh tiếng. Theo "thời giá" tôi được cập nhật ở chính status trên Facebook của mình thì khoảng 2.000 đến 4.000 USD/ suất. Đến đây, tôi chợt nảy ra thắc mắc: "Ngoài một số trường công danh tiếng lẫy lừng thì tại sao hầu hết các bậc cha mẹ, nếu có điều kiện, đều muốn cho con vào học trường tư?".
Điều khác nhau giữa trường công và trường tư nằm ở nguồn tài chính khi mà trường công phải trông chờ ngân sách rót xuống. Việc trường đạt chuẩn quốc gia sẽ giúp ngân sách được cấp nhiều hơn. Trường càng danh tiếng thì càng được đầu tư mạnh. Còn danh tiếng, tất nhiên nằm ở số lượng học sinh đạt tỉ lệ xuất sắc qua mỗi kỳ thi. Thế nên, các trường công nỗ lực "nhồi nhét" học sinh mình hết sức để đạt nhiều thành tích cao, nâng uy tín của trường lên cũng là điều dễ hiểu. Cuộc chạy đua này thật sự khiến nhiều cha mẹ hãi sợ khi con cái của họ "bất đắc dĩ" trở thành "công cụ" cho cuộc chiến của thầy cô và danh tiếng của trường. Nhiều phụ huynh thậm chí còn hoảng hồn hơn khi nhìn thấy cơ sở vật chất nghèo nàn của trường. Nhiều trường công, vì cơ sở vật chất kém mà học sinh phải khổ sở đi học nhờ, ngủ trưa nhờ, ăn nhờ ở đủ mọi cơ sở quanh trường hoặc nhà trường thuê được.
Trường tư cũng chạy đua thành tích để "nâng thứ hạng" cho trường, nhưng nhờ nguồn tài chính dồi dào từ các phụ huynh, chủ đầu tư mà cơ sở vật chất cũng tốt hơn, thành tích dù không vượt trội hơn trường công danh tiếng nhưng cũng đủ thỏa lòng các phụ huynh. Việc tự chủ về tài chính khiến nhiều trường tư đầu tư mạnh mẽ cho đáng đồng tiền bát gạo mà các phụ huynh đã chi trả cho họ bằng những giáo trình thiết thực, mở rộng ra không chỉ học kiến thức mà tăng cường nhiều hơn nữa về kỹ năng sống. Tất nhiên, một đứa trẻ học trường tư sẽ không thể đủ thời gian để làm đến 10 lần một đề toán khi mà nó còn cần thời gian để hoạt động ngoại khóa nữa. Cho nên, thật khó để xóa bỏ định kiến, khi thi cử, nhiều đứa trẻ trường công sẽ thi tốt và đạt điểm cao hơn những đứa trẻ học trường tư.
Nhưng, cũng từ việc này, nhiều phụ huynh muốn nhiều hơn nữa, đó chính là "điểm số của con". Tôi đã từng chứng kiến trong một hội nhóm phụ huynh trên Facebook, khi mà các phụ huynh có con học trường tư đã gay gắt với trường về việc nhà trường giao quá ít bài vở cho con họ. Thậm chí một phụ huynh có con học lớp 1 còn đăng đàn tuyên bố rằng nếu tình hình không thay đổi vào năm tới, họ sẽ chuyển con họ sang trường công "học hành cho tử tế". Tâm lý điểm số vẫn nặng nề trong nhiều bậc phụ huynh. Và đôi lúc, trong những cuộc tranh luận, không thiếu sự dè bỉu của nhiều bậc phụ huynh dành cho các bậc phụ huynh có con học trường tư, trường song ngữ quốc tế là "vô bổ - khoe của". Cuộc chiến "Công - Tư" chưa bao giờ ngưng tiếng súng là vậy!
Tôi đã chứng kiến nhiều đứa trẻ học trường quốc tế suốt vài năm nhưng rồi do điều kiện, hoàn cảnh mà phải chuyển về trường công khiến đứa trẻ bị "hoảng loạn", khó thích ứng kịp thời với môi trường mới. Tôi cũng từng chứng kiến nhiều đứa trẻ chỉ vì ước muốn của cha mẹ mà 6h sáng đã phải đứng đường đợi xe buýt, ngồi ròng rã gần 2 tiếng trên xe để tới được trường rồi chiều về cũng lại từng đó thời gian, thậm chí có nhiều lúc tắc đường lâu hơn. Cậu bé hỏi: Tại sao con phải đi học xa thế? Thì bố mẹ đáp: Vì trường đó tốt cho tương lai của con!
Tôi cũng là một phụ huynh có đến ba đứa con đang độ tuổi đến trường. Hai đứa lớn trước đây cũng học trường công suốt từ lớp 1 đến hết lớp 3. Khi tôi quyết định chuyển hai đứa lớn từ trường công sang trường tư chẳng phải vì việc học đâu tốt hay nhàn hơn, mà chỉ đơn giản bởi gia đình tôi chuyển nhà. Thay vì mỗi ngày con phải đi học cách nhà tới 5km, tôi chuyển con về trường chỉ cách nhà đúng 100m đường đi bộ và 30m nếu tính đường chim bay, thật chẳng khác nào trường ngay trước cửa nhà. Tôi muốn được thấy chúng giống tôi hồi bé, được hàng ngày trải nghiệm việc tung tăng đi bộ tới trường. Ừ, thì đó cũng là lý do, thêm một lý do nữa cho việc cha mẹ chọn trường cho con vậy.
>> Phát ngôn "gây bão" của mẹ 8x: "Lười dạy con mới phó mặc con mình cho trường quốc tế"
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.