Đỗ Nhật Nam viết “tâm thư” gửi cha mẹ nhân ngày Nhà giáo VN

Cậu bé "thần đồng" ngày nào giờ đang theo đuổi con đường học vấn tại Mỹ. Nam gửi những lời chúc tới người mẹ làm giáo và bày tỏ mong muốn trở thành một thầy giáo "chính hiệu".

Cậu bé "thần đồng" ngày nào giờ đang theo đuổi con đường học vấn tại Mỹ. Nam gửi những lời chúc tới người mẹ làm giáo và bày tỏ mong muốn trở thành một thầy giáo "chính hiệu".

Đỗ Nhật Nam
Đỗ Nhật Nam

Đỗ Nhật Nam (sinh năm 2001) là con trai của PGS.TS Đỗ Xuân Thảo (ĐH Sư phạm Hà Nội) và chị Phan Hồ Điệp (ĐH Sư phạm Hà Nội). Năm 7 tuổi, Đỗ Nhật Nam được công nhận là dịch giả nhỏ tuổi nhất Việt Nam. Năm 11 tuổi, cậu bé lập kỷ lục "người viết tự truyện nhỏ nhất Việt Nam". 13 tuổi, Nhật Nam được mệnh danh là "thần đồng" tiếng Anh, dịch giả nhỏ tuổi nhất... và được rất nhiều người biết tới.

Bên cạnh đó, tên tuổi của cậu bé Nhật Nam còn gắn với những câu chuyện gây tranh cãi về phong thái "cụ non" của cậu bé, hay vì những phát ngôn gây sốc như "truyện tranh là con sâu đục khoét tâm hồn"...

Nhật Nam đã sang Mỹ học tập từ tháng 9/2014 tại trường St. Paul The Apostle, bang Texas (Mỹ). Từ nơi đang du học, Nhật đã gửi một “tâm thư” tới mẹ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 bởi vì mẹ của Nhật Nam là một giáo viên.

Nhật Nam khẳng định rằng cậu suốt đời là học trò của mẹ. Và người học trò đầu tiên của Nhật Nam cũng chính là mẹ, khi cậu muốn trở thành thầy giáo.

Mẹ của Đỗ Nhật Nam - chị Phan Hồ Điệp là một giảng viên đại học
Mẹ của Đỗ Nhật Nam - chị Phan Hồ Điệp là một giảng viên đại học

Bức “tâm thư” của Nhật Nam được cậu bé đăng tải trên Facebook cá nhân có nội dung như sau:

“Năm em lên 6 tuổi, lần đầu tiên em được làm... thầy giáo.

Mẹ lúc nào cũng muốn được em dạy tiếng Anh. Mà mẹ học thì chán lắm, vừa học vừa nhắn tin, nghe điện thoại. Em bảo mẹ nói tiếng Anh thì mẹ xin: Cho mẹ nói tiếng Việt một lúc nhé! Rõ là chán mẹ.

Cho nên, em thấy làm “thầy giáo” thật là mệt.

Nhưng mà em thấy làm “thầy giáo” cũng thật là... oai.

Em thích cái cảm giác vừa cắp cặp vào trong lớp, thế là tất cả lớp (thực ra có mỗi mình mẹ thôi) ngước nhìn đầy... ngưỡng mộ. Và khi “thầy giáo” cất tiếng, học sinh gật gù ra chiều tâm đắc.

Và còn thích nữa khi mỗi dịp 20/11, em cũng được quà, như một thầy giáo chính hiệu. He he.

Và mẹ ơi, em cũng nhận ra những bài học giản dị từ công việc ấy.

Em biết, em sẽ chỉ nói hay về những điều mình đã hiểu sâu sắc.

Em biết, em sẽ chỉ làm tốt nếu mình đã chuẩn bị kĩ càng.

Em biết, em sẽ nhận được tình cảm nếu em có kĩ năng lắng nghe.

Em biết, em sẽ “có quà” nếu em chuyên tâm, bỏ công sức.

Hơn tất cả, em cũng biết, mẹ đã lặng lẽ tìm những cách tốt nhất để giúp em tự tin thể hiện mình.

Vì mẹ là một nhà giáo.

Biết ơn mẹ vì nghề của mẹ. Biết ơn mẹ vì mẹ là mẹ của em!

Ngày 20.11, từ nơi xa xôi, em gửi về mẹ tất cả tình yêu thương. Mẹ thật vui và thật xinh mẹ nhé!

Em là “thầy giáo” theo niên khóa và là học trò suốt đời của mẹ, mẹ à!”.

Theo Dân Trí


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.