Đỗ vào Học viện Tòa án, nữ sinh xứ Nghệ có nguy cơ không được đến giảng đường vì quá nghèo

Rót nước mời khách, trên gương mặt xinh xắn của cô nữ sinh mới 18 tuổi vẫn phảng phất vẻ đượm buồn.

Mặc dù đạt kết quả thi khá cao 22,95 điểm tổ hợp môn khối A, nhưng vì gia đình quá khó khăn, không có tiền đóng học phí nên ước mơ được đến giảng đường của em Nguyễn Thị Thúy Nga (SN 1999, trú xóm 2, xã Khánh Sơn 2, huyện Nam Đàn, Nghệ An) trở nên quá xa vời.

Nghe tiếng có khách, em Nguyễn Thị Thúy Nga chạy ra đón, rồi ngượng nghịu mời vào ngôi nhà cấp 4 cũ kỹ của mình. Rót nước mời khách, trên gương mặt xinh xắn của cô nữ sinh mới 18 tuổi vẫn phảng phất vẻ đượm buồn.

Nga kể, em là người còn thứ hai trong gia đình có ba anh chị em. Người chị gái Nguyễn Thị Ngân (SN 1996) hiện nay đang là sinh viên năm cuối ĐH Kiểm sát Hà Nội, còn người em trai Nguyễn Văn Minh (SN 2004) hiện đang học lớp 8.

Đỗ vào Học viện Tòa án, nữ sinh xứ Nghệ có nguy cơ không được đến giảng đường vì quá nghèo - Ảnh 1.

Ngôi nhà cấp 4 đã xuống cấp của gia đình Nga

Ngoài ra, gia đình em còn có ông bà nội hiện nay đều đã 90 tuổi. Kinh tế thuần nông, vì vậy dựa vào 8 sào ruộng chỉ đủ ăn chứ không đủ chi tiêu nên bố mẹ em phải làm thêm nhiều việc.

Đến năm 2010, một tai họa bất ngờ đổ xuống gia đình đã khiến cho anh Nguyễn Văn Lĩnh (SN 1972, bố Nga) mãi mãi chỉ có thể nằm một chỗ. Nga còn nhớ, một thời gian dài sau đó chỉ có ba chị em ở với ông bà, còn mẹ đưa bố đi bệnh viện này đến bệnh viện kia, chỗ nào nghe nói chữa được thì đều tới với hi vọng bố có thể đi lại được.

Đỗ vào Học viện Tòa án, nữ sinh xứ Nghệ có nguy cơ không được đến giảng đường vì quá nghèo - Ảnh 2.

Trong kỳ thi THPT quốc gia 2017, em Nguyễn Thị Thúy Nga đã xuất sắc đạt được 22,95 điểm.

"Bố em bị bò húc dẫn đến bại liệt, suốt 7 năm ròng chỉ nằm trên giường, mọi công việc đều dồn vào đôi vai gầy của mẹ. Ba chị em còn nhỏ tuổi nên chẳng giúp gì, đành tự bảo ban nhau cố gắng học hành và làm các công việc nhà khi rảnh rỗi", Nga kể.

Chính vì gia cảnh như vậy nên Nga quyết định không tham dự kỳ thi THPT quốc gia, bởi Nga biết nếu đậu vào đại học thì em cũng khó có thể đi học được. "Một mình chị gái học đã khiến mẹ quá vất vả rồi, giờ em mà đi học nữa thì lấy tiền đâu ra. Em không muốn mẹ khổ…", Nga cúi đầu cho biết.

Đỗ vào Học viện Tòa án, nữ sinh xứ Nghệ có nguy cơ không được đến giảng đường vì quá nghèo - Ảnh 3.

Góc học tập của chị em Nguyễn Thị Thúy Nga dày đặc những tấm giấy khen, giấy chứng nhận học bổng.

"Trước lúc thi, Nga nói với tôi hay là bỏ học để đi làm, kiếm tiền giúp gia đình. Nhưng tôi nhất định không chịu, dù chúng tôi có nghèo khổ hơn nữa cũng sẽ không bao giờ cho con nghỉ học", chị Nguyễn Thị Hồng (mẹ Nga) nói. Chị Nga đã dành thời gian khuyên nhủ con, nếu bây giờ đi làm chỉ kiếm tiền trước mắt, sau nãy vẫn khổ như bố mẹ, vì vậy chỉ có con đường học tập mới hoàn toàn thoát nghèo.

Ngoài ra, chị Hồng còn liên hệ với giáo viên chủ nhiệm của Nga nhờ phân tích cho con hiểu. Biết tin, ngay trước hôm thi, thầy giáo Từ Đức Toàn (Trường THPT Nam Đàn 2) đã đến tận nhà nói chuyện với cô học trò nhỏ và đến hôm thi thầy Toàn còn đích thân đưa Nga tới trường.

Đỗ vào Học viện Tòa án, nữ sinh xứ Nghệ có nguy cơ không được đến giảng đường vì quá nghèo - Ảnh 4.

Bố của Nga nằm liệt giường 7 năm nay, một mình mẹ chạy ngược xuôi lo bữa ăn cho cả gia đình.

Nhờ có sự động viên của mẹ và thầy, Nguyễn Thị Thúy Nga đã xuất sắc đạt 22,95 điểm tổ hợp môn khối A. Cùng với điểm ưu tiên khu vực, Nga đủ điểm trúng tuyển Học viện Tòa án.

Thầy Từ Đức Toàn cho hay: "Em Nga là học trò có học lực khá và rất nỗ lực trong quá trình học, 3 năm THPT em là học sinh giỏi toàn diện. Kết quả trong kỳ thi THPT Quốc gia cũng đã minh chứng cho điều đó. Vì vậy, nếu em không được đi học Đại học thì thật quá đáng tiếc. Hi vọng các nhà hảo tâm giúp đỡ, để em Nga có thể đến trường thực hiện ước mơ của mình".

Mọi đóng góp của các nhà hảo tâm để giúp nữ sinh xứ Nghệ được đến giảng đường xin gửi về gia đình em Nguyễn Thị Thúy Nga. Số điện thoại: 0165 702 89 39.

đỗ đại học

trúng tuyển

nữ sinh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.